20/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Thông thường khi quan sát những người hay uống trà xanh, chúng ta đều nhận thấy màu răng của họ không được trắng sáng. Vì vậy, có rất nhiều người thắc mắc rằng uống trà nhiều có bị vàng răng không. Hãy cùng Nha Khoa Paris tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Uống trà có làm răng bị vàng. Tần suất uống và độ đậm đặc của trà là tác nhân nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của răng.
Trà xanh, đặc biệt là loại trà chứa nhiều tannin, có khả năng gây ố răng nhiều hơn cả cà phê. Tannin là một hợp chất tự nhiên trong trà xanh, có khả năng gây xỉn màu răng khi tiếp xúc lâu dài.
Đối với vấn đề tại sao uống trà lại bị vàng răng thì lý do là bởi trong trà xanh chứa rất nhiều tanin, axit, chromogenes. Trong đó hai hợp chất là tanin và axit – những tác nhân chính làm răng của bạn bị ố vàng, xỉn màu (1).
Men răng của con người có khả năng hấp thụ một số chất như đường, tanin. Những chất này thường sẽ bám vào các lỗ nhỏ li ti trên men răng hoặc các đường vân răng.
Trong khi đó, tanin lại là 1 hợp chất quyết định màu sắc và hương vị của 1 số loại thực phẩm. Thậm chí trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, người ta thường dùng tanin để tạo màu da.
Vì vậy khi tanin bám lên bề mặt răng với lượng đủ lớn sẽ khiến cho răng bị thay đổi màu sắc. Thậm chí tanin sẽ phản ứng với carbohydrate, các loại protein và đường nên sẽ tăng nguy cơ dẫn tới sâu răng.
Mặt khác, axit trong trà xanh sẽ làm thay đổi độ pH ở khoang miệng, từ đó dần dần phá hỏng lớp men răng, khiến cho các phân tử mang sắc tố dễ dàng xâm nhập vào răng, làm răng ố vàng.
Như bác sĩ Phương đã chia sẻ, hàm lượng tanin trong trà thậm chí còn cao hơn cả cà phê, do đó nếu bạn uống chúng thường xuyên và không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thì tình trạng răng bị ố vàng là điều rất khó tránh khỏi.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Trà xanh là thức uống hàng ngày tuy cách chế biến đơn giản, không đắt đỏ nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như:
– Bảo vệ răng miệng: Uống trà xanh rất tốt cho răng miệng. Hoạt chất catechin có trong trà xanh giúp ngăn ngừa việc hình thành mảng bám và sâu răng tối đa. Tuy nhiên, cần chú ý không nên uống quá nhiều trà xanh bởi hoạt chất tannin có thể làm răng ố vàng (2).
– Ngăn ngừa ung thư: Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trà xanh chứa nhiều polyphenol, một loại chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra. Gốc tự do liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và bệnh Alzheimer.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Trà xanh có thể đào thải những cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng chống các bệnh về tim mạch, giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.
– Chống lão hoá: EGCG (epigallocatechin gallate) có trong trà xanh bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, đồng thời giảm nếp nhăn, tăng độ đàn hồi cho da.
– Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường: Trà xanh có thể giảm lượng đường trong máu và độ nhạy insullin, từ đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường tối đa.
– Hỗ trợ giảm cân: Trà xanh thúc đẩy tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo, từ đó, giúp bạn duy trì cân nặng ổn định.
Uống trà xanh hàng ngày tuy rất tốt cho sức khoẻ nhưng tanin và flavonoid trong trà xanh có tính axit. Chúng có thể làm hỏng men răng, khiến răng ố vàng, xỉn màu nếu uống thường xuyên. Tham khảo ngay các mẹo uống trà không vàng răng dưới đây:
– Ưu tiên các loại trà ít tanin như trà xanh, trà ô long.
– Uống nước lọc sau khi uống trà để làm sạch khoang miệng, tránh hoạt chất tanin bám trên men răng (3).
– Nếu có thể, hãy uống trà bằng ống hút để hạn chế tiếp xúc trà với men răng (4).
– Tránh uống trà quá đặc.
– Không nên ngậm trà trong miệng quá lâu.
– Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride hàng ngày để tái tạo men răng, loại bỏ mảng bám hiệu quả.
– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng sau khi uống trà xanh.
Hầu hết những trường hợp bị vàng răng do uống trà đều có thể làm trắng lại tương đối dễ dàng. Bởi nguyên nhân chỉ là do sắc tố màu đang bám quá nhiều trên men răng, chỉ cần loại bỏ đúng cách là được.
Với trường hợp răng ố vàng nhẹ, màu xỉn đen mới xuất hiện thì có thể thử áp dụng các biện pháp tẩy trắng tại nhà như: dùng baking soda, muối, dâu tây… Kiên trì thực hiện các cách này một thời gian có thể cho kết quả tương đối khả quan.
Tuy nhiên với trường hợp răng bị ố vàng nghiêm trọng thì sẽ cần những biện pháp mạnh hơn, ví dụ như tẩy trắng răng bằng máng hoặc tẩy trắng bằng laser tại nha khoa.
Để đạt hiệu quả nhất và nhanh nhất, bạn nên lựa chọn tới nha khoa để tẩy trắng răng bằng laser. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tẩy trắng răng và đèn laser để loại bỏ màu vàng trên răng một cách nhanh chóng.
Chỉ cần bỏ ra khoảng 60 phút dưới sự kết hợp của tia laser xanh và hoạt chất tẩy trắng, hàm răng bạn chắc chắn sẽ trắng bật tone.
Tại Nha Khoa Paris, hiện đang ứng dụng công nghệ Laser WhiteMax được chuyển giao trực tiếp từ Pháp cho dịch vụ tẩy trắng răng. Với những cải tiến vượt trội sẽ mang lại hiệu quả vượt trội, đồng thời tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Liên quan đến tác hại của trà đối với men răng, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất và giải đáp chi tiết bởi Nha Khoa Paris.
Có. Một số loại trà không gây vàng răng như trà trắng, trà thảo mộc, trà ô long bởi chúng chứa ít tanin hơn trà đen và trà xanh.
Nếu thường xuyên uống trà, bạn nên ưu tiên chọn một số loại kem đánh răng chứa Fluoride (hàm lượng 1000 ppm đến 1500 ppm), chất tẩy trắng nhẹ như hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide. Các loại kem đánh răng này sẽ giúp loại bỏ hoạt chất gây ố vàng răng trong trà và củng cố men răng chắc khỏe.
Cà phê có thể làm vàng răng nhiều hơn do hàm lượng tanin trong cà phê nhiều hơn trà. Tanin là hoạt chất có khả năng liên kết với protein trong nước bọt tạo thành mảng bám trên hàm răng, gây ra ố vàng. Ngoài ra, trong cà phê cũng chứa nhiều axit chlorogenic. Loại axit này có thể làm mòn men răng, khiến răng dễ bị ố vàng hơn.
Cả trà đen và trà xanh đều có thể làm vàng răng nhưng trà đen có tỷ lệ gây ra vàng răng nhiều hơn trà xanh. Nguyên nhân là do hàm lượng tanin trong trà đen nhiều hơn trà xanh. Hơn nữa, trà đen có màu sắc sẫm hơn trà xanh nên dễ bám dính lại trên men răng, tạo ra vết ố vàng rõ hơn.
Như vậy thông qua bài viết này, Nha Khoa Paris đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống trà nhiều có bị vàng răng không. Mong rằng, qua đây đã mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×