Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà chớp nhoáng chỉ trong 1 phút

Những cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ thường được cha mẹ áp dụng bởi rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Vậy những phương pháp này được thực hiện như thế nào? Có rủi ro gì không? Mời các bạn đọc bài viết để nắm được những kiến thức cần thiết trước khi quyết định nhổ răng cho bé nhé!

1. Khi nào có thể tự nhổ răng sâu ở nhà

Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy cho biết: cha mẹ có thể nhổ răng sâu ở nhà khi răng đã bắt đầu lung lay, trẻ có thể tự cảm nhận được bởi chúng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, giao tiếp, có cảm giác hơi ngứa ở vị trí thay răng.

Khi đã xác định được thời điểm thay răng phù hợp, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thường xuyên lấy tay lung lay răng để chân lỏng ra, giúp việc tự loại bỏ răng trở nên nhẹ nhàng nhất.

2. Cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho bé

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho bé thường được áp dụng khi trẻ đang trong độ tuổi thay răng, thường từ 6-12 tuổi. Trong giai đoạn này, răng của trẻ đã bắt đầu lung lay để thay thế răng vĩnh viễn, xương và nướu cũng mềm hơn, giúp việc lấy răng ra dễ dàng hơn.

Trước khi thực hiện, bạn cần nắm rõ thời điểm bé đã sẵn sàng để nhổ răng. Để biết rằng răng sâu đã ổn định và có thể nhổ, cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách xem răng có lung lay không và trẻ có cảm giác hơi ngứa ở vị trí răng bị sâu.

Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy gợi ý 2 cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho bé như sau:

2.1. Mẹo tự nhổ răng bằng 1 sợi chỉ

Chuẩn bị 1 sợi chỉ dài và 1 cốc nước muối ấm. Thực hiện như sau:

– Cho sợi chỉ qua vùng giữa hai răng sâu.

– Cột hai đầu của sợi chỉ vào hai ngón tay trỏ của bạn, sau đó kéo sợi chỉ thẳng xuống.

– Sợi chỉ sẽ đẩy răng sâu ra khỏi chỗ nó đang nằm.

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ bằng 1 sợi chỉ

Cách tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ bằng 1 sợi chỉ

2.2. Mẹo tự nhổ răng sâu bằng thức ăn giòn

Bạn có thể sử dụng những loại trái cây giòn như táo, lê để giúp trẻ tự nhổ răng. Thực hiện như sau:

– Cho trẻ ăn những loại trái cây giòn như táo, lê.

– Khi trẻ cắn vào trái cây, răng sâu có thể bị đẩy ra khỏi chỗ nó đang nằm.

Cắn trái cây giòn là cách tự nhổ răng sữa vô cùng đơn giản

Cắn trái cây giòn là cách tự nhổ răng sữa vô cùng đơn giản

Tuy nhiên, việc tự nhổ răng sâu tại nhà cho trẻ luôn tiềm ẩn rủi ro và có thể gây đau đớn cho trẻ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và không gây biến chứng, tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để nhổ răng. Ở nha khoa, quy trình nhổ răng được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo không xảy ra vấn đề gì.

3. Nhổ răng ở nhà và những rủi ro nguy hiểm

Cũng theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, khi quyết định tự loại bỏ răng ở nhà cho trẻ, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức và nắm chắc kỹ thuật, nếu không có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:

– Nguy cơ nhiễm trùng cao: Do khi thực hiện ở nhà dụng cụ không đảm bảo, tay cũng không được khử trùng, quá trình thực hiện không đảm bảo yếu tố vô trùng nên khả năng nhiễm trùng là rất cao.

– Còn sót chân răng: Một vài trường hợp cha mẹ không thể lấy hết được chân răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé sau này, dễ gây hiện tượng răng khấp khểnh, hay mọc lẫy rất mất thẩm mỹ. Thậm chí, chân răng còn sót lại có thể gây nhiễm trùng, sưng nướu.

– Nuốt răng sữa vào bụng: Nhổ răng bằng mẹo cắn thức ăn giòn dễ gặp phải tình trạng này nhất. Mặc dù thông thường răng sẽ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa của bé nhưng nếu không may có thể mắc lại vào thanh quản gây nguy hiểm.

– Đau đớn dữ dội: Mặc dù răng lung lay nhưng chân răng vẫn còn bám tương đối chắc vào xương ổ răng, việc tác động vào răng mà không sử dụng thuốc tê sẽ làm trẻ bị đau. Nhổ răng hàm ở nhà bạn không thể tự kiểm soát được lực tác động nên cảm giác đau và dễ gây biến chứng là điều không thể tránh khỏi.

– Dễ xảy ra tai biến: Bé dễ bị chảy máu nhiều, tổn thương xương hàm, chấn thương mô mềm hoặc các răng xung quanh.

Nhổ răng sâu không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng không đáng có.

Nhổ răng sâu không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng không đáng có.

4. Quy trình nhổ răng sâu cho trẻ tại phòng khám an toàn

Việc nhổ răng ở nhà cho trẻ luôn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và răng miệng của trẻ. Do đó, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để nhổ răng an toàn và không gây đau đớn.

Tại Nha Khoa Paris, nhổ răng nói chung cho trẻ luôn được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo không xảy ra bất kỳ biến chứng gì.

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Bé sẽ được bác sĩ kiểm tra răng kỹ lưỡng và chụp X-quang để xác định thời điểm có thể nhổ răng. Nếu răng sữa bị vẫn chưa thể nhổ, hàn trám răng là phương pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này và duy trì chức năng ăn nhai bình thường cho trẻ.

 Bước 2: Gây tê tại chỗ

Khi xác định được thời điểm nhổ răng phù hợp cho trẻ, bác bác sĩ sẽ bắt gây tê cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, gây tê thường bằng thuốc mỡ hoặc dạng xịt để quá trình nhổ răng không gây đau đớn cho trẻ và thuận tiện trong thao tác nhổ răng.

 Bước 3: Tiến hành nhổ răng

Nhổ răng cho bé bằng máy Piezotome giúp răng được tách ra khỏi nướu một cách tự nhiên, sau đó có thể nhấc răng nhẹ nhàng. Đây là công cụ hỗ trợ nhổ răng hiện đại nhất hiện này, chỉ mất khoảng 5-10 phút, không gây đau đớn và biến chứng như các phương pháp truyền thống.

Trẻ được nhổ răng sâu tại nha khoa Paris nhẹ nhàng, không đau đớn.

Trẻ được nhổ răng ở Nha Khoa Paris nhẹ nhàng, không đau đớn.

Bước 4: Cầm máu và hẹn lịch tái khám

Bác sĩ cho bé cắn gạc tiệt trùng để cầm máu, dặn dò cách chăm sóc răng và sinh hoạt cẩn thận. Đồng thời, để cha mẹ yên tâm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau phù hợp với trẻ nhỏ và dặn tái khám sau 1 tuần.

Nhổ răng sữa cho trẻ ở Nha Khoa Paris có mức giá rất hợp lý, chỉ 100.000 đồng nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, các bác sĩ của chúng tôi luôn biết cách trò chuyện thân mật, tạo tâm lý thoải mái giúp trẻ có thể ngoan ngoãn thực hiện nhổ răng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Răng sâu bị vỡ lớn: Nguy cơ và cách khắc phục tốt nhất

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bỏ túi các cách nhổ răng tại nhà cực đơn giản

Bỏ túi các cách nhổ răng tại nhà cực đơn giản

Các cách nhổ răng tại nhà cho bé đang được nhiều người chia sẻ và áp dụng. Cụ thể, nhổ bằng chỉ, tay, bông gạc, đồ ăn cứng và đá lạnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Mách bạn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình

Mách bạn địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình

Nha Khoa Paris luôn là đơn vị thuộc top đầu danh sách những địa chỉ nhổ răng khôn uy tín tại Quận Tân Bình. Bởi nha khoa có những ưu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cách nhổ răng bằng chỉ phổ biến? có an toàn không, có biến chứng không

Cách nhổ răng bằng chỉ phổ biến? có an toàn không, có biến chứng không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Răng số 7 bị mất cần phải trồng lại trong thời gian sớm nhất có thể để ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, đối với vấn đề

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
12 Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý dứt điểm

12 Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng và cách xử lý dứt điểm

Nhiễm trùng là một biến chứng rất nguy hiểm sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm