Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm tủy răng có mủ xảy ra do đâu – Cách điều trị dứt điểm

Viêm tủy răng có mủ là tình trạng các mô tủy ở chân răng bị nhiễm trùng nặng, gây đau nhức dai dẳng. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, sâu răng… Khi gặp phải bệnh lý trên, bạn sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.

1. Dấu hiệu viêm tủy răng có mủ

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, viêm tủy răng kèm mủ là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có các dấu hiệu điển hình như sau:

– Những cơn đau nhức răng dữ dội liên tục xảy ra, đặc biệt là trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Cơn đau răng có thể lan đến cả những bộ phận xung quanh như đầu, cổ, hàm…

– Phần nướu ở xung quanh chân răng bị sưng phồng, màu đỏ. Nếu dùng tay ấn vào, bạn sẽ có cảm giác mềm mềm và đau nhức.

– Phần mặt ở bên vùng răng viêm tủy bị sưng lên khiến cho hai bên mặt không có sự cân đối.

– Quanh chân răng có mủ.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

– Răng bị nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng/lạnh.

– Sốt trên 38 độ, mệt mỏi.

– Nổi hạch ở góc hàm.

Viêm tủy răng có mủ gây đau nhức dai dẳng

Viêm tủy răng có xuất hiện mủ gây đau nhức dữ dội và dai dẳng

2. Viêm tủy răng có mủ xảy ra do đâu

2.1. Vệ sinh răng miệng kém

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tủy răng có xuất hiện ổ mủ chủ yếu bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng hàng ngày không cẩn thận. Các cặn thức ăn thừa bám đọng lại ở kẽ răng lâu ngày sẽ dần hình thành mảng bám và cao răng.

Khi đó, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt. Chúng dần dần tấn công vào chân răng và khiến cho tủy răng bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn sẽ lan dần xuống vùng cuống răng và gây nên các ổ abscess. Khi đó, bệnh lý viêm tủy răng đã chuyển nặng.

2.2. Bệnh sâu răng

Sâu răng là tình trạng các mô cứng của răng bị tổn thương do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Nếu không chữa trị sớm, cấu trúc răng sẽ bị phá hủy nghiêm trọng. Vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào phần tủy ở trong chân răng và gây viêm nhiễm có mủ. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức răng nặng và kéo dài trong nhiều ngày.

Như trường hợp của chị N.K.H 28 tuổi (Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng) đến Nha Khoa Paris khám với tình trạng đau nhức răng hàm dữ dội. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đã chẩn đoán chị bị răng sâu vào tủy do bệnh lý sâu răng quá nặng. Bác sĩ đã chỉ định loại bỏ ổ mủ, lấy tủy răng và kê đơn thuốc để bệnh lý nhanh khỏi.

Sâu răng gây viêm tủy có xuất hiện mủ

Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây viêm tủy có xuất hiện mủ

2.3. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức xung quanh răng như nướu, xương ổ răng, hệ thống dây chằng nha chu… Nếu bệnh viêm nha chu không được điều trị sớm, vi khuẩn từ xương ổ răng sẽ nhanh chóng lan rộng tới các mô tủy trong chân răng và gây viêm nhiễm có xuất hiện ổ mủ.

2.4. Thói quen xấu

Những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, cắn đầu bút… đều có thể làm tổn thương men răng. Đây chính là điều kiện cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây hại trong khoang miệng xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng, cuống răng và gây viêm nhiễm.

2.5. Chấn thương răng

Về bản chất, độ chịu lực của răng tự nhiên khá tốt, vào khoảng 200Mpa. Tuy nhiên, trong trường hợp phải chịu một lực mạnh tác động do tai nạn, va chạm khi chơi thể thao… răng vẫn rất dễ bị nứt, vỡ. Vi khuẩn sẽ thông qua những vết nứt, vỡ trên răng để xâm nhập vào phần tủy ở chân răng và gây viêm.

Răng bị vỡ

Răng bị vỡ

2.6. Chế độ ăn uống

Bên cạnh những nguyên nhân mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, chế độ ăn uống kém khoa học cũng có thể dẫn tới viêm tủy răng kèm mủ.

Cụ thể là những người thường xuyên ăn các thực phẩm sau:

– Đồ ngọt, chứa nhiều đường như bánh, kẹo, soda… khiến cho vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cà chua… làm mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

3. Viêm tủy răng có mủ uống thuốc gì

Để những cơn đau nhức do viêm tủy gây ra nhanh chóng thuyên giảm và ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng, các bác sĩ thường chỉ định dùng những loại thuốc dưới đây:

+ Thuốc kháng sinh Spiramycin:

Spiramycin là thuốc thuộc nhóm macrolid có công dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại tổng hợp protein. Liều dùng ở người lớn là uống 1 – 2gram, uống 2 lần/ngày. Trẻ em nặng hơn 20kg nên uống 25mg/kg, chia làm 2 lần/ngày. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú.

– Thuốc Alpha chymotrypsin:

Đây là thuốc kháng viêm với thành phần chính Chymotrypsin 4220 USP, hỗ trợ giảm sưng tấy và ngăn chặn tình trạng phá hủy mô khi viêm nhiễm. Liều dùng thông thường của thuốc là 2 viên/lần, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần.

– Thuốc giảm đau Paracetamol:

Thuốc Paracetamol được sử dụng với công dụng chính là giảm đau nhức và hạ sốt do viêm tủy răng gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ thực sự có hiệu quả đối với trường hợp đau từ nhẹ đến vừa. Liều dùng là uống 1 – 2 viên nén 500mg, mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Trẻ em chỉ nên uống mỗi lần 10-15mg/kg.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol được sử dụng với bệnh lý viêm tủy răng

4. Phương pháp điều trị viêm tủy răng kèm mủ tại nha khoa

Để chữa trị triệt để viêm tủy răng có kèm mủ, bạn nên tới nha khoa. Bệnh lý sẽ được điều trị dựa trên nguyên tắc là cô lập vùng nhiễm trùng, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu và loại bỏ ổ viêm.

Dưới đây là cách để làm sạch những ổ viêm nhiễm:

– Tạo một vết cắt nhỏ ở nướu ở dẫn lưu ổ mủ.

– Loại bỏ dị vật ở mô nướu (nếu có).

Lấy cao răng để làm sạch vùng chân răng.

– Lấy tủy răng bị viêm, trám bít ống tủy rồi tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ để đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị viêm tủy ở mức độ quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh làm tổn hại tới xương hàm cũng như bộ phận khác trong khoang miệng.

5. Làm thế nào để phòng tránh viêm tủy răng

Để ngăn ngừa bệnh lý viêm tủy răng có xuất hiện mủ, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng kem đánh răng có chứa fluoride và bàn chải lông mềm 2 lần/ngày. Khi đánh răng, bạn hãy chải theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm mòn men răng.

– Ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Khám nha khoa 2 lần/năm để bác sĩ lấy cao răng và kiểm tra răng miệng tổng quát.

– Chữa trị sớm nếu như có dấu hiệu mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…

– Đeo máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ để ngăn chặn hai hàm răng siết chặt vào nhau.

– Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt hoặc đồ có tính axit cao.

– Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch hoàn toàn những cặn thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.

– Dùng nước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày giúp ngăn chặn bệnh lý viêm tủy có mủ

Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày giúp ngăn chặn bệnh lý viêm tủy có mủ

Như vậy, viêm tủy răng có mủ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây mất răng vĩnh viễn nếu như không chữa trị kịp thời. Do đó, ngay khi phát hiện có dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xây dựng phác đồ điều trị.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Dấu hiệu nhận biết và điều trị đúng viêm tủy răng có mủ”
MSD Manuals: “Pulpitis – Dental Disorders”
Cleveland Clinic: “Pulpitis: Types, Symptoms & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má không chỉ khiến người bệnh thấy đau nhức, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn gây nên những biến

Giải đáp: Viêm tủy răng có tự khỏi không

Giải đáp: Viêm tủy răng có tự khỏi không

Viêm tủy răng là tình trạng vùng tủy bên trong chân răng bị vi khuẩn gây hại tấn công và viêm nhiễm. Bệnh có các triệu chứng như ê buốt

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

5 Dấu hiệu điều trị tủy răng thất bại và cách khắc phục

Điều trị tủy răng được thực hiện nhằm loại bỏ hết phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật tối đa. Mặc dù không quá phức tạp nhưng

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Chế độ ăn như nào tốt cho răng miệng

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Chế độ ăn như nào tốt cho răng miệng

Tủy răng là bộ phận quan trọng của răng chứa mạch máu và dây thần kinh. Khi răng bị viêm tủy sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tăng

Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tủy, cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tủy, cách điều trị hiệu quả

Răng bọc sứ bị viêm tủy gây ra cảm giác ê buốt và những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, nghiêm trọng hơn là hoại

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map