
Răng số 7 chính là răng cối lớn thứ 2 trên cung hàm, nằm giữa răng số 6 và 8. Đây là răng cực kỳ quan trọng đối với chức năng ăn nhai của con người. Theo đó, nếu bạn thắc mắc răng hàm số 7 là răng nào thì đây chính là đáp án. Mất răng số 7 thì chức năng ăn uống sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các răng khác, tiêu xương hàm… Ngoài ra, răng số 7 là răng vĩnh viễn, chỉ mọc 1 lần nên cần phải chăm sóc đặc biệt, nếu có ảnh hưởng xấu đến răng 7 thì cần phải phục hình bằng các biện pháp hiệu quả.
Răng số 7 được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như răng cối lớn, răng cấm, răng hàm lớn… Vậy sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chúng.
Răng số 7 là răng cối lớn thứ hai trên khuôn hàm, mọc liền kề cạnh răng số 8 và 6. Chúng được đánh giá là chiếc răng quan trọng bậc nhất trong quá trình ăn nhai của mỗi người.
Răng số 7 nằm sâu gần như trong cùng, có tổng cộng 4 chiếc răng chia đều 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới, làm nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn cùng với răng số 6.
Theo đó, răng hàm số 7 chỉ mọc duy nhất một lần và không trải qua quá trình thay răng sữa. Răng thường phát triển trong giai đoạn từ 12 – 13 tuổi.
Răng số 7 trên cung hàm
Tính từ vị trí răng cửa trung tâm đếm ngược vào trong, răng nằm tại vị trí thứ 7 trên khuôn hàm nên cũng vì vậy mà có tên là răng số 7. Vị trí răng số 7 nằm giữa răng số 6 và răng số 8.
Với những người chưa mọc răng khôn hoặc không có răng khôn, thì răng số 7 sẽ là chiếc răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên rất dễ để nhận biết. Vì vậy, nếu bạn vẫn băn khoăn không biết răng hàm số 7 là răng nào thì có thể dựa vào cách tính như trên để phân biệt nhanh chóng.
Vị trí răng số 7 trên cung hàm
Răng số 7 không chỉ có kích lớn lớn mà cấu tạo còn có phần rất phức tạp. Răng số 7 hàm trên có 3 chân nhưng hàm dưới chỉ có 2 chân và mỗi răng thường có 3 ống tủy.
Trong nhiều trường hợp đặc biệt, răng số 7 sẽ có nhiều chân hơn bình thường dẫn tới việc điều trị răng khi bị tổn thương cũng trở nên phức tạp hơn.
Răng số 7 thường có 2 hoặc 3 chân
Như đã đề cập đến ở phần trên, răng số 7 thường mọc khá muộn vào lúc chúng ta 12 – 13 tuổi và chỉ mọc duy nhất một lần. Nên khi răng hàm số 7 phát triển lên đã là răng vĩnh viễn và không thay bất kỳ lần nào nữa.
Rất nhiều người tưởng răng số 7 có thể thay nên trong quá trình chăm sóc không chú trọng đến việc chải răng đúng cách, dẫn tới các bệnh lý răng miệng khiến răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí còn phải nhổ bỏ.
Răng số 7 mọc vào lúc trẻ 12 – 13 tuổi
Răng hàm số 7 cùng với răng số 6 được biết đến là răng cấm trên cung hàm vì chúng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng. Thêm vào đó, nếu răng bị mất sẽ không có cơ chế mọc lại tự nhiên giống như các răng khác. Do đó, bị mất răng số 7 dù là hàm trên hay hàm dưới nếu không có phương án phục hình ngay thì bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả dưới đây:
👉👉👉 VIDEO Hậu quả mất răng lâu ngày – Cần biết trước khi quá muộn
Răng hàm số 7 có vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Khi mất răng số 7, ban đầu bạn sẽ không cảm thấy sự ảnh hưởng quá nhiều, nhưng về lâu dài sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương răng, xô lệch hàm, biến dạng khuôn mặt.
Vì là răng vĩnh viễn, không thể thay thế, có hình dạng và kích thước phức tạp nên theo các chuyên gia để trả lời cho câu hỏi “Có nên nhổ răng số 7 không?” thì câu trả lời là không nên nhổ răng số 7 khi chưa có sự thăm khám của các bác sĩ nha khoa.
Trong trường hợp răng số 7 bị tổn thương nặng không thể điều trị để giữ răng, việc nhổ răng là cần thiết. Tuy nhiên việc nhổ răng số 7 đều phải do bác sĩ nha khoa thăm khám và chỉ định rõ ràng.
Chỉ nhổ răng số 7 trong trường hợp cần thiết
Tùy vào từng tình trạng cụ thể của khách hàng khi răng số 7 bị lung lay, mọc lệch, bị vỡ, sâu, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp phù hợp nhất như nhổ bỏ, hàn trám, bọc sứ và niềng răng.
Răng số 7 là răng vĩnh viễn, không mọc lại nên chỉ trong những trường hợp bất khả kháng bác sĩ mới đưa ra chỉ định loại bỏ để đảm bảo các răng khác trên cung hàm không bị ảnh hưởng.
Sau đây là một số trường hợp phổ biến cần nhổ răng hàm số 7:
Tuy nhiên bạn cần lưu ý là sau khi nhổ răng số 7, nếu đảm bảo điều kiện về sức khỏe cũng như kinh tế thì nên tiến hành phục hình răng giả càng sớm càng tốt.
Nhổ răng số 7 cần trồng lại sớm
Trong một số trường hợp, răng số 7 bị tổn thương nhẹ (sâu răng, sứt mẻ nhẹ…) thì hàn trám thẩm mỹ là phương pháp thường được bác sĩ chỉ định để điều trị.
Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa để trám vào những nơi răng bị tổn thương, giúp phục hình răng đồng thời bảo vệ răng khỏi những tác động xấu từ bên ngoài.
Đây là kỹ thuật không có tác động xâm lấn, bảo tồn răng gốc tối đa, thời gian thực hiện nhanh chóng và chi phí rất phải chăng. Thế nhưng, chỉ có những tình trạng răng số 7 tổn thương nhẹ thì hàn trám răng mới hiệu quả.
Trám răng là phương pháp phục hình răng 7 phổ biến
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Đối với các trường hợp răng hàm số 7 bị sâu lỗ lớn, gãy, sứt, mẻ nhiều thì chắc chắn phương pháp hàn răng sẽ không còn đáp ứng được yêu cầu phục hình răng thẩm mỹ. Thay vào đó, bác sĩ thường chỉ định phương pháp bọc răng sứ nhiều hơn.
Kỹ thuật bọc răng sứ không chỉ giúp bảo vệ răng số 7, khôi phục chức năng ăn nhai mà còn giúp đảm bảo tính thẩm mỹ chung cho cả hàm răng.
Sau khi bọc sứ răng số 7 sẽ vô cùng chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể thoải mái ăn nhai mà không phải lo sợ các tình trạng răng bị ê buốt hay nứt, vỡ.
Khi thực hiện, bác sĩ bắt buộc phải mài bớt một phần men răng bên ngoài để có thể lắp mão sứ sao cho không bị cộm, vướng víu.
Bọc răng sứ phục hình răng 7
Răng cối lớn thứ 2 của hàm ở vị trí gần trong cùng (sau răng số 8) có thể mọc lệch, không đúng vị trí trên khuôn hàm. Răng hàm ở bên trong tuy không có quá nhiều yêu cầu về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc răng số 7 mọc lệch lạc sẽ dẫn đến những tác hại cho hàm răng, có thể kể đến như sau:
Vì vậy, để khắc phục những tình trạng trên cũng như bảo tồn được răng gốc thì niềng răng cũng là giải pháp được cân nhắc đến rất nhiều. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ đặc biệt để giúp điều chỉnh răng số 7 về đúng vị trí và đồng thời khắc phục lại tình trạng khớp cắn bị sai. Thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 18 – 24 tháng.
Niềng răng khắc phục tình trạng răng 7 mọc lệch
👉👉👉 VIDEO Mất răng số 7 phải làm sao?
Ắt hẳn chi phí luôn là điều mà bất kỳ ai cũng đều quan tâm đến khi khắc phục các tình trạng của răng số 7 mà chúng tôi đã đề cập đến.
Theo đó, chi phí khắc phục răng số 7 sẽ dựa vào từng dịch vụ như sau:
+ Giá nhổ răng số 7: 1.000.000 VNĐ/răng.
+ Giá hàn trám răng số 7: Dao động từ 100.000 – 5.000.000 VNĐ/răng.
+ Giá bọc sứ răng số 7: Dao động từ 1.200.000 – 18.000.000 VNĐ/răng.
+ Giá niềng răng: Dao động từ 30.000.000 – 130.000.000 VNĐ/gói.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Xoay quanh vấn đề khắc phục răng số 7 ắt hẳn vẫn còn một số vấn đề, câu hỏi khiến nhiều bạn băn khoăn như nhổ răng số 7 có ảnh hưởng gì không? Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không? Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?…
Nhổ răng số 7 sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai ngay từ đầu, bạn rất khó để nghiền nát thức ăn kỹ hơn, tăng áp lực đến các răng khác. Lâu ngày còn dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, xô lệch các răng trên cung hàm và làm biến dạng khuôn mặt.
Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ chỉ nhổ răng hàm số 7 các trường hợp bất khả kháng và nhổ răng là phương án duy nhất để khắc phục vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Nhổ răng số 7 lâu ngày có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hàm
Thực tế khi nhổ răng hàm số 7, trước khi thực hiện bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ nên bạn hoàn toàn không cảm thấy đau hay quá khó chịu. Hơn thế, nhờ sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến nên quy trình thực hiện không hề nguy hiểm chút nào.
Những với điều kiện là bạn phải lựa chọn một địa chỉ nhổ răng hàm số 7 uy tín, có độ ngũ bác sĩ tay nghề cao, cơ sở vật chất đảm bảo và áp dụng các công nghệ mới giúp nâng cao tính an toàn cũng như hạn chế tác động xâm lấn.
Ngược lại, nếu thực hiện ở phòng khám “chui”, bác sĩ tay nghề kém, máy móc lạc hậu thì rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm ổ răng khô… Chưa kể, ngay cả khi tiêm thuốc tê rồi bạn vẫn bị đau khi nhổ răng.
👉👉👉 VIDEO Nhổ răng sâu số 7 hàm trên không đau
Răng số 7 là răng hàm nên thời gian phục hồi sẽ lâu hơn so với các răng khác, trung bình bạn sẽ mất từ 1 – 2 tuần để vết thương lành hoàn toàn.
Việc phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng của chính bạn.
Với những ảnh hưởng nêu trên, việc phục hình răng số 7 bị mất là điều rất cần thiết để giúp bạn khôi phục lại chức năng ăn nhai, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng…
Hiện tại có 3 phương pháp trồng răng số 7 được nhiều người đề cập đến là răng giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, cấy ghép Implant vẫn là phương án tối ưu nhất với vô số ưu điểm vượt trội. Hơn thế, đây cũng là phương pháp duy nhất giúp ngăn chặn tình trạng xương hàm bị tiêu biến.
Cần phải trồng lại răng số 7 càng sớm càng tốt
Chỉ nên nhổ răng số 7 bị sâu trong trường hợp bị sâu quá nặng, không thể điều trị, thân răng mủn dần, tạo thành lỗ hổng lớn, chỉ còn lại chân răng sát nướu. Còn đối với các trường hợp răng sâu nhẹ hoặc đang tiến triển thì không nên nhổ bỏ.
Bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị bằng những phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất cho hàm răng của mình.
Trong quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng số 7, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
– 24 giờ đầu không được đánh răng, súc miệng, khạc nhổ nước bọt làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu ở vết thương.
– Sau 24 giờ, thực hiện súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng đảm bảo thức ăn không vướng trong huyệt răng.
– Ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp không ảnh hưởng vết thương. Bổ sung nhiều các thực phẩm chứa vitamin tăng sức đề kháng, tái tạo vết thương hở nhanh chóng. Tuyệt đối không ăn các món quá cứng, quá dai, cay, chua, nóng trong 1 – 2 tuần đầu tiên.
– Chú ý thao tác đánh răng nhẹ nhàng, tránh chải trực tiếp vào vị trí đã mất răng.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài, chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ răng hàm số 7 là răng nào. Có thể thấy, đây là một chiếc răng có vai trò rất quan trọng nên việc chăm sóc hàng ngày cần được chú trọng. Nếu như có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa để kịp thời xử lý cũng như ngăn chặn phát triển thành các biến chứng nặng.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×