Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng là một dạng u răng khá thường gặp. Tình trạng này chỉ có thể được điều trị dứt điểm thông qua thực hiện tiểu phẫu. Ngoài ra, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

1. U chân răng là gì

U chân răng là tình trạng xuất hiện những khối u ở vùng chân răng. Đây một biến chứng của nhiễm trùng răng (sâu răng, chấn thương,…). Khối u vùng chân răng là kết quả của quá trình tủy răng bị hoại tử, giải phóng ra độc tố và kích thích quá trình hủy diệt mô Malassez ở dây chằng răng.

Đây là dạng u biểu mô lành tính và phổ biến nhất ở vùng xương hàm. Tuy không phải khối u ác tính nhưng chúng có khả năng phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng dẫn tới phá hủy xương, mô và răng xung quanh. Bệnh lý này thường gặp ở hàm trên hơn hàm dưới, ở khu vực răng cửa hơn là răng hàm.

2. Nguyên nhân gây u chân răng

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới u ở chân răng là do răng bị nhiễm trùng khi mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng hoặc do chấn thương gây nên. Ngoài ra, hội chứng di truyền hay đột biến gen cũng có khả năng gây ra tình trạng này.

– Nhiễm trùng do sâu răng: Sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ gây viêm tủy, ảnh hưởng đến các mô xung quanh, tiến sâu đến chân răng và hình thành khối u.

– Viêm nhiễm khoang miệng: Không chỉ sâu răng mà bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào xảy ra trên khoang miệng đều có khả năng tác động đến chân răng và gây ra u.

– Chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, hoạt động thể thao hàng ngày có thể gây gãy chân răng dẫn đến nhiễm trùng và hình thành u vùng chân răng.

– Không gian hàm miệng hạn chế: Đôi khi việc có quá nhiều răng trong miệng trong khi không gian hàm miệng hạn chế sẽ dẫn đến sự xung đột giữa răng và chân răng. Từ đó phát sinh các vấn đề nhiễm trùng chân răng sinh ra khối u.

– Đột biến gen, di truyền: Ví dụ điển hình cho trường hợp này là hội chứng Gardner gây ra một loạt khối u trong cơ thể, bao gồm cả u tại chân răng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

3. Dấu hiệu nhận biết u chân răng

Dấu hiệu nhận biết sớm u vùng chân răng là tình trạng răng bị đổi màu, ố vàng và ít gây đau nhức hay khó chịu. Khi bệnh trở nặng thì có các triệu trứng rõ rệt như:

– Đau đớn, khó chịu: Bạn sẽ thấy đau nhức khi chạm vào vùng chân răng, thậm chí đau đớn khi ăn nhai.

– Sưng viêm, đỏ nướu: Khối u có thể gây viêm nhiễm và làm cho vùng quanh chân răng bị sưng đỏ.

– Chảy mủ, chảy máu chân răng: Tình trạng chảy mủ, chảy máu chân răng có thể xảy ra khi tình trạng sưng đau kéo dài không được xử lý.

– Lung lay răng: Khi khối u phát triển quá mức, bạn sẽ nhận thấy chân răng có hiện tượng lung lay khi chạm vào.

– Sưng phồng má: Khi khối u ảnh hưởng đến cơ hàm, vùng má hoặc cả hàm có thể bị đau và sưng phồng nghiêm trọng.

4. Hình ảnh của bệnh lý u chân răng

Hình ảnh u chân răng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết cụ thể tình trạng này.

Khối u khởi phát

Khối u khởi phát

U gây sưng đỏ vùng nướu

U gây sưng đỏ vùng nướu

U chân răng cửa

U tại chân răng cửa

Khối u chân răng phát triển quá mức

Khối u phát triển quá mức

5. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc u chân răng

Người trên 40 tuổi, người nhiễm HIV, người vệ sinh răng miệng kém, ăn ít chất xơ là những người có nguy cơ cao mắc u vùng chân răng.

– Người từ 40 tuổi trở lên: Sau 40 tuổi, nướu sẽ có dấu hiệu teo rút lại, để lộ ra chân răng. Đồng thời, ở độ tuổi này nướu dễ bị tổn thương, chảy máu và dẫn tới viêm nhiễm. Từ đó, hình thành khối u vùng chân răng.

– Người bị nhiễm HPV: Vi rút HPV có thể gây ra u tại vùng chân răng khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy giảm.

– Người có chế độ vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong khoang miệng và hình thành các khối u.

– Người có chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau củ và vitamin trái cây: Chất xơ và vitamin từ rau củ, trái cây có tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng. Chế độ ăn thiếu nhóm chất này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc u tại chân răng.

6. U chân răng có nguy hiểm không

U ở chân răng là bệnh lý nha khoa trạng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất răng, ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt, mất cảm giác, viêm loét niêm mạc. Khi đó, kể cả khi đã được xử lý tích cực, bệnh vẫn sẽ để lại những hệ lụy đáng tiếc.

– Mất răng hàng loạt: Viêm nhiễm vùng chân răng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến xương hàm bên dưới gây lung lay, mất răng. Không những thế, sự hủy hoại mô răng, tiêu xương hàm sẽ ngày càng mở rộng sang các răng lân cận dẫn đến nguy cơ cao bị mất răng hàng loạt.

– Gãy xương hàm: U tồn tại lâu ngày không được xử lý sẽ phá vỡ cấu trúc xương hàm khiến xương hàm yếu đi và vô cùng dễ gãy.

– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khối u gây đau nhức, phá vỡ cấu trúc xương hàm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai thường ngày.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Chức năng ăn nhai không được đảm bảo sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa bên dưới dẫn tới các bệnh lý về dạ dày, đại tràng,…

– Ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt: Một khi xương hàm bị phá hủy, tình trạng mất răng xảy ra, những răng còn lại trên cung hàm sẽ bị xô lệch. Lâu ngày sẽ khiến cấu trúc gương mặt bị ảnh hưởng nghiêm trọng như lệch mặt, má hóp,…

– Mất cảm giác: Trong trường hợp khối u ở hàm dưới phát triển quá mức chèn vào ống răng dưới sẽ gây tê môi dưới, dần dần mất cảm giác.

– Viêm loét niêm mạc: Khối u không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới lây lan nhiễm trùng từ đó khiến vùng niêm mạc bị viêm loét nặng nề.

7. Cách điều trị u chân răng

Cách duy nhất để điều trị u tại chân răng triệt để chính là thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng răng miệng cụ thể để chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp.

Xương ổ răng còn đủ, chân răng không bị tiêu biến quá 1/3: Phương pháp điều trị trong trường hợp này là giữ lại răng sau đó tiến hành điều trị tủy, cắt cuống răng và bóc u.

– Điều trị tủy: Sau khi vệ sinh, đảm bảo vô trùng khoang miệng, bác sĩ sẽ khoan một lỗ trên răng để dẫn lưu tủy răng ra ngoài và làm sạch ống tủy. Sau đó các ống tủy sẽ được trám bít kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

– Cắt cuống răng và bóc u: Đầu tiên, bác sĩ sẽ thiết kế vạt phù hợp sau đó thực hiện kỹ thuật lật vạt, dùng mũi khoan trụ cắt chóp răng. Tiếp theo, các mô viêm nhiễm và khối u sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Cuối cùng, bác sĩ sẽ rửa vết thương và tiến hành khâu đóng vạt.

Chân răng bị tiêu giảm quá 1/3: Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng kết hợp với bóc u.

– Răng bị sâu nặng bắt buộc phải nhổ bỏ để bảo toàn các tổ chức xung quanh.

– Tiếp đó, bác sĩ sẽ rạch niêm mạc và bóc tách để lộ xương răng, sau đó mở xương, tiếp cận và loại bỏ khối u.

– Sau cùng, vùng phẫu thuật sẽ được vệ sinh, niêm mạc sẽ được khâu đóng lại.

U to ở xương hàm trên, xương hàm đã bị phá hủy: Phương pháp điều trị trong trường hợp này là tách u và niêm mạc xoang, đồng thời mở dẫn lưu vào ngách mũi dưới cùng bên.

– Sau khi được sát khuẩn, đảm bảo vô trùng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ thích hợp để tách niêm mạc để lộ xương.

– Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiếp cận và tiến hành tách bỏ khối u.

– Công đoạn tiếp theo là dẫn lưu xoang qua ngách mũi bên dưới cùng bên.

– Kết thúc, bác sĩ tiến hành vệ sinh và khâu đóng niêm mạc.

U to xương hàm dưới: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ vững chắc của xương hàm dưới để quyết định chỉ lấy u hay vừa lấy u vừa đóng nẹp tăng cường để đề phòng gãy xương hàm.

Tiểu phẫu điều trị khối u

Tiểu phẫu điều trị khối u

8. Phòng ngừa u chân răng như thế nào

Cách phòng ngừa u vùng chân răng trực tiếp chính là điều trị bệnh lý sâu răng từ sớm và hạn chế các chấn thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng và hình thành khối u. Ngoài ra, bạn nên lưu ý:

– Đeo máng bảo vệ răng khi chơi thể thao để ngăn chặn các chấn thương tác động trực tiếp đến răng miệng.

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau bữa ăn nhằm loại bỏ cặn thức ăn, ngăn ngừa sâu răng.

– Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút để tiết nhiều nước bọt, giúp làm sạch răng miệng.

– Chải kẽ răng kĩ càng giúp răng miệng sạch sẽ một cách triệt để.

– Dùng kem đánh răng có chứa fluoride để củng cố và bảo vệ răng tốt hơn.

– Súc miệng bằng dung dịch có chứa chlorhexidine nhằm làm sạch khoang miệng một cách an toàn, tối ưu.

– Hạn chế đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường, tinh bột bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng phát triển.

– Chủ động tới nha khoa thăm khám răng miệng ít nhất 6 tháng 1 lần để kiểm tra và phát hiện kịp thời các vấn đề trong khoang miệng.

Để ngăn ngừa u chân răng một cách tốt nhất, bạn nên đến nha khoa kiểm tra ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như răng xỉn màu, lung lay, có biểu hiện viêm xoang, viêm mũi,… Đồng thời tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc tình trạng này.

Hiển thị nguồn

Cleveland Clinic: “Ameloblastoma: What it is, Histology and Radiology”
Lassus Tandartsen: “Dental Tumor – All cities”
Mayo Clinic: “Ameloblastoma – Symptoms and causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Đây có thể là dấu hiệu mang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nguyên nhân nào dẫn tới lợi không bám vào chân răng

Nguyên nhân nào dẫn tới lợi không bám vào chân răng

Lợi là phần mô mềm bao bọc xương hàm trên và xương hàm dưới bên trong miệng. Khi sức khỏe răng miệng tốt, lợi có màu hồng nhạt và bám

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Viêm lợi là bệnh đặc trưng bởi tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi giao tiếp bình thường. Tình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Viêm lợi trùm là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh không chỉ làm đau nhức răng miệng, ăn uống khó khăn mà còn có thể gây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải