Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ chậm mọc răng do đâu, cần bổ sung vitamin gì

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu ngoài 12 tháng mà chưa mọc răng sữa thì bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu để tình trạng này lâu sẽ dẫn tới các biến chứng không tốt như viêm thân răng, sâu răng, răng mọc lệch,…

1. Quá trình mọc răng của trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh khi chào đời sẽ chưa mọc răng, đến tháng thứ 6, trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Sau 12 tháng sẽ có khoảng 6 răng và đến 24 tháng sẽ mọc đầy đủ hàm răng sữa với 20 răng, gồm 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới. Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau nhưng thời gian chênh lệch thường không quá một năm.

– Từ 7 – 12 tháng tuổi: mọc chiếc răng cửa đầu tiên.

– Từ 9 – 13 tháng tuổi: mọc thêm 2 chiếc răng cửa số 2.

– Từ 10 – 16 tháng tuổi: bé tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm dưới.

– Giai đoạn 13 – 19 tháng tuổi: bé mọc chiếc răng hàm đầu tiên.

– Trong 16 – 22 tháng tuổi: mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm trên.

– Giai đoạn 17 – 23 tháng tuổi: mọc thêm 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới.

– Từ 23 – 31 tháng tuổi: mọc thêm 2 chiếc răng hàm tiếp theo.

– Từ 25 – 33 tháng tuổi: bé mọc 2 chiếc răng ở hàm trên cuối cùng.

trẻ chậm mọc răng

Quá trình mọc răng của trẻ nhỏ

2. Trẻ mọc răng chậm là tình trạng như thế nào?

Trẻ ngoài 12 tháng mà vẫn chưa nhú chiếc răng sữa nào thì bị chậm mọc răng. Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và đến khoảng 2 tuổi rưỡi bé sẽ có đầy đủ 20 răng sữa.

Với những trẻ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường thì đó là do tình trạng sinh lý của trẻ. Nếu trẻ em chậm mọc răng kèm theo còi cọc, khó ngủ, thiếu chiều cao cân nặng, đổ mồ hôi trộm ban đêm,… thì có thể trẻ bị chậm mọc răng do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.

Để xác định rõ tình trạng của trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để các bác sĩ khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm

Trẻ mọc răng chậm hơn so với bạn bè khiến bố mẹ lo lắng khi không biết con đang mình gặp phải vấn đề gì? Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến được cho là khiến trẻ mọc răng chậm:

3.1. Nguyên nhân khách quan

– Do di truyền:

Một trong những nguyên nhân chính bé mọc răng chậm là do di truyền. Hãy kiểm tra tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp đã vấn đề này không. Nếu có, thì bạn cần phải chờ đợi cho đến khi trẻ mọc răng.

– Thời điểm sinh bé:

Những bé bị sinh non, sinh thiếu cân, thiếu tháng thường mọc răng chậm so với những bé sinh đủ ngày, đủ cân nặng.

– Nhiễm khuẩn khoang miệng:

​Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng, viêm lợi có thể dẫn tới tình trạng mọc răng chậm. Nấm ngứa và vi khuẩn trong khoang miệng phát triển làm cho lợi, nướu bị tổn thương, răng trẻ sẽ không mọc lên được.

Trẻ mọc răng chậm do nhiễm khuẩn khoang miệng thì sẽ có mùi hôi miệng, trẻ bị đau nhức, hay quấy khóc.

Nguyên nhân trẻ mọc răng chậm

Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

3.2. Nguyên nhân chủ quan

– Suy tuyến giáp:

Suy tuyến giáp có thể làm mọc răng chậm ở trẻ nhỏ. Với trường hợp này, trẻ cần được thăm khám y tế. Trẻ bị bệnh sẽ chậm đi, chậm nói, chậm phát triển tâm thần vận động dẫn đến đần độn.

– Nguyên nhân bẩm sinh:

Trẻ mọc răng chậm có thể do bẩm sinh và không hẳn là do trẻ thiếu chất. Những bé bị sinh non thường có tỷ lệ răng mọc chậm hơn những bé sinh đủ ngày tháng bình thường.

– Thiếu vitamin D:

Khi thiếu vitamin D, cơ thể trẻ không thể sử dụng Canxi để hình thành cấu trúc xương và răng. Vì thế, thiếu vitamin D cũng là lý do khiến trẻ mọc răng chậm. Nguồn vitamin D chủ yếu là ánh nắng mặt trời, hãy bổ sung kịp thời.

– Thiếu Canxi:

Khi trẻ thiếu canxi sẽ làm cho các mầm răng phát triển kém nên không thể nhú lên được. Sữa chính là nguồn Canxi tốt nhất cho trẻ. Trong 6 tháng đầu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, do vậy nếu người mẹ ăn uống không đủ chất sẽ dẫn đến thiếu Canxi cung cấp cho trẻ.

– Thiếu MK7:

​MK7 là loại vitamin K2 có nhiệm vụ chính là đưa Canxi trong máu vào xương và răng giúp trẻ mọc răng đều và khỏe mạnh. Với nhiều bé cho dù đã bổ sung đủ lượng canxi và Vitamin D nhưng thiếu đi MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30%.

– Hấp thụ nhiều Photpho:

Lượng Photpho quá nhiều sẽ hạn chế quá trình hấp thụ Canxi trong cơ thể. Do đó, trẻ thừa Photpho sẽ bị thiếu Canxi làm mầm răng lâu nhú lên khỏi nướu. Trẻ thừa Photpho còn kèm theo các triệu chứng như suy thận, xơ cứng mạch máu và tim phình to,…

– Suy dinh dưỡng:

Thể chất của bé kém phát triển, không cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày cũng khiến răng mọc muộn hơn so với những bé có thể chất tốt, đủ dinh dưỡng.

– Mắc một số bệnh lý:

Trẻ mắc hội chứng Down hoặc có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng sẽ mọc răng chậm hơn so với trẻ bình thường.

Một số bệnh lý làm trẻ mọc răng chậm

Một số bệnh lý làm trẻ mọc răng chậm

4. Trẻ mọc răng chậm có nguy hiểm gì không?

Theo Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu, bố mẹ không nên quá lo lắng vì mọc răng chậm sẽ không gây nguy hiểm cho con. Bạn cũng không nên so sánh với những bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé là khác nhau.

Tuỳ cơ địa từng trẻ mà hàm răng sẽ mọc khác nhau. Nếu bố mẹ vẫn không yên tâm thì có thể đưa bé đi khám, chụp X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Thường trẻ bị thiếu canxi cũng sẽ chậm mọc răng hơn, nhưng mọc răng sớm thì cũng không có nghĩa là đã đủ canxi. Có nhiều trẻ mới sinh ra đã có răng, đây cũng là tình trạng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên coi thường việc mọc răng chậm ở trẻ. Vì nếu tình trạng này xảy ra quá lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng không tốt về sau như:

– Răng vĩnh viễn mọc lệch vì răng sữa mọc quá chậm.

– Răng vĩnh viễn mọc cùng lúc hoặc mọc trước răng sữa mọc chậm sẽ khiến cho bé có hai hàm răng.

– Mắc viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm ở dưới bề mặt nướu.

– Khi răng còn ở dưới nướu, vi khuẩn có thể phát triển gây sâu răng. Tình trạng này có thể lây lan, khiến trẻ bị sâu nhiều răng cùng lúc.

Trẻ mọc răng chậm có nguy hiểm gì không

Trẻ mọc răng chậm có nguy hiểm gì không

5. Phải làm gì khi trẻ bị mọc răng chậm?

5.1. Điều chỉnh thói quen hàng ngày

Bố mẹ cần điều chỉnh những thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng như:

– Tập thói quen cho bé ngủ nghỉ, ăn uống đúng giờ, tránh ăn vặt làm bé lười ăn bữa chính.

– Cho bé tắm nắng vào trước 9 giờ sáng khoảng 10 – 15 phút để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn. Không để bé tắm nắng quá muộn hoặc quá lâu.

– Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và MK7 cho bé. Nên ưu tiên bổ sung canxi nano cho bé thay vì canxi thông thường. Canxi nano có kích thước siêu nhỏ, có khả năng hấp thụ cao hơn 200 lần. Vì thế, khi được nạp vào cơ thể, chúng sẽ được thẩm thấu vào máu.

– Khuyến khích bé vận động nhẹ nhàng để kích thích bé ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn.

Cho bé tắm nắng

Cho bé tắm nắng

5.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ, bố mẹ cần lưu ý:

– Đảm bảo cân bằng các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo,… Bổ sung đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật trong bữa ăn dặm của trẻ. Có thể nêm thêm dầu ăn trong cháo cho trẻ.

– Bổ sung cho trẻ các loại hoa quả tươi hoặc có thể ép lấy nước uống.

– Ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng chính, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc phô mai.

– Tăng cường lượng sữa 500 – 800ml mỗi ngày. Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước bột, nước cháo, nước rau củ, nước khoáng bởi sẽ làm giảm hấp thu Canxi.

– Chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng cần thay đổi, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem quá mức.

– Không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa nhiều Phốt pho.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

5.3. Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Dù chưa mọc răng nhưng việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ là điều cần thiết. Sau khi ăn hoặc bú thì sữa và thức ăn vẫn còn sót lại trong miệng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nướu. Bố mẹ cần vệ sinh khoang miệng của bé bằng các dụng cụ chuyên dụng, lau bằng khăn thấm nước sạch nhẹ nhàng và cho trẻ uống nước lọc nếu đủ tháng tuổi.

Đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây hại và phòng ngừa các bệnh lý tại khoang miệng.

5.4. Thăm khám bác sĩ

Khi trẻ chậm mọc răng với thời gian quá 12 tháng thì phụ huynh nên đưa đến bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân. Thời gian đưa trẻ đi thăm khám định kỳ được các chuyên gia khuyến cáo là ít nhất 6 tháng/ lần.

Cho trẻ thăm khám bác sĩ

Cho trẻ thăm khám bác sĩ

6. Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung những gì?

Khi bé chậm mọc răng, bố mẹ nên lưu ý bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình mọc răng diễn ra nhanh hơn:

6.1. Thực phẩm chứa canxi

Canxi hỗ trợ hình thành nên cấu trúc xương và răng, giúp răng bé chắc khỏe, bảo vệ răng khỏi các vấn đề về răng miệng khác. Do đó, khi bé bị chậm mọc răng, mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều canxi như:

– Các chế phẩm từ sữa như sữa, bơ, phô mai,…

– Thủy sản, hải sản như cua, tôm, cá,…

Với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Do đó, mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để bé có thêm dinh dưỡng cho quá trình mọc răng.

Thực phẩm chứa canxi

Thực phẩm chứa Canxi

6.2. Thực phẩm giàu Vitamin

Bố mẹ nên xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm như:

– Vitamin A: các rau củ có màu vàng, đỏ, trứng, sữa,… để tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp bé tránh các vấn đề về như sún răng, sâu răng.

– Vitamin C: các loại quả như cam, quýt,… để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

– Magie: các thủy hải sản tôm, cá, cua, rau xanh, đậu đỗ,…

Thực phẩm giàu Vitamin

Thực phẩm giàu Vitamin

6.3. Thực phẩm có chất béo

Các thực phẩm chứa chất béo giúp cho quá trình mọc răng sữa của trẻ, bổ sung dinh dưỡng để bé khỏe mạnh, nhanh mọc răng hơn.

Một số thực phẩm chứa chất béo cần bổ sung cho bé:

– Quả bơ.

– Sữa, bơ, phô mai,…

– Hạt macca, hạt điều, yến mạch, hạnh nhân, óc chó,…

Thực phẩm có chất béo

Thực phẩm có chất béo

6.4. Thực phẩm có chất đạm

Bố mẹ khi xây dựng thực đơn cho bé chậm mọc răng cần chú ý bổ sung các chất đạm để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng.

Những loại thực phẩm giàu đạm:

– Trứng.

– Các loại thịt.

– Các loại dầu ăn cho bé.

Thực phẩm có chất đạm

Thực phẩm có chất đạm

7. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị mọc răng chậm

Mặc dù trẻ chưa mọc răng nào nhưng cũng cần chú ý đến chăm sóc lợi và khoang miệng để kích thích quá trình mọc răng. Khi con trẻ 12 tháng mà chưa mọc răng nào cần lưu ý:

– Đảm bảo chế độ ăn của bé đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại rau củ quả, hải sản, thịt,… Khi trẻ đầy đủ dưỡng chất thì cơ thể mới khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế các vấn đề răng miệng.

– Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, dùng miếng gạc mềm luồn vào ngón tay hoặc tưa lưỡi để lau sạch nướu cho bé sau khi ăn dặm, ăn sữa và trước khi ngủ.

– Dùng tay massage nướu nhẹ nhàng, cho bé học cách nhai đồ cứng như cà rốt, quả cứng, bánh ăn dặm,… để kích thích bé mọc răng.

– Quan sát đến những biểu hiện và khắc phục sớm những vấn đề răng miệng trẻ gặp phải.

Dùng tay massage nướu bé nhẹ nhàng

Dùng tay massage nướu bé nhẹ nhàng

8. Trẻ bị mọc răng chậm có phải do thiếu canxi?

Trẻ mọc răng chậm có thể do thiếu canxi để phát triển và hình thành các mầm răng. Khi trẻ bị thiếu canxi thì các mầm răng không thể nhú lên khỏi mô nướu. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với các trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ không tốt.

Để xác định tình trạng trẻ chậm mọc răng do thiếu canxi thì bố mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

– Trẻ hay đổ mồ hôi, quấy khóc, giật mình về đêm.

– Trẻ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc.

– Trẻ biếng ăn, hay bỏ bữa, nôn trớ.

– Trẻ thiếu canxi trầm trọng còn gây ra còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

9. Trẻ mọc răng chậm cần uống thuốc gì?

Với mẹ khi mang thai và cho con bú:

Giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là Canxi. Mẹ nên bổ sung khoảng 25-37.5mM Ca++ mỗi ngày. Chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ 3 nhóm chất là:

– Nhóm chất giúp bé phát triển: thịt, tôm, cua, cá,…

– Nhóm chất tạo ra năng lượng: các loại hạt, ngũ cốc và thực phẩm nhiều chất béo như: sữa, bơ, pho mai…

– Nhóm chất giúp nâng cao sức đề kháng: Vitamin và các khoáng chất từ các loại rau xanh, củ quả tươi,…

Trẻ sơ sinh:

Để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ giai đoạn sơ sinh thì bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 15 đến 30 phút vào thời điểm thích hợp trong ngày. Đây là, biện pháp khoa học giúp tăng khả năng hấp thụ canxi và vitamin D, đảm bảo sự phát triển xương và răng ở trẻ.

Trẻ trong quá trình ăn dặm:

Trẻ trong quá trình ăn dặm cần chú ý đến tỷ lệ cân bằng giữa Photpho và Canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Tỷ lệ Ca/P thích hợp cho trẻ nhỏ nên nằm trong khoảng 1-1.5. Nhu cầu canxi của trẻ sơ sinh là 0.4-0.6mg/ngày, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 0.7-1.4mg/ngày.

trẻ chậm mọc răng

Chú ý đến dinh dưỡng của mẹ và bé

10. Trẻ chậm mọc răng là thiếu chất gì?

Theo Bác sĩ Nga, trẻ mọc răng chậm là do thiếu những chất cần thiết sau:

– Thiếu Canxi: Thiếu Canxi làm mầm răng kém phát triển, răng không thể nhú lên được, làm cho trẻ chậm mọc răng. Dấu hiệu trẻ đang thiếu Canxi là bé thường ra mồ hôi trộm, dễ giật mình khi ngủ, tóc rụng vành khăn,…

– Thiếu Vitamin MK7: MK7 có nhiệm vụ chính là đưa Canxi ở máu vào răng và xương giúp trẻ mọc răng tốt hơn. Trẻ thiếu MK7 thì lượng Canxi không thể đưa đến nơi cần thiết để hình thành răng.

– Thiếu Vitamin D: Thiếu Vitamin D trẻ sẽ không thể hấp thụ Canxi để hình thành khung xương và răng. Những dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu Vitamin D là: trẻ quấy khóc nhiều, giật mình, ra mồ hôi trộm, đầu bẹt, xương sọ mềm, còi xương,…

Trẻ chậm mọc răng không quá nguy hiểm, nhưng để tránh những nguy cơ biến chứng, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ khi quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc răng nào. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên áp dụng các phương pháp thay đổi thói quen và cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của bé phát triển tốt hơn.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Tìm hiểu trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì?”

VnExpress: “Vì sao trẻ chậm mọc răng?”

Hello Bác sĩ: “Trẻ chậm mọc răng là dấu hiệu bé không khỏe? Bạn nên làm gì?”

Healthline: “When to Worry About Baby Teeth Not Coming In”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề trẻ chậm mọc răng
Thứ tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ

Thứ tự mọc răng của bé và những lưu ý cho cha mẹ

Mọc răng là một dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy thứ tự mọc răng của bé là gì? Trẻ mọc răng có các dấu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng

Trẻ mấy tháng mọc răng? Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mọc răng

Trẻ mấy tháng mọc răng là băn khoăn chung của nhiều bà mẹ lần đầu nuôi con. Trên thực tế, trẻ mọc răng sớm hay muộn còn tùy thuộc vào

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng: Có đáng lo ngại?

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng: Có đáng lo ngại?

Trên thực tế, trẻ 7 tháng chưa mọc răng không hề hiếm gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ dinh dưỡng… Vậy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Cách bổ sung canxi cho trẻ

Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Cách bổ sung canxi cho trẻ

Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương và răng ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi không?

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Bố mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi khi mà tình trạng bé sốt khi đang mọc răng là biểu hiện vô cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Lưu ý quan trọng

Bé mọc 1 răng nghịch ngợm có đúng không? Lưu ý quan trọng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam