24/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Lưỡi có mảng bám màu vàng không chỉ gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này khi tìm ra đúng nguyên nhân.
Lưỡi có mảng bám màu vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Vậy tình trạng trên xảy ra do đâu và cách khắc phục như thế nào? Nha khoa Paris sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, tình trạng lưỡi có màu vàng thường xảy ra do những nguyên nhân như: vệ sinh khoang miệng không sạch, lưỡi lông đen, khô miệng và lưỡi địa lý (1).
Việc chải răng sai cách, không thay bàn chải định kỳ,… khiến cho các cặn thức ăn không được loại bỏ hoàn toàn. Sau một thời gian ngắn, vi khuẩn sẽ phát triển, tích tụ ở nhú lưỡi và khiến cho lưỡi chuyển sang màu vàng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Hiện tượng lưỡi lông đen xảy ra khi những u nhú dọc theo đầu và hai bên lưỡi phát triển lớn hơn. Những cặn thức ăn, vi khuẩn trong khoang miệng có thể xâm nhập vào những vết sưng trên và khiến cho chúng dần chuyển sang màu vàng. Sau một thời gian, lưỡi sẽ bắt đầu có màu đen.
Khô miệng là tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc thuộc nhóm kháng histamin,… Ngoài ra, các bệnh lý như tiểu đường, hội chứng Sjogren hay những lần xạ trị cũng có thể làm giảm tiết nước bọt trong khoang miệng. Lượng nước bọt trong khoang miệng giảm sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và làm vàng lưỡi.
Miệng bị khô, thiếu nước bọt
Lưỡi địa lý là tình trạng những mảng bám có kích thước khác nhau xuất hiện trên bề mặt lưỡi nhưng không gây đau. Hình dạng của các mảng bám thay đổi liên tục theo từng ngày, có thể là hình tròn, ngoằn ngoèo, hình vòng cung,… Thông thường, các mảng bám sẽ có màu đỏ, có thể chuyển thành màu vàng.
Lưỡi có mảng bám màu vàng tiềm ẩn một số nguy cơ tác động đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời (2):
– Gây hôi miệng: mảng bám màu vàng trên lưỡi là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hôi miệng
– Ảnh hưởng đến vị giác: mảng bám có thể làm giảm khả năng cảm nhận vị giác của lưỡi
– Gây viêm nhiễm: nếu không được loại bỏ, mảng bám có thể phát triển thành các ổ viêm nhiễm trên lưỡi và nướu
– Gây ung thư lưỡi: mảng bám màu vàng trên lưỡi có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư lưỡi
Khi gặp tình trạng lưỡi bị vàng, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như gặp phải các dấu hiệu sau đây:
– Dù đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như chải răng đúng cách, dùng baking soda,… nhưng màu lưỡi vẫn không thay đổi
– Lưỡi có màu vàng kèm theo triệu chứng đau nhức, khó chịu
– Tình trạng lưỡi vàng không những không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng rõ rệt
– Vàng da, da bầm tím, thân nhiệt tăng cao đột ngột
– Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy ra máu
– Những mảng bám ở trên lưỡi dày
Khi gặp phải những dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị vàng da hoặc những bệnh lý liên quan đến gan, mật… Bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tình trạng lưỡi có mảng bám màu vàng không thuyên giảm
Các phương pháp hạn chế tình trạng lưỡi có mảng bám màu vàng như: chải lưỡi, súc miệng bằng nước muối, dùng nước súc miệng, uống nhiều nước, bỏ hút thuốc lá và khám nha khoa định kỳ (3).
Chải lưỡi sẽ loại bỏ tối đa vi khuẩn và mảng bám ở kẽ lưỡi tốt hơn so với bàn chải đánh răng hoặc nước súc miệng. Bạn có thể vệ sinh lưỡi bằng cách bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng mỗi ngày.
Cách thực hiện:
– Đưa lưỡi ra ngoài
– Đưa dụng cụ nạo lưỡi hoặc bàn chải có lông mềm vào cuống lưỡi
– Di chuyển từ cuống lưỡi đến đầu lưỡi
– Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ nước bọt và các chất bẩn còn sót
– Rửa dụng cụ với nước ấm
– Thực hiện đều đặn vệ sinh lưỡi 2 lần mỗi ngày
Chải lưỡi sẽ loại bỏ vi khuẩn và mảng bám ở lưỡi
Muối có tính khử mùi, kháng khuẩn và thấm hút tốt nên có thể giúp làm sạch lưỡi hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy một chút muối pha với nước sạch rồi súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút sau mỗi bữa ăn.
Sau khi đánh răng, vệ sinh lưỡi với dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng hoặc bàn chải, có thể dùng nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Có thể nhờ các bác sĩ tư vấn thêm những loại nước súc miệng phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp giữ cho cơ thể và khoang miệng đủ độ ẩm. Nước giúp rửa sạch các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn, đồng thời kích thích sản xuất nước bọt. Nước bọt có tác dụng tự nhiên trong việc làm sạch miệng và ngăn ngừa mảng bám hình thành trên lưỡi. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn là nguyên nhân chính gây mảng bám và ố vàng trên lưỡi. Hạn chế hoặc cai thuốc lá hoàn toàn giúp giảm thiểu sự tích tụ của mảng bám và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bỏ thuốc lá cũng giúp giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng khác như bệnh nướu và ung thư miệng.
Khám nha khoa định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về răng miệng, bao gồm cả mảng bám trên lưỡi. Bác sĩ có thể thực hiện làm sạch chuyên sâu và đưa ra các lời khuyên cụ thể về cách duy trì vệ sinh miệng hiệu quả. Điều này giúp bạn duy trì sức khỏe miệng tốt và ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh lý răng miệng.
Khám nha khoa định kỳ
Hai sản phẩm vệ sinh lưỡi hiệu quả là: dụng cụ cạo lưỡi và bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi.
– Dụng cụ cạo lưỡi:
Có nhiều loại dụng cụ cạo lưỡi khác nhau trên thị trường, được làm từ nhiều chất liệu như nhựa, kim loại, dao keo,… Dụng cụ cạo lưỡi giúp dễ dàng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi (4).
– Bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi:
Một số loại bàn chải đánh răng có mặt chải lưỡi được thiết kế với các sợi lông mềm ở mặt sau của bàn chải, giúp dễ dàng vệ sinh lưỡi trong khi đánh răng.
Dụng cụ nạo lưỡi
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp khi lưỡi có mảng bám vàng:
Việc làm sạch lưỡi hàng ngày bằng cách chải hoặc cạo lưỡi có thể giúp loại bỏ mảng bám màu vàng. Các mảng bám, vi khuẩn và tế bào chết tích tụ trên bề mặt lưỡi sẽ được làm sạch, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám vàng.
Mảng bám màu vàng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe răng miệng như lưỡi lông, viêm lưỡi bản đồ, viêm nhiễm khoang miệng và thậm chí là ung thư lưỡi. Do đó, nếu thấy mảng bám màu vàng trên lưỡi, bạn nên đi khám nha khoa để xác định nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Dưới đây là bảng so sánh giữa mảng bám màu vàng trên lưỡi và mảng bám màu trắng:
Mảng bám màu vàng trên lưỡi | Mảng bám màu trắng trên lưỡi | |
Nguyên nhân | Vệ sinh răng miệng kém, lưỡi lông đen, thiếu nước bọt, khô miệng, lưỡi địa lý | Vệ sinh răng miệng kém, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý răng miệng, tác dụng phụ của thuốc |
Dấu hiệu và tác động | Gây hôi miệng, viêm nhiễm, nguy cơ ung thư lưỡi | Thường không gây ra các vấn đề sức khỏe miệng nghiêm trọng |
Mức độ nguy hiểm | Có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nguy hiểm | Ít nguy hiểm hơn mảng bám màu vàng |
Lưỡi có mảng bám màu vàng là tình trạng không ít người gặp phải. Khi có các triệu chứng khác như đau nhức, khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy,… bạn cần đến ngay Nha khoa Paris để có biện pháp xử lý tối ưu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×