Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không

Trẻ mọc răng thường chỉ bị sốt nhẹ, từ 37.8 – 38 độ C. Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp trẻ sốt 39 độ. Do đó, có rất nhiều cha mẹ thắc mắc trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không? Cha mẹ cần phải làm gì để trẻ mau chóng hạ sốt?

1. Trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm hay không

Trẻ mọc răng bị sốt 39 độ nếu kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, co giật, phát ban, nôn trớ… là tình trạng rất nguy hiểm. Khi đó, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được can thiệp các biện pháp hạ sốt kịp thời.

Bởi sốt cao cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị nhiễm khuẩn nặng, viêm phổi, cúm A… Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài thì trẻ sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn điện giải, tổn thương thần kinh, suy hô hấp, suy tim…

Còn trong trường hợp trẻ bị sốt 39 độ do mọc răng đơn thuần, không đi kèm theo các triệu chứng khác, vẫn vui chơi và bú mẹ bình thường thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần cha mẹ chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ mau chóng hạ sốt mà không để lại biến chứng nào nguy hiểm đến sức khỏe.

Trẻ sốt mọc răng 39 độ có gây nguy hiểm không

Trẻ sốt mọc răng 39 độ không kèm theo triệu chứng khác sẽ không gây nguy hiểm

2. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt 39 độ

Đối với những trẻ bị sốt mọc răng 39 độ, cha mẹ nên: bổ sung nhiều nước, cho trẻ mặc quần áo thoải mái, uống thuốc đúng liều lượng, chườm ấm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bổ sung vitamin C.

2.1. Bổ sung nhiều nước

Khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, nước sẽ thoát ra ngoài qua da và dẫn tới tình trạng mất nước. Do đó, các mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn để bổ sung thêm nước cho cơ thể, giúp bé phục hồi nhanh chóng. Các mẹ có thể chia ra thành nhiều cữ bú trong ngày nhưng cần đảm bảo trẻ bú đủ sữa mỗi lần.

Đối với những trẻ lớn hơn 6 tháng, các mẹ có thể cho bé uống nước ép trái cây hoặc dung dịch điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite… với liều lượng phù hợp.

2.2. Mặc quần áo thoải mái

Không ít cha mẹ thường cho trẻ mặc nhiều đồ khi bị sốt cao vì lo trẻ bị lạnh. Tuy nhiên, điều đó không được bác sĩ khuyến cáo thực hiện bởi quần áo quá dày, quá kín sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng nhanh chóng. Do đó, nếu trẻ bị sốt 39 độ, cha mẹ chỉ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi với khả năng thấm hút tốt để tỏa bớt nhiệt và hạ sốt nhanh chóng.

Trẻ bị sốt chỉ nên mặc quần áo thoải mái

Trẻ bị sốt chỉ nên mặc quần áo thoải mái

2.3. Sử dụng thuốc đủ liều lượng

Nếu trẻ bị sốt 39 độ do mọc răng, các mẹ có thể cho trẻ uống thuốc Paracetamol. Thuốc không chứa hoạt tính kháng viêm cũng như có độ an toàn cao nên không làm tổn thương tới tim mạch, hệ tiêu hóa của trẻ. Thuốc sẽ có tác dụng sau khi uống 30 phút và duy trì trong 4 – 6 tiếng.

Liều lượng của thuốc Paracetamol sẽ còn phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của trẻ. Cụ thể như sau:

+ Paracetamol đường uống:

– Trẻ sơ sinh: uống 10-15mg/kg, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.

– Trẻ lớn hơn: uống 10-15mg/kg, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ.

+ Paracetamol qua đường đặt hậu môn:

– Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: dùng 80mg mỗi 6 giờ và liều tối đa là 320 mg/ngày.

– Trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi: dùng 80mg mỗi 4 – 6 giờ và liều tối đa là 400 mg/ngày.

2.4. Chườm ấm

Chườm ấm cũng là một biện pháp giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà. Khi trẻ bị sốt 39 độ, các mẹ hãy sử dụng một chiếc khăn mềm, nhúng vào nước ấm rồi lau ở trán, thái dương, nách và bẹn của trẻ. Hơi nóng sẽ khiến cho lỗ chân lông giãn nở, đồng thời giãn các mạch máu ngoại vi. Điều đó giúp tăng khả năng tản nhiệt của cơ thể và hạ sốt nhanh chóng.

Khi áp dụng phương pháp trên, cha mẹ nên thay khăn chườm cho trẻ sau khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo độ ấm. Ngoài ra, các mẹ không nên chườm ở vùng ngực vì dễ khiến cho trẻ bị nhiễm lạnh.

Chườm ấm cho trẻ bị sốt

Chườm ấm cho trẻ bị sốt

2.5. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị sốt khi mọc răng là do nhiễm khuẩn nướu. Do đó, cha mẹ cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh tiếp tục phát triển. Cụ thể, các mẹ hãy quấn khăn mềm sạch hoặc gạc lên đầu ngón tay trỏ, thấm nước muối sinh lý và chà nhẹ nhàng lên nướu, lưỡi của bé. Ngoài ra, sau khi trẻ bú sữa hoặc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ uống nước để làm sạch miệng.

2.6. Bổ sung vitamin C

Vitamin C là một dưỡng chất rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây bệnh và hạ sốt nhanh chóng. Do đó, khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua các loại rau xanh, hoa quả như đu đủ, ớt chuông, dâu tây, dưa đỏ, dưa hấu, cà chua, rau chân vịt…

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị sốt

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị sốt

3. Trẻ sốt mọc răng 39 độ khi nào cần đến bệnh viện

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp bị sốt mọc răng 39 độ kèm theo các dấu hiệu sau đây:

– Sốt liên tục không giảm, thậm chí thân nhiệt còn tiếp tục tăng lên

– Trẻ ngủ li bì

– Lười ăn

– Thường xuyên quấy khóc

– Co giật, nôn mửa, phát ban

– Tiêu chảy, có máu trong phân

– Tụt cân

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết vấn đề “trẻ sốt mọc răng 39 độ có nguy hiểm không”. Mong rằng bài viết đã giúp cha mẹ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề sốt mọc răng
Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi? Phải làm sao và uống thuốc gì?

Bố mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ sốt mọc răng bao lâu thì khỏi khi mà tình trạng bé sốt khi đang mọc răng là biểu hiện vô cùng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và những điều cần lưu ý

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt mọc răng ở trẻ là do vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm. Để phòng ngừa và giảm đau, sốt cho bé, bạn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam