Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

7 nguyên nhân viêm lợi khi niềng răng và giải pháp khắc phục

Viêm lợi khi niềng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc tại nhà. Nếu như được phát hiện sớm, bệnh lý sẽ nhanh chóng được chữa trị triệt để và không gây ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh sẽ càng ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới mất răng vĩnh viễn.

1. Nguyên nhân dẫn tới viêm lợi khi niềng răng

Bệnh viêm lợi xảy ra trong quá trình niềng răng chủ yếu do những nguyên nhân như: bác sĩ chuyên môn kém, vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống thiếu chất (vitamin C, canxi), khí cụ kém chất lượng, không điều trị viêm lợi trước khi niềng, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá và áp lực từ khí cụ.

1.1. Bác sĩ chuyên môn kém

Nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh viêm lợi khởi phát khi niềng răng là do bác sĩ chuyên môn không tốt. Mọi sai lầm của bác sĩ như kế hoạch điều trị không phù hợp, gắn khâu, mắc cài sai kỹ thuật… đều có thể khiến cho các mô nướu xung quanh răng bị tổn thương. Khi đó, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công vào sâu bên trong mô nướu và gây viêm nhiễm.

Viêm lợi khi niềng răng do bác sĩ chuyên môn kém

Viêm lợi khi niềng răng do bác sĩ chuyên môn kém

1.2. Vệ sinh răng miệng

Trong quá trình chỉnh nha, việc vệ sinh răng miệng chắc chắn sẽ khó khăn hơn bình thường rất nhiều. Đặc biệt là với phương pháp niềng răng bằng mắc cài do các khí cụ được gắn cố định trên hàm răng.

Nếu như bạn không dùng chỉ nha khoa/tăm nước, chải răng ít hơn 2 lần/ngày, chải răng không kỹ… thì mảng bám, cặn thức ăn sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn. Chúng sẽ khiến cho vi khuẩn gây hại nhanh chóng phát triển, trong đó có vi khuẩn P. gingivalis gây viêm lợi. Dần dần, vi khuẩn sẽ tấn công đến mô nướu và gây viêm nhiễm.

1.3. Ăn uống thiếu chất

Niềng răng là quá trình tác dụng lực để kéo răng về đúng vị trí nên tình trạng đau nhức là điều khó tránh khỏi. Những cơn đau nhức cùng với sự xuất hiện của khí cụ trên hàm răng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai hàng ngày.

Nếu tình trạng trên kéo dài, cơ thể sẽ bị thiếu đi nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin C, vitamin D, kẽm… Đây đều là những chất rất quan trọng đối với sức khỏe răng, nướu. Việc thiếu những dưỡng chất trên sẽ khiến cho các mô nướu ngày càng suy yếu và khó chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

1.4. Khí cụ kém chất lượng

Trên thực tế, nhiều người vì ham giá rẻ nên đã lựa chọn niềng răng tại những địa chỉ kém uy tín. Tuy nhiên, niềng răng giá rẻ đồng nghĩa với rất nhiều rủi ro. Trong đó điển hình là khí cụ kém chất lượng. Chúng sẽ khiến cho răng, nướu bị kích ứng. Nếu như không được xử lý sớm, nướu sẽ bị viêm nhiễm.

1.5. Không điều trị triệt để viêm lợi trước khi niềng

Nguyên tắc cơ bản trước khi bắt đầu là niềng răng là phải điều trị triệt để bệnh lý viêm nướu. Nếu như bệnh không được chữa trị dứt điểm, vi khuẩn gây viêm nướu vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong khoang miệng. Thậm chí, các mô nướu bị viêm nhiễm còn ngày một lan rộng.

1.6. Bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cao hơn so với người bình thường. Về bản chất, đây là một bệnh lý nội khoa, xảy ra do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường ở trong nước bọt rất cao. Điều đó sẽ tạo ra một môi trường cực kỳ lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng và gây ra bệnh lý viêm nướu.

Bệnh tiểu đường dễ gây viêm nướu

Bệnh tiểu đường dễ gây viêm nướu

1.7. Hút thuốc lá

Khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, điển hình như Nicotine, hắc ín, Ammonia… Các chất trên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng liên kết của xương và các mô nướu xung quanh răng. Nếu như bạn hút thuốc lá trong thời gian dài, nguy cơ mắc bệnh lý viêm nướu là rất cao.

1.8. Áp lực từ khí cụ niềng răng

Như những thông tin ở phần trên, các khí cụ niềng răng có nhiệm vụ tác động lực để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch. Tuy nhiên, lực siết của khí cụ quá mạnh sẽ gây áp lực lên nướu, khiến nướu dần bị tụt xuống phía dưới chân răng. Điều đó làm cho các vi khuẩn gây hại trong miệng dễ dàng xâm nhập vào nướu và gây viêm.

2. Dấu hiệu của viêm lợi khi niềng răng

Để nhận biết bản thân có đang bị viêm nướu khi niềng răng hay không, bạn có thể căn cứ theo những dấu hiệu dưới đây:

– Các mô nướu xung quanh răng bị sưng tấy và có màu đỏ sẫm.

– Hay bị chảy máu khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Thường xuyên bị đau nhức, khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống.

– Hơi thở có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.

– Tụt lợi, hở chân răng.

– Răng lung lay khi viêm nhiễm đã chuyển nặng.

– Hình thành ổ mủ ở xung quanh chân răng.

Các mô nướu bị tấy đỏ khi viêm

Các mô lợi bị tấy đỏ khi viêm

3. Bị viêm lợi có tiếp tục niềng răng được không

Bạn cần điều trị bệnh viêm lợi trước rồi mới có thể tiếp tục quy trình niềng răng. Bởi quá trình chỉnh nha đòi hỏi cả răng, xương hàm và các mô nướu đều phải khỏe mạnh để có thể đảm bảo chịu được lực kéo của khí cụ. Việc điều trị viêm nướu sẽ giúp răng không bị suy yếu, loại bỏ toàn bộ vi khuẩn gây bệnh và ngăn chặn viêm nhiễm tiếp tục lan rộng. Chỉ như vậy, kết quả niềng răng mới có thể được đảm bảo.

Nếu như bạn không điều trị, răng sẽ càng ngày càng suy yếu. Trường hợp nghiêm trọng nhất là các tổ chức năng đỡ răng cũng bị phá hủy khiến cho răng lung lay. Dưới lực tác động của các khí cụ chỉnh nha, chân răng rất dễ bị bật ra ngoài và gây tiêu xương hàm. Khi đó, quá trình niềng răng không những không đạt kết quả tốt mà còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng.

4. Viêm lợi khi niềng răng ảnh hưởng như thế nào

Viêm lợi chắc chắn sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều tới quá trình chỉnh nha và răng miệng như mất răng vĩnh viễn, tiêu xương, lây lan sang những răng liền kề. Chính vì vậy, để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm trên, viêm lợi cần nhanh chóng được chữa trị ngay từ khi mới có dấu hiệu khởi phát.

– Mất thẩm mỹ:

Viêm lợi kéo dài sẽ khiến cho các mô nướu xung quanh răng bị tụt xuống, làm lộ chân răng ra ngoài. Tình trạng trên có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nên chắc chắn sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của hàm răng.

– Ảnh hưởng quá trình niềng:

Đối với trường hợp viêm lợi khi niềng răng, bác sĩ nha khoa bắt buộc phải tiến hành điều trị bệnh lý. Điều đó khiến cho quá trình niềng răng bị dài hơn so với dự kiến ban đầu.

– Mất răng vĩnh viễn:

Nếu như bệnh viêm lợi không được điều trị, vi khuẩn gây hại sẽ tiếp tục tấn công vào các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, xương ổ răng… Dần dần, răng sẽ trở nên lỏng lẻo, không còn bám chắc vào cung hàm và bị rụng vĩnh viễn.

– Tiêu xương:

Khi răng bị mất đi, phần xương hàm tại vị trí đó sẽ không còn lực ăn nhai tác động hàng ngày. Dần dần, chúng sẽ bị suy giảm cả về mật độ lẫn chất lượng, khiến cho gương mặt bị chảy xệ, lão hóa…

– Lây lan sang răng lân cận:

Vi khuẩn gây viêm nướu càng ngày càng phát triển. Chúng sẽ tiếp tục lan rộng và khiến cho cả các mô nướu ở những răng lân cận cũng bị viêm nhiễm.

Tụt nướu, tiêu xương do viêm nướu

Tụt nướu, tiêu xương do viêm nướu

5. Cách trị viêm lợi khi niềng răng tại nha khoa

Nếu như phát hiện những dấu hiệu viêm nướu khi niềng răng, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và xử lý. Tùy vào từng mức độ của bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp. Tuy nhiên, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm, bạn vẫn cần kết hợp với vệ sinh răng miệng cẩn thận như dùng chỉ nha khoa, tăm nước, súc miệng… và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý.

– Viêm nướu nhẹ: Bác sĩ làm sạch mảng bám, cao răng để loại bỏ ổ vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen… để giảm các triệu chứng của bệnh.

– Viêm nướu nặng: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng, làm sạch ổ viêm và phẫu thuật ghép mô nướu. Mục đích là phục hồi phần mô nướu như lúc ban đầu và bảo vệ chân răng tối ưu.

6. Làm thế nào để phòng tránh viêm lợi khi niềng răng

Để ngăn chặn bệnh lý viêm nướu trong quá trình chỉnh nha, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám, cặn thức ăn thừa ở răng, nướu.

– Dùng thêm chỉ nha khoa và máy tăm nước hàng ngày nhằm làm sạch cặn thức ăn trong kẽ răng.

– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Lựa chọn đơn vị chỉnh nha uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, khí cụ chất lượng và thiết bị hiện đại.

– Nếu như có thói quen hút thuốc lá, bạn nên tìm cách để cai thuốc như nhai kẹo cao su, dùng xịt cai thuốc lá…

– Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh… để bổ sung dưỡng chất cho răng, nướu phát triển.

– Thăm khám nha khoa định kỳ trong quá trình niềng răng để bác sĩ làm sạch toàn bộ khoang miệng.

Máy tăm nước giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa viêm nướu

Máy tăm nước giúp làm sạch răng miệng và ngăn ngừa viêm nướu

Nếu không được xử lý sớm, viêm lợi khi niềng răng chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với răng miệng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh lý như sưng nướu, chảy máu chân răng… bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được xử lý.

Hiển thị nguồn

Thuốc Dân Tộc: “Niềng Răng Bị Sưng Lợi và Giải Pháp Xử Lý, Khắc Phục Hay”
Putnam Orthodontics: “Gingivitis With Braces; Symptoms, Causes, & Prevention”
Bates Orthodontics: “What Can I Do About Gingivitis with Braces?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng thường gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống. Tình trạng thường xảy ra do có sự tích tụ mảng bám trên răng. Nếu

Ngày 06/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm lợi loét hoại tử cấp là gì? Nguyên nhân & cách nhận biết

Viêm lợi loét hoại tử cấp là gì? Nguyên nhân & cách nhận biết

Viêm lợi loét hoại tử cấp thường gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu cho người bệnh, kèm theo đó là nhiều triệu chứng khác như chảy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em : Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm nướu răng ở trẻ em là một tình trạng khá phổ biến, khi các mô mềm xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nguyên nhân của bệnh này có

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa viêm lợi tại nhà được lưu truyền nhiều đời nay. Tuy nhiên không phải cách nào cũng cho hiệu quả và thời gian như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nhận biết sớm và điều trị sớm

Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm