Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bộ răng sữa có bao nhiêu cái? Cách khắc phục răng sữa bị sâu

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc trên cung hàm của trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong ăn nhai, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Để hiểu hơn về bộ răng sữa của bé hãy cùng theo chân chuyên gia nha khoa phân tích chi tiết tại bài viết sau đây nhé!

I – Những điều cần biết về răng sữa trẻ em

1. Bộ răng sữa có bao nhiêu cái?

Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần 10 của bào thai, sau đó sẽ mọc chồi lên trên vào tuần thứ 6 sau sinh.

Những chiếc răng đầu tiên này được gọi là răng sữa và tồn tại trong giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Bộ răng sữa của trẻ mọc đầy đủ vào lúc trẻ 2 – 3 tuổi với tổng cộng 20 răng bao gồm 10 răng sữa hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Có tổng cộng 20 cái răng sữa

Có tổng cộng 20 cái răng sữa

2. Răng sữa thay bao nhiêu cái?

Phần lớn trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa lúc 5 – 6 tuổi, dưới áp lực của răng vĩnh viễn ở phía dưới chân răng sữa sẽ tiêu dần và lung lay, sau đó rụng đi.

Răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng, do đó 20 răng sữa của trẻ sẽ thay thế hoàn toàn bằng 20 răng vĩnh viễn.

??? VIDEO Trình tự thay răng sữa ở trẻ

3. Răng sữa có tác dụng gì? Có tủy không?

Răng sữa có cấu trúc giống với răng vĩnh viễn bao gồm bốn phần chính là men răng, ngà răng, tủy răng và xương răng.

Tuy nhiên men và ngà răng sữa mỏng hơn còn buồng tủy lớn hơn so với răng vĩnh viễn. Do đó nếu như thắc mắc răng sữa có tủy không thì lời giải đáp chính xác là “có”.

Răng sữa có tác dụng giúp bé ăn nhai, phát âm và nở nụ cười. Không những vậy, nó còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc đúng, mọc chuẩn trên cung hàm nhờ đó mà hàm răng mọc đều và đẹp.

II – Các trường hợp thường gặp ở răng sữa của bé

Do răng sữa có lớp men răng, ngà răng mỏng nên dễ dàng bị tác động bởi các yêu tố bên ngoài dẫn đến các trường hợp không mong muốn. Dưới đây là các trường hợp xấu thường xảy ra với răng sữa của bé.

Răng sữa bị đen, bị sâu: Trẻ con thường thích ăn đồ ngọt đây là tác nhân gây sâu răng chính ở trẻ. Nếu cha mẹ không chăm sóc răng miệng của trẻ cẩn thận ngay từ đầu sẽ khiến răng bị đen, bị sâu.

Răng sữa bị vàng, bị mòn: Men và ngà răng của trẻ rất mỏng nên nếu thức ăn không được làm sạch sau khi ăn sẽ nhanh chóng đổi màu răng gây mòn men răng ở trẻ.

Răng sữa rất dễ bị sâu

Răng sữa rất dễ bị sâu

Răng sữa không rụng: Tình trạng này chủ yếu là do răng vĩnh viễn không mọc lên nên răng sữa không rụng.

Răng sữa mọc lệch: Thông thường răng sữa lệch lạc là do trẻ có thói quen xấu như bú tay, ngậm ti sữa quá nhiều.

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc: Đây là tình trạng bất thường của quá trình mọc răng ở trẻ, lúc này các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa để kiểm tra và khắc phục sớm nhất.

Răng vĩnh viễn mọc chồi khi răng sữa chưa rụng

Răng vĩnh viễn mọc chồi khi răng sữa chưa rụng

III – Cách khắc phục tình trạng răng sữa sâu, không rụng

Tùy vào tình trạng bệnh lý của trẻ sẽ có cách khắc phục khác nhau, khi phát hiện răng trẻ gặp các tình trạng kể trên cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa thăm khám. Thông thường sẽ có 3 cách điều trị như sau:

1. Trám răng sữa bị sâu

Nhiều phụ huynh đã gửi băn khoăn đến cho niengrangdep.net rằng răng sữa bị sâu có nên trám không? Thực chất khi răng trẻ bị sâu hoàn toàn có thể hàn trám bằng công nghệ Laser Tech, đây là công nghệ trám răng an toàn và hiệu quả nhất nhờ chất liệu trám và kỹ thuật hiện đại.

Tuy nhiên, chỉ nên trám răng sữa khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu như răng sữa của trẻ bị sâu nhưng đang có dấu hiệu lung lay để thay thế răng vĩnh viễn thì việc hàn trám là không cần thiết. Và nhổ răng sữa là phương pháp tối ưu.

Trám răng sữa bị sâu nhẹ

Trám răng sữa bị sâu nhẹ

2. Nhổ răng sữa không đau

Do răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên phụ huynh hoàn toàn có thể đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng nhưng chỉ nhổ răng sữa trong các trường hợp sau:

Răng sữa của trẻ bị sâu nặng

Răng sữa đến gần đến thời điểm thay răng nhưng mắc bệnh lý gây đau nhức

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Nếu răng sữa nhổ bỏ sớm hơn thời gian thay răng vĩnh viễn có thể dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc, sai lệch khớp cắn trong bộ răng vĩnh viễn.

??? VIDEO Nhổ Răng Sữa không đau tại nha khoa Paris

3. Niềng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Việc răng vĩnh viễn mọc lệch là điều khó tránh khỏi khi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Niềng răng được xem là giải pháp tối ưu được các bác sĩ khuyên dùng nhằm giải quyết tình trạng này.

Niềng răng là giải pháp tác động lực lên các răng, dần dịch chuyển răng về vị trí như ý thông qua hệ thống dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt.

Mọi trường hợp răng hô, móm, răng thưa, răng khấp khểnh, sai khớp cắn đều có thể được xử lý bằng niềng răng – phương pháp phục hình với nhiều ưu điểm vượt trội:

Cho hàm răng đều, đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ cho chủ nhân.

Giúp hàm răng đều khít, khớp cắn chuẩn hơn, đảm bảo chức năng ăn nhai cho cơ thể.

An toàn, lành tính cho môi trường răng miệng, răng dịch chuyển dần về vị trí mong muốn mà không gây lung lay chân răng, tổn hại xương hàm.

Chi phí thấp, lại có thể đem lại hiệu quả dài lâu. Chỉ cần thực hiện 1 lần với mức chi phí khoảng 30.000.000 VND, bạn có thể sở hữu hàm răng đều đẹp, thẳng hàng, chuẩn khớp cắn vĩnh viễn.

Niềng răng sữa mọc lệch, mọc chồi cho bé

Niềng răng sữa mọc lệch, mọc chồi cho bé

IV – Những thắc mắc thường gặp với bộ răng sữa

Ngoài những thông tin kể trên còn khá nhiều thắc mắc liên quan đến răng sữa, xem ngay sau đây để biết lời giải đáp nhé!

1. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Răng sữa lung lay là dấu hiệu răng vĩnh viễn đang nhú lên làm tiêu chân răng sữa đây cũng là thời điểm thích hợp để loại bỏ răng ra khỏi hàm. Tuy nhiên để giảm đau đớn cho trẻ, cha mẹ nên để răng lung lay nhiều hơn rồi mới nhổ bỏ.

Làm răng lung lay nhiều hơn trước khi nhổ

Làm răng lung lay nhiều hơn trước khi nhổ

2. 1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu?

Thời gian mọc răng sữa trung bình ở trẻ là từ tháng thứ 6 và khoảng 6 tháng sau cung hàm của trẻ sẽ có 6 răng, khoảng 12 – 24 tháng nữa trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 răng. Trình tự mọc răng sữa của bé cụ thể như sau:

4 răng cửa giữa: 5 – 8 tháng đầu

4 răng cửa bên: 7 – 10 tháng

4 răng nanh: 14 – 20 tháng

4 răng hàm thứ 1: 12 – 16 tháng

4 răng hàm thứ 2: 20 – 32 tháng

#3. Nuốt răng sữa vào bụng có sao không?

Nếu nuốt răng sữa vào bụng thì sẽ không xảy ra vấn đề gì nếu như răng không bị kẹt và có thể thải ra ngoài theo đường vệ sinh.

Tuy nhiên, nếu như chiếc răng bị mắc kẹt vào đâu đó như khí quản, phổi có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, khi trẻ nuốt phải răng sữa bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

4. Răng sữa mọc lệch có sao không?

Răng sữa mọc lệch có thể gây ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn do đó cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến quá trình trẻ thay răng vĩnh viễn để khắc phục kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng sữa
Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ: nên nhổ bỏ hay nến trám? cách xử lý tốt nhất

Sâu răng sữa là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn nhưng nếu bố mẹ chủ quan sẽ ảnh

Ngày 11/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Lưu ý cách phòng tránh

Trẻ em thường hiếu động và dễ gặp chấn thương như gãy răng sữa khi đang vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn

Răng sữa của bé bị mủn thường xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính là do thói quen uống sữa đêm, thiếu canxi – fluor, vệ sinh răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Tại sao răng sữa không rụng? Vấn đề và cách giải quyết

Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh 

Nanh sữa của trẻ khá lành tính và thường sẽ tự biến mất sau khoảng một vài tuần nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm