Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả đang là vấn đề khiến bạn đau đầu? Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến hàm răng không ngừng ê buốt mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt. Đừng lo, Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ tới bạn một số cách điều trị tối ưu, được các bác sĩ nha khoa khuyên chọn khi thăm khám.

1. Tụt lợi chân răng là gì?

Tụt lợi chân răng là phần nướu bảo vệ chân răng có xu hướng trùng xuống sát phần đầu chóp răng khiến cho thân răng bị lộ ra ngoài. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng hoặc nguyên hàm trên/dưới gây ra cảm giác ê buốt khi chải răng hoặc ăn đồ nóng lạnh. (1)

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý tụt lợi chân răng

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh tụt lợi có thể là do cao răng, dùng bàn chải quá mạnh, răng mọc bất thường, thói quen nghiến răng… Dưới đây là những phân tích cụ thể:

– Mảng bám cao răng: Các mảng bám chứa vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ra viêm nướu khu vực quanh chân răng. Gây ra tình trạng tụt nướu hoặc nặng hơn là nha chu.

– Dùng bàn chải quá mạnh: Đánh răng mạnh, theo chiều ngang trong thời gian dài sẽ gây bào mòn men răng, khuyết mô lợi dễ làm lộ chân răng.

– Răng mọc bất thường: Một số người có phần xương ổ răng bọc ngoài chân răng ít nên dễ bị tổn thương và gây ra tụt lợi. Bên cạnh đó, tình trạng lệch khớp cắn bẩm sinh gây ma sát quá mức làm tụt phần nướu quanh chân răng.

– Nghiến răng: Hành động nghiến răng tạo ra lực ép cơ học lên răng gây ra tụt lợi.

– Thay đổi hormone: Thường xuất hiện ở phụ nữ do họ phải trải qua các giai đoạn như dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh… Lúc này, đề kháng của họ sẽ bị suy giảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi, trong đó có tụt lợi.

– Chấn thương mô nướu: Khi mô nướu bị tổn thương dễ gây ra tụt lợi tại vị trí đó hoặc khu vực xung quanh.

– Hút thuốc lá: Nicotin có trong thuốc lá dễ gây ra suy giảm hệ miễn dịch, cản trở dòng chảy tuyến nước bọt, tạo điều kiện hình thành nhiều mảng bám hơn. Đây đều là những tác nhân gây ra tụt lợi.

– Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị tụt lợi thì bạn có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

Đánh răng sai cách là nguyên nhân gây ra tụt lợi

Đánh răng sai cách là nguyên nhân gây ra tụt lợi

3. Một số trường hợp có nguy cơ tụt lợi cao

Khi sở hữu một trong những đặc điểm dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ gặp tụt lợi nhiều hơn:

– Phần mô nướu bọc quanh chân răng mỏng, yếu ớt, dễ bị tổn thương.

– Teo mô nướu quanh chân răng, thường gặp ở người già. Do sự tác động của quá trình lão hoá, khả năng phục hồi kém, suy giảm chức năng của mô nướu.

– Phanh niêm mạc bám cao gây ra tình trạng nướu không bám chặt vào răng. Từ đó, xảy ra hiện tượng co kéo tự do của nướu gây ra tụt lợi.

4. Tụt lợi có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tụt lợi là bệnh không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt và tính thẩm mỹ gương mặt. Một số hậu quả mà tụt lợi gây ra như:

– Tụt lợi khiến chân răng lộ ra và dễ bị bào mòn, khi chải răng hoặc ăn đồ nóng lạnh dễ gây ra ê buốt.

– Phần nướu không bám chắc vào chân răng tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ gây viêm lợi, nha chu, hôi miệng.

– Gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt khi cười.

5. Tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi không thể tự khỏi do phần nướu không có cơ chế tự động bồi đắp vào chân răng. Nếu bị ở mức độ nhẹ, bạn cần vệ sinh răng miệng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là có thể hồi phục. Tuy nhiên, nếu bị nặng, cần đến thăm khám tại các nha khoa uy tín để điều trị. (2)

6. Phương pháp điều trị tụt lợi

Phương pháp điều trị tụt lợi sẽ linh hoạt tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Bác sĩ cần thăm khám và đánh giá để đưa ra cách chữa phù hợp nhất với từng trường hợp.

6.1. Tụt lợi chân răng mức độ nhẹ

Tụt lợi mức độ nhẹ chỉ xảy ra ở một hoặc một vài răng, chân răng không hở quá nhiều. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bằng việc lấy sạch cao răng, dùng gel ngậm Flour và thuốc trị viêm lợi. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn chải răng đúng cách để ngăn ngừa tối đa tụt lợi ở những phần răng còn lại.

Điều trị tụt lợi nhẹ bằng việc lấy cao răng và dùng thuốc

Điều trị tụt lợi nhẹ bằng việc lấy cao răng và dùng thuốc

6.2. Điều trị tụt lợi chân răng mức độ nặng

Tụt lợi nặng khi xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới, chân răng lộ ra nhiều, nướu viêm đỏ thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh phẫu thuật. 3 phương pháp được áp dụng điều trị phổ biến tại các phòng khám nha khoa bao gồm:

– Phẫu thuật lấy vạt vạt xoay chếch, vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt về phía cổ răng, vạt trượt bên.

– Sử dụng mô ở vị trí khác trong miệng để bù lại phần lợi bị tụt

– Phối hợp sử dụng màng nhân tạo và vạt tại chỗ.

7. TOP 5 thuốc điều trị tụt lợi hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Sau khi thực hiện cách chữa tụt lợi tại phòng khám nha khoa, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc để điều trị và ngăn ngừa tái phát triệt để. Dưới đây là một số dòng thuốc được bác sĩ khuyên dùng:

7.1. Gel Dent Health R Lion xuất xứ Nhật Bản

Tác dụng của gel Dent Health R Lion:

– Giảm ê buốt chân răng do tụt lợi

– Giảm sưng đau, chảy máu vùng chân răng

– Cải thiện và ngăn ngừa tình trạng viêm lợi, nha chu, nhiệt miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

– Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bóp một lượng kem nhỏ bằng 1/2 đốt ngón tay rồi bôi lên chân răng 2 lần/này

– Tuyệt đối không ăn uống sau khi sử dụng.

Thuốc trị tụt lợi Dent Health R Lion

Thuốc trị tụt lợi Dent Health R Lion

7.2. Gel làm sạch, kháng khuẩn từ thảo dược Gumimouth

Tác dụng của gel Gumimouth:

– Kháng khuẩn, làm dịu cơn đau trong trường hợp nhiệt miệng, ê buốt do tụt lợi, viêm niêm mạc, viêm lợi, chảy máu chân răng.

– Ức chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng

– Tạo lớp bảo vệ cho vùng niêm mạc đồng thời tái tạo niêm mạc miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

– Thoa một lớp mỏng gel thuốc vào vùng viêm lợi, nhiệt miệng, niêm mạc hoặc phần nướu đang tụt 3-4 lần/ngày.

– Sử dụng sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ và trước khi ngủ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

7.3. Gel chữa tụt lợi Emofluor Thụy Sỹ

Tác dụng của gel Emofluor:

– Điều trị tụt lợi chân răng, mòn men răng, ê buốt do tụt lợi gây ra

– Hỗ trợ điều trị sâu răng, viêm nha chu, nhiệt miệng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

– Phòng ngừa viêm nhiễm sau khi phẫu thuật răng miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

– Bôi trực tiếp thuốc lên khu vực nướu, chân răng bị tổn thương rồi thoa đều.

– Sau khoảng 1 phút cho thuốc ngấm rồi lau khô bằng khăn sạch

– Nếu dùng để điều trị tụt lợi, mòn chân răng thì dùng 3-4 lần/ngày, nếu dùng để phòng các bệnh răng miệng, chỉ nên dùng 1 lần/ngày và thoa vào buổi tối trước khi ngủ.

Gel Emofluor chữa tụt nướu

Gel Emofluor chữa tụt nướu

7.4. Gel điều trị tụt nướu Dentosmin P

Tác dụng của gel trị tụt lợi Dentosmin P:

– Loại bỏ vi khuẩn có hại cho nướu và khoang miệng.

– Ngăn ngừa tụt lợi, viêm chân răng.

– Rút ngắn thời gian phục hồi vết thương sau khi điều trị viêm nha chu.

Hướng dẫn sử dụng:

– Vệ sinh răng miệng rồi thoa một lượng gel vừa đủ lên mô nướu và massage nhẹ nhàng, sử dụng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày.

– Sau khi bôi khoảng 30 phút, không ăn uống sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc.

7.5. Thuốc bôi chữa tụt lợi Metrogyl Denta

Tác dụng: Kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh ở các ổ viêm nướu chân răng.

Hướng dẫn sử dụng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bôi một lớp mỏng gel lên vùng nướu bị tụt hoặc viêm 2 lần/ngày.

Thuốc Metrogyl Denta

Thuốc Metrogyl Denta

8. TOP 8 cách chữa tụt lợi tại nhà đơn giản nhất

Bên cạnh sử dụng thuốc tây, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tụt lợi tại nhà bằng một số bài thuốc từ thiên nhiên dưới đây:

8.1. Trị tụt lợi bằng mật ong

Mật ong có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Chúng đem lại hiệu quả đặc biệt khi điều trị viêm nhiễm do tụt lợi gây ra.

Cách sử dụng: Thoa trực tiếp lên vùng lợi bị viêm do tụt lợi trong 10 phút rồi súc miệng bằng nước sạch.

8.2. Sử dụng trà xanh để chữa tụt lợi

Hoạt chất catechin có trong trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường sức khỏe răng miệng. Đồng thời cải thiện tình trạng tụt lợi hiệu quả.

Cách sử dụng: Hãm trà xanh nguyên chất rồi súc miệng hàng ngày ít nhất 2 lần.

8.3. Sử dụng nha đam

Các hoạt chất trong nha đam như anthraquinone, acid salicylic, saponin, sterol có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Đồng thời, các enzyme có trong loài thực vật này có thể phục hồi nướu bị tụt hiệu quả.

Cách sử dụng: Rửa sạch, tách lớp vỏ, lấy phần gel nha đam bôi trực tiếp lên phần tụt lợi mỗi ngày 2-3 lần.

Dùng nha đam trị tụt nướu

Dùng nha đam trị tụt nướu

8.4. Cách chữa tụt lợi bằng dầu mè

Trong dầu mè có các thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất thích hợp để điều trị tụt lợi.

Cách sử dụng: Đun ấm 1-2 thìa canh dầu mè rồi nhúng vào khăn mềm thoa nhẹ nhàng lên vùng lợi đang bị tổn thương trong vài phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.

8.5. Dùng tỏi để chữa tụt lợi

Tương tự như dầu mè, trong tỏi có chứa hoạt chất kháng viêm sulfur giúp điều trị viêm lợi, nha chu, tụt lợi rất hiệu quả.

Cách sử dụng: Lấy khoảng 3-4 nhánh tỏi giã nát lấy nước rồi thoa vào vùng lợi bị tụt. Sau đó, súc miệng lại bằng nước sạch.

8.6. Cách chữa tụt lợi bằng muối hồng Himalaya

Muối hồng Himalaya có chứa các thành phần như natri clorua, canxi, đồng, sắt, magnesium, kẽm. Các hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn và điều trị viêm lợi, nhiệt miệng, tụt lợi rất tốt.

Cách sử dụng: Pha 1 muỗng cà phê muối hồng Himalaya với 250ml nước ấm và súc miệng 1-2 lần/ngày. Thực hiện đều đặn trong 2 tuần để thấy hiệu quả.

Sử dụng muối hồng Himalaya để chữa tụt lợi

Sử dụng muối hồng Himalaya để chữa tụt lợi

8.7. Trị tụt nướu bằng Oxy già

Oxy già có thành phần chính là Hydrogen peroxide có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm và bệnh lý về nướu. Ngoài ra, hoạt chất này có thể loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng giúp nướu khoẻ mạnh và giảm nguy cơ tụt lợi. (3)

Cách sử dụng: Pha loãng oxy già 3% với nước theo tỷ lệ 1:1, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra, duy trì ít nhất 2 lần/ngày.

8.8. Sử dụng chỉ nha khoa

Một cách để điều trị tụt lợi hiệu quả đó là sử dụng chỉ nha khoa sau khi đã đánh răng xong. Công đoạn này giúp loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn thừa và mảng bám còn sót lại ở chân răng, ngăn ngừa tích tụ cao răng gây tụt lợi. (4)

Cách sử dụng: Lấy một đoạn chỉ nha khoa 45 đến 60 cm, quấn chỉ xung quanh 2 ngón tay giữa để lại khoảng 3-5cm để vệ sinh răng. Luồn chỉ qua kẽ răng và chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ thức ăn thừa.

9. Dùng thuốc chữa tụt lợi cần lưu ý gì?

Khi sử dụng các loại thuốc điều trị tụt lợi, bạn nên chú ý:

– Dùng thuốc chữa tụt lợi theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

– Cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng loại thuốc nào khác để tránh tình trạng tương tác thuốc.

– Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng, tránh lạm dụng thuốc.

– Làm sạch răng miệng trước khi thoa thuốc.

– Thấm khô vùng cần dùng thuốc.

– Không nên ăn uống sau khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

– Nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào sau khi dùng thuốc, bạn nên ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa tụt lợi

Lưu ý khi dùng thuốc chữa tụt lợi

10. Làm gì để ngăn ngừa tụt lợi chân răng tái phát?

Sau khi nắm được cách chữa tụt lợi, làm sao để tình trạng này không tái phát là vấn đề quan trọng cần được chú ý. Dưới đây là một số hoạt động cần được thực hiện:

– Đánh răng đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ và sau khi ăn.

– Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa đúng cách để làm sạch hoàn toàn mảng bám.

– Lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm 1 lần.

– Đến nha khoa thăm khám sớm khi có bất cứ dấu hiệu bất thường về răng miệng nào.

11. Chi phí chữa tụt lợi hết bao nhiêu tiền?

Chi phí chữa tụt lợi có mức giá dao động khoảng 150.000 – 6.000.000 VNĐ (bao gồm cả tiền thuốc). Chi phí cụ thể tuỳ thuộc vào mức độ tụt lợi nặng hoặc nhẹ.

Mức độDịch vụChi phí (VNĐ)
Mức 1Cạo vôi răng150.000
Điều trị nha chu, làm sạch1.000.000
Điều trị viêm nha chu3.000.000
Mức 2Cạo vôi răng300.000
Điều trị nha chu, làm sạch2.000.000
Điều trị viêm nha chu4.000.000
Mức 3Phẫu thuật ghép lợi4.000.000 – 6.000.000
Phẫu thuật ghép mô liên kết3.000.000
Phẫu thuật ghép mô liên kết biểu mô4.000.000

12. Nha Khoa Paris – Địa chỉ chữa tụt lợi uy tín

Nha Khoa Paris là một trong những địa chỉ chữa tụt lợi được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Với sứ mệnh mang tới cho khách hàng “nụ cười mới – cuộc sống mới”, thương hiệu đã điều trị thành công hàng ngàn ca tụt lợi từ đơn giản đến phức tạp.

  • Đơn vị sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ mới giúp tối giản quá trình điều trị mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm sẽ thăm khám kỹ lưỡng. Tư vấn khách hàng hướng điều trị tối ưu nhất.
  • Phòng khám và các dụng cụ được vô trùng theo các bước của Bộ Y tế và tiêu chuẩn Pháp ADF. Từ đó, tạo sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng khi điều trị.
Nha Khoa Paris - Đơn vị chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý

Nha Khoa Paris – Đơn vị chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý

Trên đây là những cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả nhất mà Nha Khoa Paris đã tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Nếu đang gặp tình trạng tụt lợi dù nặng hay nhẹ, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris qua số hotline: 0943.776.699 để được bác sĩ tư vấn chi tiết.

Hiển thị nguồn

1. Gum Recession: Causes, Prevention, Surgery & Treatment

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22753-gum-recession

2. Can Receding Gums Grow Back?

https://www.corsodyl.co.uk/advice/can-receding-gums-grow-back/#:~:text=The%20simple%20answer%20is%2C%20no,the%20problem%20from%20getting%20worse.

3. How to Treat Receding Gums: At-Home Remedies

https://auburndental.com/how-to-treat-receding-gums-at-home-remedies/#:~:text=Hydrogen%20Peroxide%20Rinse%20%E2%80%93%20A%20mix,to%20three%20times%20a%20week.

4. 15 Easy Ways to Reverse Receding Gums Naturally

https://advanceddentalartsnyc.com/reverse-receding-gums-naturally/#:~:text=Flossing%20removes%20plaques%20containing%20harmful,keep%20gum%20recession%20at%20bay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chân răng
Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Viêm lợi, viêm chân răng là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Mủ chân răng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Người mắc bệnh lý này sẽ có ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và thường chảy

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng có thể xảy ra do lực tác động mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh trong quá trình

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Nếu như không được điều trị, các khối nang sẽ càng ngày càng phát triển về

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh