Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

7 thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em: Công dụng và liều lượng chi tiết

Thuốc kháng sinh là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, giảm sưng và đỏ, từ đó điều trị hiệu quả tình trạng viêm lợi ở trẻ em. Trong bài viết hôm nay, Nha khoa Paris sẽ cung cấp thông tin chi tiết về liều dùng và công dụng của một số thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em hiệu quả và an toàn.

1. Giới thiệu về bệnh viêm lợi ở trẻ em

Viêm lợi là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

1.1. Viêm lợi ở trẻ em là gì?

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng và sưng đỏ của các mô xung quanh răng. Bệnh xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hệ thống miễn dịch của lợi và sự tấn công của vi khuẩn. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng lợi của trẻ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời (1).

Khái niệm bệnh viêm lợi ở trẻ em

Khái niệm bệnh viêm lợi ở trẻ em

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể phát triển thành viêm nha chu – một tình trạng nghiêm trọng gây tổn thương xương và mô quanh răng. Điều này có thể dẫn đến sự yếu dần của răng, gây khó khăn trong việc mọc răng và làm tăng nguy cơ mất răng ở trẻ em khi trưởng thành. Ngoài ra, viêm lợi kéo dài có thể gây nhiễm trùng lan rộng đến các mô khác trong khoang miệng và khuôn mặt.

1.2. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm lợi ở trẻ em

Có 3 nguyên nhân chính gây viêm lợi ở trẻ: mảng bám do vệ sinh răng miệng kém, mọc răng và virus HSV-1.

Vệ sinh răng miệng không sạch

Trẻ không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc sai cách trong thời gian dài dẫn đến hình thành mảng bám trên răng. Các mảng bám và thức ăn thừa chứa vi khuẩn tiết ra độc tố, sản phẩm phân hủy và axit làm tổn thương nướu dẫn đến viêm lợi.

Mọc răng

Trẻ mọc răng dễ bị viêm lợi vì quá trình mọc răng gây ra áp lực và kích thích lên mô nướu. Khi răng chuẩn bị trồi lên, lớp mô nướu bị rách để nhường chỗ cho răng mọc, gây ra sưng, đỏ và đau. Những tổn thương nhỏ này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm.

Ngoài ra, trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường có thói quen đưa tay hoặc đồ vật vào miệng để giảm ngứa nướu, vô tình mang theo vi khuẩn và làm tăng nguy cơ viêm lợi.

Virus Herpes (HSV-1)

HSV-1 là virus gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến miệng gây viêm lợi ở trẻ. HSV-1 có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với tác nhân chứa virus như khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, vết thương hở, hôn, thậm chí ho và hắt hơi. HSV-1 có khả năng tấn công trực tiếp đến lợi của trẻ gây ra viêm lợi cấp tính.

Ngoài ra, viêm lợi ở trẻ cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc chống động kinh hoặc ức chế miễn dịch. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và viêm lợi hơn (3).

2. Triệu chứng viêm lợi ở trẻ em

Khi bị viêm lợi, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nướu răng của trẻ bị sưng, phồng và có thể chuyển màu đỏ hoặc sẫm hơn.
  • Nướu dễ bị tổn thương, có thể chảy máu và gây đau.
  • Tụt lợi, chân răng bị lộ ra ngoài.
  • Chân răng xuất hiện vết loét hoặc có mảng bám màu trắng.
  • Răng trở nên yếu dần và hơi thở có mùi hôi.
  • Ở những trẻ 1 – 5 tuổi, có thể chảy nước dãi, quấy khóc, bỏ ăn, cảm thấy bứt rứt, khó chịu và sốt.
Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm lợi

Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị viêm lợi

Trong trường hợp viêm lợi nặng, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao liên tục, sưng lớn hơn ở vùng má, cổ hoặc nướu, và không ăn uống được. Những triệu chứng này có thể báo hiệu nhiễm trùng lan rộng, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời của bác sĩ để ngăn chặn các biến chứng.

3. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm lợi ở trẻ em?

Giám đốc chuyên môn Hệ thống Nha khoa Paris, Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết, không phải tất cả các trường hợp viêm lợi ở trẻ đều cần dùng đến kháng sinh. Chỉ khi triệu chứng viêm lợi nặng và không thể kiểm soát được bằng cách vệ sinh răng miệng thông thường, cha mẹ mới nên dùng kháng sinh để chữa viêm lợi cho trẻ.

Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi thực sự cần thiết, vì lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn trong tương lai. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh dài ngày còn có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể trẻ. Đặc biệt là trong đường ruột, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc cho trẻ.

4. Các loại kháng sinh thường dùng để trị viêm lợi ở trẻ em

Kháng sinh điều trị viêm lợi ở  trẻ em có thể được sử dụng dưới dạng viên uống hoặc gel bôi trực tiếp vào vùng nướu bị ảnh hưởng. Một số thuốc kháng sinh chữa viêm lợi ở trẻ em bao gồm:

4.1. Thuốc Erythromycin

Erythromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có khả năng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi ở trẻ em.

Erythromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid

Erythromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid 

  • Công dụng: Tiêu diệt tận gốc vi khuẩn gây viêm lợi; giảm đau, giảm sưng lợi.
  • Liều dùng: Trẻ dưới 12 tuổi uống 30 – 50 mg/kg/ngày, chia làm 2 đến 4 lần (tương đương mỗi 6-12 giờ uống một lần). Trẻ trên 12 tuổi 250mg/lần cách 6 giờ hoặc 500 mg/lần cách 12 giờ tùy vào tình trạng viêm.
  • Thời gian điều trị: 1 tuần đến 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Trong quá trình uống có thể xuất hiện tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, sốc phản vệ.

4.2. Thuốc Metronidazol

Metronidazol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole, chuyên dùng để điều trị nhiễm trùng răng miệng gây viêm lợi ở trẻ em. Metronidazol thường được kết hợp với amoxicillin, tetracycline hoặc spiramycin để đạt hiệu quả tối ưu.

  • Công dụng: Giảm triệu chứng sưng, đỏ, đau lợi và chảy máu khi đánh răng do viêm lợi; Tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí – tác nhân gây viêm lợi nặng; Ngăn chặn viêm lợi tiến triển sau vào nha chu, giảm nguy cơ mất răng.
  • Liều lượng: Trẻ dưới 12 tuổi uống 20-30mg/kg/ngày, chia thành 2 – 3 lần uống. Trẻ trên 12 tuổi 250 – 500 mg/lần uống, cách 8 giờ.
  • Thời gian điều trị: 7-10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Metronidazol có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chán ăn, buồn nôn, ợ nóng, táo bón và co giật.

4.3. Thuốc Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid, azithromycin, hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi.

Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid

Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid

  • Công dụng: Giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi; Giảm sưng, đỏ và đau nướu.
  • Liều dùng: Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi uống 10 mg/kg/ngày, uống 1 lần/ngày trong 3 ngày. Trẻ em trên 12 tuổi uống 500mg/1 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp. Đối với liệu trình 5 ngày, ngày đầu uống liều duy nhất 500mg, sau đó duy trì 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo.
  • Tác dụng phụ: Azithromycin có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, hoặc đau bụng.

4.4. Thuốc Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm quinolon, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sao chép DNA của vi khuẩn A.actinomycetemcomitans – Một loại vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng nguy hiểm, ngăn chặn tình trạng viêm lợi ở trẻ em diễn biến nặng.

  • Công dụng: Ciprofloxacin giúp tiêu diệt và ức chế vi khuẩn; giảm đau, sưng nướu do viêm lợi gây ra.
  • Liều dùng: Trẻ em dưới 12 tuổi uống 10 – 20 mg/kg/ngày, mỗi ngày không quá 500mg, mỗi lần uống cách ít nhất 12 giờ. Trẻ em trên 12 tuổi uống 250 – 500 mg/lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 12 tiếng.
  • Thời gian điều trị: Với các nhiễm khuẩn nhẹ, điều trị trong 48 giờ, với nhiễm khuẩn nặng hơn, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, tê tay chân, chóng mặt, đau dạ dày, vàng da. Sử dụng lâu ngày có thể bị dị ứng, phát ban, tổn thương khớp hoặc gân.

Lưu ý đặc biệt: Ciprofloxacin không phải là lựa chọn đầu tay cho viêm lợi ở trẻ em và thường chỉ được dùng khi các kháng sinh khác không hiệu quả hoặc trong các tình trạng đặc biệt.

4.5. Thuốc Clindamycin

Clindamycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em thuộc nhóm lincosamid, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây viêm lợi.

Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm lincosamid

Clindamycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm lincosamid

  • Công dụng: Ức chế vi khuẩn tổng hợp protein, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm lợi; giảm sưng đau, chảy máu lợi do viêm lợi cấp tính gây ra.
  • Liều dùng: Trẻ dưới 12 tuổi uống 3 – 6 mg/kg thể trạng cách 6 giờ uống một lần, chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày. Trẻ em trên 12 tuổi liều khuyến cáo là 150mg – 300mg cách 6 giờ uống một lần. Nếu viêm lợi nặng, uống liều 450mg, cách 6 giờ uống một lần.
  • Thời gian điều trị: 7 đến 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Thận trọng với trẻ bị tim mạch, xơ gan, đái tháo đường,… Trong quá trình dùng thuốc có thể gây choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi, tim đập nhanh,…

4.6. Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thế hệ cũ, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm viêm lợi ở trẻ em (3).

Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thế hệ cũ

Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin thế hệ cũ

  • Công dụng: Amoxicillin ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn và giảm nhiễm trùng; Giảm sưng tấy, giảm đau và khó chịu do viêm lợi.
  • Liều dùng: Trẻ dưới 12 tuổi uống 20 – 50mg/kg/ngày cách 8 – 12 giờ. Trẻ trên 12 tuổi uống 500 – 875mg/lần, ngày uống 2 lần hoặc 250 – 500mg/lần, ngày uống 3 lần.
  • Thời gian điều trị: 1 tuần đến 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Amoxicillin có thể gây mất ngủ, buồn nôn, chóng mặt và nhức đầu, đau bụng, đau dạ dày,…

4.7. Thuốc Minocycline

Minocycline là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline. Minocycline có khả năng tiêu diệt vi khuẩn atypic và Gram dương gây viêm lợi ở trẻ.

inocycline có khả năng tiêu diệt vi khuẩn atypic và Gram dương gây viêm lợi ở trẻ

inocycline có khả năng tiêu diệt vi khuẩn atypic và Gram dương gây viêm lợi ở trẻ

  • Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi; giảm triệu chứng sưng đỏ, đau nhức ở lợi.
  • Liều dùng: Minocycline chỉ dùng cho trẻ em trên 8 tuổi. Cho trẻ truyền tĩnh mạch hoặc uống theo liều lượng 4mg/kg lần đầu, các lần sau là 2mg/kg cách 12 giờ một lần sử dụng.
  • Thời gian điều trị: 1 tuần đến 10 ngày.
  • Tác dụng phụ: Minocycline có thể gây choáng váng.

Lưu ý: Cách dùng và liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. liều lượng có thể thay đổi để phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh.

5. Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em

Khi chữa viêm lợi cho trẻ bằng kháng sinh, phụ huynh cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng khi nguyên nhân viêm lợi xuất phát từ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng đúng thời gian, đúng liều lượng theo liệu trình đã được chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của người lớn áp dụng cho trẻ em.
  • Tuyệt đối không dừng thuốc khi chưa hết liệu trình nếu thấy triệu chứng đã cải thiện.

Sau khi hoàn tất liệu trình kháng sinh, phụ huynh cần đưa trẻ quay lại gặp bác sĩ để kiểm tra kết quả điều trị. Việc này giúp đảm bảo tình trạng viêm lợi đã được kiểm soát hoàn toàn và không có dấu hiệu tái phát. Đặc biệt, trong trường hợp triệu chứng không cải thiện sau liệu trình, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh hoặc thay đổi phương pháp điều trị.

6. Các phương pháp chữa viêm lợi không dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em, phụ huynh có thể áp dụng một số cách chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà bằng mật ong, súc miệng bằng nước muối hoặc dùng nước cốt chanh.

  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giúp loại bỏ thức ăn thừa, làm dịu triệu chứng viêm lợi và giảm mùi hôi miệng. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 50ml nước muối loãng trong vòng 30 giây. Sau đó súc lại miệng bằng nước sạch.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm triệu chứng viêm lợi ở trẻ. Để sử dụng, thấm ướt tăm bông và thoa mật ong lên vùng nướu bị viêm. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày. Chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  • Dùng nước cốt chanh: Chanh có tác dụng kháng viêm giúp giảm tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng. Pha nước cốt chanh với nước ấm và một ít muối. Chấm hỗn hợp vào phần nướu bị viêm trong vài phút và cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch. Áp dụng 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày (4).
Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà

Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà

7. Trẻ bị viêm lợi khi nào cần gặp bác sĩ nha khoa?

Khi đã áp dụng chữa tại nhà bằng nước muối, mật ong, chanh và sử dụng hết liệu trình kháng sinh kê đơn từ 7 – 10 ngày nhưng viêm lợi ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 39°C kéo dài hơn 2 ngày.
  • Sưng không giảm sau khi dùng thuốc kháng sinh từ 48 – 72 giờ.
  • Có dấu hiệu mất nước như khô miệng, không đi tiểu trong nhiều giờ.
  • Đau dữ dội ở khu vực nướu hoặc răng, khiến trẻ không ăn uống được.
  • Phát ban hoặc nổi mẩn sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi ở trẻ em là giải pháp hiệu quả cho trường hợp trẻ bị viêm lợi nặng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, làm giảm các triệu khó chịu do viêm lợi gây ra. Để chữa khỏi hoàn toàn, cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nha khoa trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu còn câu hỏi nào, phụ huynh có thể liên hệ về số điện thoại 19006900 để được bác sĩ Nha khoa Paris giải đáp chi tiết nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ