Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ngứa chân răng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Ngứa chân răng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề về răng, nướu nghiêm trọng. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra các biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng trên.

1. Nguyên nhân gây ra ngứa chân răng

Tình trạng ngứa chân răng thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm mảng bám, viêm nướu, viêm loét nướu, dị ứng, mọc răng khôn hoặc thay đổi hormone.

1.1. Ngứa chân răng do viêm nướu

Viêm nướu là một tình trạng viêm nhiễm ở mô mềm xung quanh răng. Vi khuẩn gây viêm nướu có thể gây sưng tấy, đau nhức, đỏ và ngứa ở vùng chân răng.

Viêm nướu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, mất răng và tổn thương về cấu trúc răng.

Dấu hiệu đang bị viêm nướu:

– Nướu sưng, đỏ và nhạy cảm.

– Cảm giác chân răng ngứa rát, khó chịu.

– Chảy máu nướu trong lúc chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Hơi thở hôi.

– Nướu bị teo rút dẫn đến hình thành khe nứt giữa răng và nướu.

– Nướu mềm, đau nhức khi gặp phải tác động.

1.2. Viêm loét nướu

Viêm loét nướu là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, lan rộng, dẫn đến các vết lở loét hoại tử cùng nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cả chân răng bị ngứa.

Thực tế, viêm loét nướu hoại tử là dạng nhiễm trùng khá hiếm gặp và được coi là một biến chứng của tình trạng viêm nướu kéo dài.

Viêm loét nướu thường xảy ra khi viêm nướu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Vi khuẩn trong mảng bám trên răng nướu gây ra sự kích ứng và tạo thành các vết loét trên mô nướu.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm loét nướu:

– Ngứa rát chân răng dai dẳng.

– Đau nhức ở lợi tại khu vực cụ thể hoặc lan ra cả miệng.

– Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn, mức độ ngày càng gia tăng.

– Giữa các kẽ răng có các vết màu đỏ sưng tấy.

– Chảy máu răng tự phát hoặc mỗi khi chải răng, dùng chỉ nha khoa.

– Hôi miệng.

– Sưng hạch ở dưới hàm.

– Sốt nhẹ.

Viêm loét nướu

Viêm loét nướu

1.3. Ngứa chân răng do mảng bám

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, khi mảng bám tích tụ quá nhiều và không được làm sạch đúng cách, nó có thể gây kích ứng, viêm nướu cũng như ngứa chân răng.

Đặc biệt, về lâu dài mảng bám sẽ bị vôi hóa thành cao răng rất cứng và khó loại bỏ bằng việc chải răng thông thường. Từ đó, chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng, tấn công vào răng và mô nướu xung quanh.

Dấu hiệu cho thấy mảng bám tích tụ nhiều:

– Răng ố vàng, xỉn màu.

– Về mặt răng không mịn.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Thức ăn dễ bị giắt, bám lại trên bề mặt răng.

– Chảy máu chân răng.

Ngứa chân răng do mảng bám

Mảng bám

1.4. Mọc răng khôn

Chân răng bị ngứa cũng có thể là dấu cho thấy răng khôn của bạn đang mọc. Điều này là do quá trình mọc răng khôn gây ra áp lực lên các răng lân cận và mô nướu xung quanh.

Đồng thời, việc răng khôn mọc lên có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và sưng tấy trong khu vực đó nên tình trạng chân răng ngứa  rất dễ xảy ra.

Dấu hiệu mọc răng khôn:

– Nướu sưng, ngứa.

– Đau nhức.

– Gặp khó khăn trong lúc mở miệng rộng.

– Hôi miệng.

– Lợi trùm, viêm lợi.

– Sưng má.

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn

1.5 Dị ứng

Theo bác sĩ Hồ Nhật Anh, dị ứng là một trong những nguyên nhân có thể khiến chân răng ngứa. Khi bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng như hạt phấn, mảng bám, hoá chất trong kem đánh răng/nước súc miệng

Thậm chí, dị ứng còn xảy ra theo mùa nên gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường nhật của bạn.

Dấu hiệu cho thấy chân răng bị ngứa do dị ứng:

– Chân răng ngứa rát, khó chịu.

– Nướu bị sưng tấy.

– Nướu mẩn đỏ.

– Đau nhức, ê buốt răng.

1.6. Thay đổi hormone

Cuối cùng, thay đổi hormone cũng khiến cho vùng chân răng của bạn bị ngứa ngáy, khó chịu. Bởi sự thay đổi về hormone sẽ dẫn đến không ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng nướu, bao gồm cả tình trạng sưng, ngứa, đau, khó chịu.

Như vậy, nhưng ai đang trong tuổi dậy thì, chu kình kinh nguyệt, thai kỳ hoặc tiền mãn kinh đều sẽ rất dễ gặp phải tình trạng trên.

2. Cách trị ngứa chân răng đơn giản ngay tại nhà

Để trị chân răng bị ngứa tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Sử dụng nước muối: Nước muối có tác dụng diệt vi khuẩn, kháng viêm và giúp làm dịu ngứa, khó chịu ở chân răng. Pha 1/2 – 1 muỗng cà phê muối vào cốc nước ấm. Sử dụng dung dịch nước muối  để súc miệng hàng ngày.

– Sử dụng mật ong: Mật ong có tính kháng vi khuẩn và có khả năng làm dịu ngứa. Lấy một ít mật ong và thoa lên vùng nướu hoặc chân răng ngứa.

– Sử dụng túi trà: Trà có tính chất chống viêm và có thể giúp giảm ngứa. Chuẩn bị một túi trà và ngâm trong nước nóng. Sau đó, đặt túi trà đã nguội lên vùng ngứa chân răng trong khoảng 5 – 10 phút.

– Sử dụng chanh: Chanh có tính axit tự nhiên và có thể giúp làm dịu cảm giác ngứa. Cắt một lát chanh và áp lên vùng chân răng ngứa trong một thời gian ngắn.

– Sử dụng tỏi: Tỏi có tính kháng vi khuẩn và có thể giúp làm dịu ngứa. Nghiền một ít tỏi và đắp trực tiếp lên chân răng bị ngứa trong một khoảng 5 – 10 phút.

– Ngậm đá: Đá lạnh có tác dụng làm tê liệt và giảm ngứa. Lấy một miếng đá và ngậm vào vùng chân răng ngứa để làm dịu cảm giác khó chịu.

Cách trị ngứa chân răng tại nhà

Cách trị ngứa chân răng tại nhà

3. Làm thế nào hết ngứa chân răng dứt điểm

Theo bác sĩ Nhật Anh, để chấm dứt tình trạng ngứa chân răng bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị trực tiếp. Tùy theo từng tình trạng, nha sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp điển hình như sau:

Lấy cao răng: Nếu ngứa chân răng là do cao răng/mảng bám tích tụ nhiều hoặc  viêm nướu, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và làm sạch răng chuyên sâu.

– Kê thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bạn bị ngứa chân răng do dị ứng thì chỉ cần uống thuốc kháng sinh, điển hình như histamin. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm, nhiễm trùng nặng cũng cần kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh.

– Nạo túi lợi: Đây là thủ thuật giúp làm sạch các cao răng, dịch mủ tích tụ trong túi lợi gây ra kích ứng, viêm nhiễm.

– Loại bỏ phần nướu hoại tử: Nếu chân răng bị ngứa do tình trạng viêm loét nước, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô nướu đã bị hoại tử nhằm ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng.

Làm thế nào hết ngứa chân răng dứt điểm

Trị ngứa ở chân răng dứt điểm tại nha khoa

4. Mẹo hay phòng ngừa tình trạng chân răng bị ngứa

Để phòng ngừa tình trạng chân răng bị ngứa, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Chải nhẹ nhàng và không chải quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch từng kẽ răng.

– Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: Súc miệng bằng các sản phẩm kháng khuẩn có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.

– Tránh thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống có đường có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gia tăng sự hình của mảng bám. Nên bạn hãy hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn và đồ uống ngọt để giảm nguy cơ ngứa chân răng.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Xây dựng thực đơn ăn uống dinh dưỡng, hợp lý và cung cấp đủ vitamin, khoáng chất từ các loại thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, phô mai để duy trì sức khỏe răng nướu.

– Điều trị các vấn đề nha khoa kịp thời: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hay vấn đề nha khoa nào như viêm nướu, viêm tủy răng hãy điều trị từ sớm để tránh các biến chứng.

– Kiểm tra nha khoa định kỳ: Điều quan trọng là thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và nhận sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa.

Tuy rằng tình trạng ngứa chân răng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan thăm khám và điều trị, bạn có thể đối mặt với các biến chứng phức tạp. Vì vậy, ngay khi thấy chân răng của mình bị ngứa, khó chịu hoặc có các triệu chứng bất thường khác hãy đi khám nha khoa sớm.

Hiển thị nguồn

Trang Hello Bác Sĩ: “Ngứa nướu răng lâu ngày: Xử lý và phòng ngừa như thế nào?”
Trang Doctor Muối: “5 cách điều trị ngứa chân răng hiệu quả ngay tại nhà”
Trang Sức khỏe và Đời sống: “Tại sao ngứa nướu răng?”
Healthline: “Itchy Gums: Causes, Relief, and Prevention”
Definitive Dental: “Get Itchy Gums Relief”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chân răng
Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Lợi ở chân răng bị rách thường kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 05/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Bác sĩ tư vấn cách chữa tụt lợi hiệu quả, không tái phát

Cách chữa tụt lợi an toàn, hiệu quả đang là vấn đề khiến bạn đau đầu? Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến hàm răng không ngừng ê

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Cách chữa viêm lợi viêm chân răng an toàn và hiệu quả

Viêm lợi, viêm chân răng là tình trạng răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải, với những biểu hiện như sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Tổng hợp 10 cách trị mủ chân răng tại nhà cực kỳ hiệu quả

Mủ chân răng không phải là tình trạng quá hiếm gặp. Người mắc bệnh lý này sẽ có ổ mủ tại chân răng, gây đau nhức răng và thường chảy

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng ảnh hưởng thế nào, cách khắc phục

Răng bị gãy còn chân răng có thể xảy ra do lực tác động mạnh khi tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm mạnh trong quá trình

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là gì, dấu hiệu và cách điều trị bệnh lý dứt điểm

Nang chân răng là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến. Nếu như không được điều trị, các khối nang sẽ càng ngày càng phát triển về

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh