19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn răng bằng chì Amalgam có độc không? Giá bao nhiêu tiền?
Amalgam hay còn gọi là hỗn hống, là sự kết hợp của thủy ngân và một vài kim loại khác như đồng, kẽm, chì,.. Amalgam có thể tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc bột tùy thuộc vào hàm lượng thủy ngân chứa bên trong
Theo ghi chép thì vật liệu này sử dụng lần đầu tiên ở thời nhà Đường ở Trung Quốc (năm 659), còn tại Châu Âu thì ghi nhận trường hợp đầu tiên sử dụng vào năm 1528.
Cho tới những năm 1800 thì vật liệu trám răng Amalgam trở nên thông dụng và đã có mặt tại hầu hết các phòng khám nha khoa
Tuy nhiên cho tới năm 2018 thì EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng chất liệu này cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai.
Rất nhiều người lựa chọn trám răng bằng Amalgam vì những ưu điểm sau:
Amalgam trong nha khoa thường ở dạng lỏng hoặc dẻo, do đó sẽ hỗ trợ nha sĩ tạo hình mô răng rất dễ dàng và nhanh chóng
Amalgam có khả năng chịu lực rất tốt, gần tương đương với răng sứ. Tuổi thọ trung bình của vật liệu này dao động từ 10 – 15 năm.
Mức chi phí trám răng amalgam khá thấp nên được nhiều người lựa chọn để khắc phục răng sâu, viêm tủy, sứt mẻ,…
Do hàm lượng thủy ngân chứa trong Amalgam khá cao nên đang có 2 luồng ý kiến trái chiều về việc Hàn răng Amalgam có độc hay không?
Ý kiến cho rằng Amalgam có độc
Trong môi trường răng miệng, thủy ngân bên trong sẽ bị thoát hoặc bay hơi ra ngoài, gây tác hại khôn lường cho sức khỏe.
Ccó nhiều tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học về phản ứng dị biệt của Amalgam với sức khỏe con người.
Ngoài ra, công tác xử lý thủy ngân trong Amalgam cũng không được xiết chặt. Do vậy, đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho bầu khí quyển, môi trường đất và nước.
Biện luận chứng minh Amalgam không có độc
Mặc dù đồng tình với việc thủy ngân trong Amalgam là độc hại, tuy nhiên trong phục hình nha khoa, khối lượng thủy ngân được sử dụng là rất thấp.
Cũng như khối lượng thủy ngân khi ăn nhai được giải phóng cũng rất ít nên không thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều viện nghiên cứu, nhà khoa học chỉ ra được các báo cáo về sự độc hại của Amalgam là chưa đủ bằng chứng.
Cuối cùng họ kết luận rằng, không nên loại bỏ Amalgam ra khỏi danh mục chất liệu hàn trám.
Tuy nhiên sẽ cần hạn chế đối tượng sử dụng, trẻ em <6 tuổi và phụ nữ mang thai không được khuyến khích.
Chính vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn thì Ủy ban Châu Âu đã đưa ra khuyến cáo mỗi quốc gia nên tự chủ trong vấn đề này.
Tốt nhất là nên thay thế dần bằng các vật liệu khác đảm bảo sự an toàn cao hơn.
Với những phân tích phía trên, ngoài vấn đề an toàn thì trám răng bằng chì cũng không thực sự là phương án tối ưu, cụ thể như sau:
Vật liệu Amalgam có màu bạc nên khi trám vào răng sẽ làm mất sự đồng đều về màu sắc.
Ngoài ra sau một thời gian sử dụng, vật liệu này sẽ nhiễm màu và trở nên ố xỉn hơn, lúc đó tính thẩm mỹ lại càng bị suy giảm
Mặc dù trám răng với Amalgam có chi phí khá rẻ nhưng so với Composite cũng không quá chênh lệch. Vì vậy khi xét kỹ về lợi ích và chi phí thì sự chênh lệch này là không đáng.
Tại Nha Khoa Paris, để đáp ứng các công ước quốc tế về việc sử dụng thủy ngân (Minamata) và đảm bảo sự an toàn cao nhất cho khách hàng, chúng tôi cam kết KHÔNG sử dụng Amalgam
Rất hiếm nha khoa tại Việt Nam sử dụng Amalgam để trám răng. Nhưng nhìn chung, giá hàn trám răng bằng Amalgam chỉ khoảng 200 – 300.000 đồng/1 răng (chỉ bằng 1/2 – 1/3 giá trám răng bằng Composite).
Mặc dù chi phí rẻ nhưng xét về tính thẩm mỹ và an toàn thì các chuyên gia khuyên bạn nên trám răng bằng Composite vẫn hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×