29/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hiện tượng viêm nướu chân răng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bệnh không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy khó lường. Do đó, việc điều trị dứt điểm viêm nướu là rất cần thiết. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị viêm nướu trong bài viết sau.
Viêm nướu hay viêm lợi là bệnh nướu do mảng bám có chứa vi khuẩn, tích tụ trên răng và làm viêm mô nướu xung quanh. Mảng bám sẽ gây kích ứng, làm nướu bị viêm, sưng đỏ và có thể chảy máu. Sự tích tụ vi khuẩn còn làm suy yếu men răng thông qua quá trình mất khoáng (1).
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây mất răng ở người lớn.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nguyên nhân chủ yếu của viêm nướu là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến việc mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở bên dưới vùng nướu và trên răng. Khi không đánh răng kỹ lưỡng hoặc không dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, mảng bám sẽ hình thành, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt, nếu hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh sôi và gây viêm chân răng.
Thói quen tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột, chất béo và các chất kích thích… Tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển, lâu ngày sẽ gây ra bệnh viêm nướu.
Các tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như phenytoin dùng trong điều trị co giật động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc đái tháo đường, histamin… làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng góp phần gây ra viêm nướu.
Người mắc bệnh lý khác như tiểu đường, ung thư, HIV/AIDS, và các bệnh suy giảm miễn dịch khác… có nguy cơ bị viêm nướu cao.
Hút thuốc lá để lại nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và nướu. Các mảng bám và vôi răng gây kích ứng nướu quanh răng, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của nướu..
Khi tình trạng căng thẳng và lo âu kéo dài, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm cơ thể dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, bao gồm viêm nướu.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ thay đổi, làm nướu dễ bị viêm, sưng và chảy máu hơn.
Khi bị viêm nướu chân răng, người bệnh thường gặp các triệu chứng sau (2):
– Nướu sưng đau và khó chịu
– Nướu có màu đỏ sẫm hoặc tím đỏ
– Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa
– Hơi thở có mùi hôi
– Nướu tụt
– Nướu có mủ hoặc bị lở
Viêm nướu không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh thói quen và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, bệnh có thể phát triển thành viêm nha chu, ảnh hưởng đến mô và xương xung quanh, dẫn đến mất răng. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, viêm phổi,…
Viêm nướu răng không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu. Tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến mất răng, mất mô và xương hỗ trợ răng.
Mất răng là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm nướu răng. Khi viêm nướu nặng hơn làm răng lung lay, rụng do mất sự hỗ trợ từ xương và nướu.
Đối với trường hợp viêm nướu nặng và gặp vấn đề về phổi, vi khuẩn từ miệng sẽ xâm nhập vào phổi, gây ra nhiễm trùng phổi. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm.
Nếu viêm nướu răng chưa tiến triển nặng nề hoặc được phát hiện sớm thì bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các biện pháp sau đây.
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
– Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
– Dùng nước súc miệng kháng khuẩn.
– Tránh ăn vặt.
– Bỏ hút thuốc.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian khác như:
Bạn cần pha một lượng muối vào cốc nước với tỷ lệ 9g muối trên 1000ml nước. Sau đó, dùng dung dịch nước muối đã pha để súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày (3). Nước muối giúp làm sạch vi khuẩn và giảm viêm.
Nha đam là loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm nhờ bradykininase.
Cách sử dụng:
– Rửa lá nha đam bằng nước muối, sau đó gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy phần gel bên trong
– Cắt nhỏ phần gel và áp trực tiếp lên khu vực nướu bị sưng
– Giữ gel trên nướu khoảng 2 – 3 phút mỗi lần, thay mới miếng gel trong vòng 30 phút
– Sau khi hoàn tất, súc miệng với nước để làm sạch
Tinh dầu tràm công dụng tiêu sưng, giảm viêm, chống khuẩn, tốt cho người bị viêm nướu răng.
Cách thực hiện:
– Thêm 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm và sử dụng dung dịch này để súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra
– Sau đó, súc miệng lại với nước sạch
– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để điều trị viêm lợi và cải thiện hơi thở. Bạn cũng có thể thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng để nâng cao hiệu quả chăm sóc răng miệng
Cây xô thơm nổi bật với công dụng kháng viêm, bao gồm cả viêm nướu răng. Nhờ chứa hoạt chất acid ursolic, cây xô thơm giúp giảm sưng và đau, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tạo mảng bám trên răng.
Cách thực hiện:
– Lấy một nắm lá xô thơm, có thể dùng lá tươi hoặc khô
– Đun sôi khoảng 400ml nước và cho lá xô thơm vào, tiếp tục đun trong 5 – 10 phút
– Sau khi nước nguội, sử dụng để súc miệng nhiều lần trong ngày
Lá trầu không chứa khoảng 2,4% tinh dầu, với các hợp chất chính như peta-phenol và chavicol, giúp kháng khuẩn và hạn chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn miệng.
Đối với viêm lợi, có thể áp dụng các phương pháp sau với lá trầu không:
Cách 1: Rửa sạch lá trầu không, vò nát và đun sôi với nước để chiết xuất tinh chất. Nước lá trầu không sau khi nguội có thể bảo quản trong tủ lạnh và dùng để súc miệng hai lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
Cách 2: Rửa sạch và giã nát lá trầu không, sau đó đắp trực tiếp lên vùng nướu bị viêm. Tránh uống nước hoặc súc miệng trong nửa giờ sau khi đắp để tinh chất từ lá trầu không có thời gian thẩm thấu vào nướu, giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu.
Cách 3: Giã nát lá trầu không với muối, ngâm hỗn hợp trong rượu trắng khoảng 15 phút để tinh chất hòa tan. Gạn lấy phần nước cốt và sử dụng để súc miệng giống như phương pháp đầu tiên.
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và khả năng gây tê, giúp giảm đau và cảm giác ê buốt hiệu quả (4).
Để sử dụng đinh hương, bạn có thể nhai và giữ nụ đinh hương trong miệng khoảng 2 – 3 phút, sau đó nhổ bỏ và súc miệng bằng nước sạch. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị viêm nướu, bạn có thể pha tinh dầu đinh hương với nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Trong gừng chứa nhiều Gingerol và 6-Shogaol, có tác dụng giảm sưng và viêm. Vì thế gừng được xem là bài thuốc nam trị viêm nướu phổ biến.
Cần chuẩn bị củ gừng tươi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó hòa với 300ml nước số để nguội và bỏ vào 1/2 thìa muối tinh khiết. Khuấy đều cho hỗn hợp tan hoàn toàn và lấy súc miệng 2 lần/ngày, tình trạng viêm nướu sẽ cải thiện rất nhiều.
Ngoài gừng thì tỏi cũng là nguyên liệu chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị 1 tép tỏi tươi, giã nát và trộn với muối biển. Lấy hỗn hợp thu được đắp vào vùng nướu viêm và giữ trong 3 – 5 phút. Sau đó nhổ ra và súc miệng lại. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày sẽ cho kết quả như mong đợi.
Tinh dầu xạ hương là lựa chọn hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm nướu nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ của nó.
Dưới đây là 2 cách sử dụng tinh dầu xạ hương để cải thiện sức khỏe răng miệng:
– Cách 1: pha 2 – 3 giọt tinh dầu xạ hương vào một cốc nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Phương pháp này giúp giảm đau, giảm sưng nướu, và làm sạch khoang miệng, tương tự như việc sử dụng nước muối
– Cách 2: nhỏ khoảng 4 – 5 giọt tinh dầu xạ hương lên một miếng băng gạc tiệt trùng, sau đó đặt miếng gạc vào khu vực bị đau hoặc sưng nướu. Ngậm trong khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch
Nghệ chứa curcumin, một hoạt chất có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, giúp làm giảm đau và sưng đồng thời bảo vệ nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Cách sử dụng:
– Lấy một ít gel nghệ và thoa đều lên khu vực nướu bị viêm
– Để gel nghệ lưu lại trên nướu trong khoảng 10 phút để tinh chất thẩm thấu
– Sau đó, rửa sạch vùng nướu với nước và nhổ ra
Lá ổi có các đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Súc miệng bằng nước từ lá ổi có thể giúp loại bỏ mảng bám, giảm viêm, làm se niêm mạc miệng và cải thiện tình trạng viêm lợi.
Cách thực hiện: lấy một ít lá ổi non, rửa sạch và giã nhuyễn cùng với một ít nước ấm và muối. Dùng dung dịch này thấm vào bông và áp lên vùng nướu bị sưng viêm. Sau khi thoa xong, hãy súc miệng bằng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch.
Mật ong có hiệu quả tương đương với các loại nước súc miệng thông thường trong việc điều trị tình trạng viêm nướu. Mật ong giúp làm dịu viêm, kháng khuẩn và giảm sưng tấy khi được thoa lên vùng bị viêm.
Cách sử dụng:
– Đầu tiên, làm sạch răng miệng và dùng khăn hoặc giấy để làm khô khoang miệng, đặc biệt là khu vực bị viêm
– Sử dụng tăm bông để lấy một lượng mật ong nguyên chất và thoa đều lên vùng bị viêm, đặc biệt là chân răng bị hở
– Để mật ong trên vùng viêm trong khoảng 5 phút, sau đó súc miệng bằng nước ấm
– Lặp lại quy trình này hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tây để trị viêm nướu chân răng. Đồng thời hạn chế các biến chứng răng miệng nguy hiểm sau này. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được kê đơn:
Metronidazol Stada là loại kháng sinh phổ biến được chỉ định cho các trường hợp viêm nướu chân răng. Thành phần chính của thuốc là Metronidazol 400mg, kết hợp với các tá dược an toàn như Acid Stearic, Magnesium Stearate và Lactose Monohydrate.
Thuốc Metronidazol Stada có hiệu quả đặc biệt với các trường hợp viêm nướu chân răng do vi khuẩn kỵ khí. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị một số tình trạng khác như:
– Bệnh Crohn ở kết mạc
– Viêm lợi và viêm lợi hoại tử loét cấp
– Nhiễm trùng vùng chậu
– Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
Cefixim là kháng sinh dạng viên uống hiệu quả trong điều trị viêm nha chu và viêm nướu răng.
Thành phần chính của Cefixim là Cefixim Trihydrat, có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram dương, gram âm và nấm men, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu chân răng và làm giảm sưng, đau.
Tuy nhiên, Cefixim chủ yếu tác dụng trên vi khuẩn bề mặt nướu, nên với vi khuẩn sâu trong chân răng, bạn nên kết hợp với các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
Ciprofloxacin thường được bác sĩ chỉ định cho viêm nướu chân răng do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế việc tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn, làm chúng không còn khả năng sinh sản và tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, Ciprofloxacin có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, tim đập nhanh, dị ứng da, đau đầu, đau dạ dày và đổ mồ hôi. Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và thông báo với bác sĩ để có biện pháp khắc phục.
Erythromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương, Chlamydia và một số loại nấm khác. Đây là một trong những kháng sinh có công dụng độc đáo trong việc điều trị viêm nướu chân răng.
Erythromycin có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu chân răng, giảm sưng tấy và làm dịu cơn đau, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn. Thuốc được sử dụng qua đường uống và có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốc phản vệ và phát ban.
Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, nổi bật với khả năng ức chế sự phân bào và phát triển của vi khuẩn, làm yếu và tiêu diệt chúng. Amoxicillin rất hiệu quả trong việc giảm sưng tấy và cơn đau liên quan đến viêm nướu chân răng.
Tuy nhiên, Amoxicillin chống chỉ định cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị chứng Mononoke, người bệnh đái tháo đường, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Clindamycin có thành phần chính là Clindamycin Hydrochloride. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm nướu chân răng nhờ vào khả năng ngăn cản sửa đổi và hồi phục liên kết ADN của vi khuẩn.
Khi sử dụng Clindamycin, cần lưu ý đối với bệnh nhân tim mạch, đái tháo đường, xơ gan. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như choáng váng, mệt mỏi, buồn nôn và tim đập nhanh.
Tùy thuộc vào mức độ viêm nướu , bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Cắt bỏ u lợi: u lợi thường gặp ở phụ nữ mang thai có thể gây viêm nhiễm nặng, khiến răng trở nên lung lay. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u lợi. Quy trình này nhanh chóng và người bệnh có thể về nhà ngay sau đó để tiếp tục chăm sóc tại nhà
– Rạch áp xe răng: khi viêm xung quanh thân răng, áp xe cần được rạch ra và dẫn lưu tại chỗ để giải quyết tình trạng viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
– Phẫu thuật lật vạt và làm sạch chân răng: phương pháp này bao gồm việc lật nướu để làm sạch các mảng bám vôi dưới nướu và hút bỏ các túi mủ nhiễm trùng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của mô nha chu
– Nhổ bỏ răng: trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, làm tổn thương nghiêm trọng đến chân răng và các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, nhổ răng có thể là biện pháp cần thiết. Sau đó, người bệnh có thể cần trồng răng giả để thay thế
– Cạo vôi và làm sạch cao răng: bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám, cao răng và vi khuẩn từ dưới lợi và trên bề mặt răng. Thêm vào đó, có thể sử dụng tia laser để làm sạch chân răng, ngăn ngừa sự hình thành của cao răng và vi khuẩn gây viêm
Tại Nha khoa Paris, quá trình điều trị viêm nướu răng được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Khám và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, đánh giá mức độ viêm nướu, và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng của người bệnh.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là bước cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan bệnh lý nha khoa trong quá trình điều trị viêm nướu.
Bước 3: Điều trị viêm nướu
Tùy thuộc vào mức độ viêm nướu, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Đối với viêm nướu nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi và làm sạch nướu cũng như răng miệng, đồng thời hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp viêm nướu nghiêm trọng hơn, có thể cần dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Bước 4: Hướng dẫn và hẹn lịch tái khám
Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng để duy trì hiệu quả điều trị. Người bệnh sẽ được đặt lịch tái khám để theo dõi và đảm bảo kết quả điều trị lâu dài.
Viêm nướu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, để duy trì vệ sinh răng miệng
– Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và toàn bộ miệng hiệu quả hơn
– Sau khi ăn, súc miệng kỹ lưỡng để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại
– Thực hiện khám răng định kỳ, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong giai đoạn thay răng
– Định kỳ lấy cao răng mỗi 6 tháng để loại bỏ vôi răng và ngăn ngừa viêm nướu
– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm nhiều đường và tinh bột
– Uống đủ nước hàng ngày để giữ miệng không bị khô
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về viêm nướu chân răng và câu trả lời chi tiết:
Bác sĩ thường chẩn đoán viêm lợi bằng cách:
– Đánh giá hồ sơ bệnh lý: xem xét lịch sử khám răng và các bệnh lý liên quan
– Khám lâm sàng: kiểm tra tình trạng răng, nướu, miệng và lưỡi
– Đo độ sâu của rãnh lợi: sử dụng đầu dò nha khoa để đo khoảng cách giữa răng và đường viền nướu. Nếu độ sâu từ 1mm đến 3mm, tình trạng là bình thường. Tuy nhiên, nếu độ sâu vượt quá 4mm, có thể là dấu hiệu của viêm lợi
– Chụp X-quang: để đánh giá mức độ mất xương xung quanh các túi sâu có độ sâu trên 4mm
Nướu bị sưng nhẹ có thể tự hết nếu bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt và thực hiện chế độ ăn uống cân đối.
Tuy nhiên, nếu sưng nướu kèm theo mủ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nhằm tránh ảnh hưởng đến các răng khác. Hãy chọn phòng khám nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.
Thông thường, tình trạng này có thể được cải thiện trong khoảng 5 – 7 ngày. Viêm nướu có thể được điều trị hiệu quả qua các phương pháp như duy trì vệ sinh răng miệng tốt, sử dụng thuốc và cạo vôi răng tại phòng khám nha khoa.
Chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh viêm nướu. Dưới đây là các gợi ý về thực phẩm nên ăn và nên kiêng:
Các thực phẩm nên ăn:
– Vitamin C: cam, dâu tây,và rau xanh giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng nướu
– Vitamin A: cà rốt, khoai lang, và rau cải giúp duy trì sức khỏe niêm mạc miệng
– Omega-3: cá hồi, hạt chia hỗ trợ giảm viêm và cải thiện sức khỏe nướu.
– Thực phẩm giàu chất xơ: Như ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, hạt lanh, đậu, lạc, và các loại quả khô.
– Thực phẩm mềm: súp, cháo và sữa chua dễ tiêu hóa và không gây kích ứng nướu
– Uống đủ nước: giúp giữ cho miệng luôn ẩm và hỗ trợ quá trình điều trị
Các thực phẩm nên kiêng:
– Đồ ăn cay, quá lạnh hoặc quá nóng. Khi bị viêm, mô nướu rất nhạy cảm, dễ bị sưng tấy và chảy máu.
– Thực phẩm nhiều đường, tinh bột: kẹo và bánh ngọt sẽ làm tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn
– Thực phẩm gây khô miệng
– Thực phẩm acid: cam và chanh có thể gây kích ứng nướu đang bị viêm
– Đồ ăn chiên rán
– Gia vị cay và nóng: có thể làm tăng cảm giác đau và kích thích viêm
– Thực phẩm cứng: bánh quy và hạt có thể làm tổn thương nướu
– Đồ uống có cồn: rượu và bia có thể làm khô miệng và làm tình trạng viêm nướu tồi tệ hơn
Trên đây là chia sẻ về biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiện tượng viêm nướu chân răng hiệu quả. Hy vọng bạn đã có được thông tin cần thiết, qua đó biết cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, an toàn. Hãy đến ngay Nha khoa Paris khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm nướu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×