Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không, cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng nhiễm trùng có kèm theo ổ mủ. Bệnh sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, khiến cho sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều cha mẹ còn thắc mắc trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không. Vấn đề trên sẽ được Nha Khoa Paris giải đáp chi tiết ở trong bài viết sau và tư vấn phương án điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Trẻ bị áp xe nướu răng do đâu

Bệnh lý áp xe nướu răng ở trẻ (1) thường xảy ra do những nguyên nhân sau: biến chứng của bệnh sâu răng, nha chu, răng bị chấn thương, bất thường về hình thái răng và hệ miễn dịch suy yếu.

– Biến chứng của bệnh sâu răng, nha chu: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng áp xe nướu răng ở trẻ nhỏ. Nếu các bệnh lý về răng, nướu không được chữa trị sớm thì sẽ khiến cho vi khuẩn gây bệnh tích tụ càng ngày càng nhiều. Điều đó gây viêm nhiễm nghiêm trọng và hình thành nên ổ áp xe.

– Răng bị chấn thương: Răng của trẻ nhỏ hoàn toàn có thể bị nứt, vỡ nếu như phải chịu lực tác động mạnh. Hậu quả là vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong tủy răng và gây ra ổ nhiễm trùng.

– Bất thường về hình thái răng: Hiện tượng có rãnh ở cổ răng, nứt dọc thân răng… cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong các mô liên kết ở túi quanh răng. Nếu như không được xử lý kịp thời, các ổ áp xe sẽ nhanh chóng hình thành.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Đối với những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu, khả năng bị áp xe nướu răng cũng cao hơn. Bởi khi đó, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng phát triển và tấn công vào cấu trúc răng, nướu.

Trẻ có thể bị áp xe răng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ có thể bị áp xe răng do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Triệu chứng áp xe nướu răng ở trẻ

Bệnh áp xe nướu răng ở trẻ nhỏ (2) có những dấu hiệu điển hình sau:

– Đau nhức dữ dội ở răng và các mô nướu, thậm chí cơn đau còn có lan đến cả mặt và cổ.

– Nướu sưng tấy.

– Trẻ bị đau, buốt răng trong quá trình ăn uống.

– Sốt, nhức đầu.

– Mùi hôi khó chịu xuất hiện ở khoang miệng.

– Trẻ hay bị mệt mỏi, lười ăn, quấy khóc.

– Mủ ở ổ áp xe đặc và có mùi hôi nếu mủ chảy ra ngoài.

Dấu hiệu áp xe nướu răng

Dấu hiệu áp xe nướu răng

3. Trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm hay không

Trẻ bị bệnh áp xe nướu răng (3) nếu như không được xử lý sớm sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng như mất răng, nang răng, nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc, viêm tấy, hoại tử sàn miệng, áp xe não và áp xe ngoài mặt.

3.1. Mất răng

Áp xe nướu răng nếu không được chữa trị thì càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ổ viêm sẽ lan rộng sang các mô lân cận và phá vỡ cấu trúc của các mô mềm ở xung quanh răng. Khi đó răng sẽ bị lung lay, không còn đứng vững trong xương ổ răng. Với trường hợp nặng, trẻ còn phải nhổ bỏ răng để bảo vệ sức khỏe của những răng khác. trên cung hàm.

3.2. Nang răng

Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ chủ quan, không điều trị bệnh áp xe nướu răng ở trẻ từ sớm. Khi đó, chân răng của trẻ có thể hình thành một khoang chứa đầy dịch mủ và bị viêm nhiễm. Quá trình viêm ở chân răng sẽ kích thích phá hủy tế bào biểu mô Malassez tại dây chằng quanh răng, dẫn đến sự phát triển của nang. Các nang răng có thể chèn ép lên xương hàm và giải phóng ra các độc tố gây tiêu xương.

3.3. Nhiễm trùng xoang hàm

Biến chứng nhiễm trùng xoang hàm thường xảy ra khi trẻ bị áp xe nướu răng ở nhóm răng hàm trên. Khi đó, vi khuẩn từ ổ áp xe có thể nhanh chóng lan đến xoang hàm và gây nhiễm trùng. Biến chứng trên khiến cho trẻ gặp phải những triệu chứng điển hình như đau nhức đầu, đau mặt, đau hốc mắt, thái dương…

3.4. Viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh áp xe nướu răng ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do vi khuẩn ở áp xe đi qua các mạch máu nhỏ và dần xâm nhập vào mạch máu lớn dẫn tới tim. Thậm chí, trẻ còn có thể bị nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được chữa trị kịp thời.

Trẻ bị áp xe nướu răng có gây nguy hiểm hay không

Biến chứng viêm nội tâm mạc

3.5. Viêm tấy, hoại tử ở sàn miệng

Viêm tấy và hoại tử ở sàn miệng xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm ở nướu răng đã lan rộng xuống 2 bên vùng dưới lưỡi, dưới cằm và cả dưới hàm. Trong trường hợp kéo dài mà không được điều trị tích cực, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển, làm tắc nghẽn đường hô hấp, khiến cho trẻ bị ngạt thở và dẫn đến tử vong.

3.6. Áp xe não

Áp xe não cũng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm do bệnh áp xe nướu răng gây ra. Thông qua các mạch máu, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào não và khiến cho trẻ bị hôn mê sâu. Nếu được điều trị sớm và đúng cách, những tổn thương ở não sẽ dần được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, những tổn thương nghiêm trọng cũng có thể đi theo trẻ vĩnh viễn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

4. Biện pháp điều trị áp xe nướu răng ở trẻ

Bệnh áp xe nướu răng ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng các biện pháp sau:

– Sử dụng thuốc kháng sinh: Bác sĩ kê các loại thuốc kháng sinh như Metronidazol, Spiramycin, Clindamycin… Mục đích là để tiêu diệt vi khuẩn gây hại và ngăn chặn sự phá hủy của các cấu trúc nha chu quanh răng. Tuy nhiên, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Làm sạch ổ áp xe: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành loại bỏ ổ viêm bằng việc làm sạch túi nha chu, chích rạch, dẫn lưu ổ mủ và rửa sạch ổ nhiễm trùng. Điều đó sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây viêm.

Nhổ răng: Nếu như áp xe răng đã quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để ngăn chặn ổ viêm tiếp tục lây lan sang những bộ phận xung quanh.

5. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa áp xe nướu răng ở trẻ

Để ngăn chặn bệnh lý áp xe nướu răng ở trẻ nhỏ (4), cha mẹ nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để làm sạch răng, nướu, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển ở trong khoang miệng.

– Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… bởi chất đường sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ và phát triển trong miệng.

– Hướng dẫn trẻ cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ mảng bám và cặn thức ăn còn sót lại ở trong kẽ răng.

– Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm mềm nhưng có tính dính cao như bánh, kẹo dẻo…

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ, ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất như hoa quả, thịt, rau xanh, cá, trứng…để nâng cao hệ miễn dịch.

– Điều trị sớm các bệnh lý sâu răng, viêm nha chu… ở trẻ, tránh tình trạng bệnh lý tiến triển nặng, lây lan sang những mô liền kề.

– Không nên cho trẻ ăn thực phẩm quá cứng.

– Cho trẻ uống nhiều nước để duy trì độ ẩm của khoang miệng.

– Đưa trẻ tới cơ sở nha khoa uy tín để khám răng miệng định kỳ.

Trẻ cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường

Trẻ cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường

Như vậy với vấn đề “trẻ bị áp xe nướu răng có nguy hiểm không” thì câu trả lời chắc chắn là có. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng ở trẻ như đau nhức, sưng nướu có mủ… cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới địa chỉ nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ áp xe nướu và có phương pháp chữa trị phù hợp.

NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Áp xe răng
Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là gì? có nguy hiểm không? Những biến chứng

Áp xe răng là biến chứng thường gặp của tình trạng nhiễm trùng chóp răng và quanh nướu. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Áp xe răng có tự khỏi không | Phương pháp điều trị hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ