Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp 12 cách chữa sâu răng tại nhà an toàn và hiệu quả

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có đến 75% người trưởng thành mắc phải. Nếu như bệnh lý chỉ đang ở giai đoạn mới chớm, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng các cách chữa sâu răng tại nhà. Điểm chung của những cách trên là đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, ít gây ra tình trạng kích ứng.

1. Cách chữa sâu răng tại nhà

Để chữa trị bệnh lý sâu răng ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng những cách sau: sử dụng nước muối, lá ổi, rễ lá lốt, lá bạc hà, rượu cau, lá tía tô, gừng, tỏi, trà xanh, đinh hương, bột nghệ và lá bàng non.

1.1. Mẹo chữa đau răng sâu với nước muối

Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày rất hữu ích đối với việc điều trị bệnh lý răng sâu. Bởi muối sẽ đi vào tế bào của vi khuẩn và virus gây bệnh ở trong khoang miệng.

Điều đó làm cho nồng độ muối tăng cao và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tác nhân gây hại ra ngoài. Vi khuẩn và virus mất nhiều nước sẽ trở nên bất hoạt và dần bị tiêu diệt. Do đó, nước muối sẽ ngăn chặn sâu răng tiếp tục phát triển. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh lý như đau nhức, hôi miệng… sẽ dần dần thuyên giảm.

Bạn chỉ cần pha khoảng 2 – 3 muỗng cà phê với nước ấm và ngậm trong miệng khoảng 30 – 60 giây. Mỗi ngày dùng nước muối khoảng 2 – 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua trực tiếp nước muối sinh lý tại cửa hiệu thuốc để về sử dụng. Tuy nhiên, bạn không nên ngậm nước muối quá lâu bởi sẽ làm tổn thương tới niêm mạc miệng.

Nước muối có khả năng chữa sâu răng

Nước muối có khả năng chữa sâu răng

1.2. Cách chữa sâu răng tại nhà an toàn với lá ổi

Đối với trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá ổi để chữa tại nhà. Nguyên nhân là do trong lá ổi chứa một hoạt chất kháng viêm có tên là astringents. Hoạt chất trên sẽ góp phần ngăn chặn bệnh lý sâu răng tiếp tục tiến triển theo chiều hướng xấu.

Bên cạnh đó, bảng thành phần của lá ổi còn có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như vitamin, guaijaverin, avicularin, quercetin… Chúng sẽ giúp các tổn thương ở răng bị sâu nhanh chóng phục hồi.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị khoảng 100g lá ổi và đem đi rửa sạch.

– Cho lá ổi vào nồi, đổ thêm 1 – 1,5 lít nước và đun cho tới khi lượng nước còn lại khoảng ⅔.

– Chắt bỏ lá ổi và lấy nước để súc miệng 3 – 4 lần hàng ngày sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

1.3. Dùng rễ lá lốt trị sâu răng

Dùng rễ lá lốt để trị sâu răng cũng là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng và nhận lại hiệu quả tích cực. Bởi lá lốt có chứa bezylacetat. Đây là hoạt chất có đặc tính sát khuẩn cao. Chúng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh sâu răng và giảm đau nhức răng hiệu quả.

Đặc biệt, lá lốt lá một nguyên liệu tự nhiên lành tính nên rất an toàn. Chính vì vậy, ngay cả bà bầu, trẻ em, người cao tuổi cũng hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt để chữa sâu răng mà không lo gặp phải tình trạng kích ứng.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch phần rễ lá lốt để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất, cát…

– Giã nhuyễn rễ lá lốt cùng với một ít muối tinh khiết.

– Chắt lấy nước cốt rễ lá lốt.

– Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm nước rễ lá lốt rồi nhẹ nhàng chấm lên vị trí răng sâu.

– Ngậm khoảng 3 – 5 phút để các tinh chất từ rễ lá lốt có thể tiết ra hết rồi súc miệng bằng nước sạch.

1.4. Mẹo chữa sâu răng bằng lá bạc hà

Dùng lá lạc hà cũng là một mẹo mà bạn có thể áp dụng để cải thiện bệnh lý sâu răng ngay tại nhà. Cả 3 hoạt chất menthol, phenol và flavonoid có trong bạc hà đều là những thành phần có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Chúng có khả năng kháng nhiều chủng loại vi khuẩn trong khoang miệng, trong đó điển hình là vi khuẩn Streptococcus Mutans gây sâu răng. Nhờ vậy, bệnh sâu răng sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

Đồng thời, lá bạc hà còn có tính mát, giúp gây tê tạm thời. Khi các tinh chất của lá bạc hà tác động lên bề mặt răng, kẽ răng, cơn đau sẽ giảm bớt đi đáng kể.

Cách thực hiện:

– Cho lá bạc hà khô vào trong cốc nước sôi.

– Hãm lá bạc hà trong khoảng 20 – 30 phút.

– Dùng nước lá bạc hà ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút, lặp lại 2 – 3 lần/ngày.

Cách chữa sâu răng tại nhà bằng lá bạc hà

Cách trị sâu răng tại nhà bằng lá bạc hà

1.5. Rượu cau chữa bệnh sâu răng tại nhà

Rượu cau là một loại thuốc chữa sâu răng đã được lưu truyền rất lâu trong dân gian. Quả cau có chứa tanin, myristicin, sacaroza, laurin, olein, galactan, muối vô cơ… Những hoạt chất trên trong quả cau có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức răng khá tốt.

Trong khi đó, rượu có nồng độ cồn cao nên cũng sát khuẩn rất tốt. Khi hết hợp hai nguyên liệu trên lại với nhau, bạn sẽ thu được một hỗn hợp có tính diệt khuẩn cao, đặc biệt tốt trong việc điều trị bệnh sâu răng.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 2kg quả cau tươi và 1 lít rượu trắng.

– Rửa sạch quả cao và để ráo nước.

– Tước vỏ xanh của quả cau.

– Tiếp tục tước phần cùi trắng và bổ hạt cau ra thành hai hoặc bốn phần.

– Đổ cùi trắng và hạt cau vào rượu và đậy nút chặt.

– Sau khi ngâm hỗn hợp được khoảng 1 tháng, bạn có thể dùng rượu cau để súc miệng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần ngậm khoảng 15 phút.

1.6. Cách chữa sâu răng tại nhà bằng tía tô

Nếu như bạn đang tìm kiếm một nguyên liệu có thể chữa trị bệnh sâu răng tại nhà thì chắc chắn không thể bỏ qua lá tía tô. Bởi lá tía tô chứa tinh dầu với thành phần chính gồm aldehyde, xeton, perillaldehyde, hidrocacbon, furan…

Trong đó, perillaldehyde chiếm tới 55%. Trong y học hiện đại, hoạt chất trên có đặc tính kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và giảm đau rất tốt. Nhờ vậy, lá tía tô được sử dụng đúng cách cũng góp phần làm giảm các triệu chứng do bệnh lý sâu răng gây ra.

Cách thực hiện:

– Rửa sạch một nắm lá tía tô rồi ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

– Cho lá tía tô vào nồi rồi đổ thêm khoảng 400ml nước.

– Cho thêm 2 thìa muối khi nước sôi rồi khuấy đều.

– Chắt lấy nước lá tía tô để súc miệng 2 – 3 lần/ngày.

1.7. Trị sâu răng bằng gừng

Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn được sử dụng phổ biến, gừng còn được biết đến với khả năng chữa trị bệnh sâu răng hiệu quả. Bảng thành phần của gừng có chứa  chất men zingibain, tecpen, oleoresin… Chúng đều có công dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng khoảng 7 – 10 ngày, các triệu chứng của bệnh sâu răng sẽ dần biến mất.

Cách thực hiện:

– Rửa củ gừng và bóc sạch vỏ.

– Đắp trực tiếp gừng lên phần răng bị sâu trước khi đi ngủ và để qua đêm.

Gừng có chứa hoạt chất kháng khuẩn

Gừng có chứa hoạt chất kháng khuẩn

1.8. Sử dụng tỏi chữa sâu răng

Từ lâu, tỏi đã được nhiều người sử dụng để chữa trị các bệnh lý, trong đó có sâu răng. Do trong tỏi có chứa rất nhiều dưỡng chất như diallyl disulfide, azone… Chúng sẽ ức chế và ngăn chặn vi khuẩn gây hại tiếp tục tấn công vào cấu trúc răng.

Đặc biệt, khi bạn kết hợp hai nguyên liệu tỏi và gừng lại với nhau thì hiệu quả chữa trị sâu răng sẽ nâng cao đáng kể. Những cơn đau nhức do bệnh sâu răng gây ra sẽ nhanh chóng được xoa dịu, giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Cách thực hiện:

– Lột sạch vỏ khoảng 2 – 3 tép tỏi.

– Gọt bỏ vỏ và cắt ra khoảng 2 – 3 lát gừng.

– Giã nhuyễn gừng và tỏi cùng với nhau.

– Đắp hỗn hợp trên lên vùng răng sâu khoảng 10 – 15 phút, ngày có thể đắp 2 – 3 lần.

1.9. Cách trị sâu răng từ trà xanh

Biện pháp chữa sâu răng tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn là sử dụng lá trà xanh. Nguyên liệu trên có chứa một lượng lớn epatechin EGCG. Đây là chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, và chống oxy hóa. Do đó, việc dùng nước trà xanh mỗi ngày cũng rất tốt cho quá trình chữa trị bệnh sâu răng.

Đặc biệt, cách thực hiện cũng rất đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạn chỉ cần đun lá trà xanh để lấy nước uống. Hoặc bạn ngậm nước trà xanh hàng ngày cũng góp phần giúp giảm bớt cơn đau nhức răng sâu hiệu quả.

1.10. Dùng đinh hương chữa sâu răng

Đinh hương là một loại cây khá phổ biến, thuộc họ sim. Trong tinh dầu đinh hương có chứa tới hơn 50% là hoạt chất eugenol. Đây là một chất gây tê tự nhiên, giúp xoa dịu những cơn đau nhức do sâu răng gây ra nhanh chóng. Chưa kể, eugenol còn có khả năng chống viêm, giúp ngăn chặn bệnh lý sâu răng tiếp tục tiến triển.

Cách thực hiện:

– Giã nhỏ đinh hương.

– Ngâm đinh hương với cồn, bạn nên để càng lâu càng tốt.

– Tẩm hỗn hợp vừa thu được vào bông gòn, ấn nhẹ vào chỗ răng bị sâu và giữ nguyên trong khoảng 5 – 10 phút.

Đinh hương có chứa chất gây tê, giúp giảm đau nhức răng hiệu quả

Đinh hương có chứa chất gây tê, giúp giảm đau nhức răng hiệu quả

1.11. Chữa sâu răng với bột nghệ

Nếu như răng chỉ mới chớm sâu, mức độ còn nhẹ thì bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ để khắc phục. Thành phần curcumin có trong bột nghệ là một chất kháng khuẩn và giảm viêm rất tốt. Khi tiếp xúc với các răng đang bị bệnh, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Từ đó các triệu chứng đau nhức cũng sẽ dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Trộn bột nghệ với một ít nước ấm để thu được hỗn hợp ở dạng sền sệt.

– Đắp hỗn hợp bột nghệ trực tiếp vào vị trí sâu răng.

– Giữ từ 5 – 10 phút rồi súc miệng bằng nước ấm.

1.12. Cách chữa sâu răng với lá bàng non

Thực tế, rất ít người biết rằng lá bàng non còn có khả năng chữa trị sâu răng rất tốt. Một số thành phần trong lá bàng có tác dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế hình thành viêm nhiễm và ngăn sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Điển hình như flavonoid, saponin, phytosterol, tannin…

Đặc biệt, khi tiếp xúc với nước bọt ở khoang miệng, các tinh chất trong lá bàng non sẽ tạo nên một lớp màng bảo vệ, giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại lên răng. Đây chính là lý do lá bàng non được sử dụng như một vị thuốc để chữa trị sâu răng tại nhà.

Cách thực hiện:

– Rửa lá bàng non và ngâm trong nước muối khoảng 10 – 15 phút để tiêu diệt vi khuẩn.

– Vò qua lá bàng rồi đun sôi với khoảng 1 – 2 bát nước.

– Để nhỏ lửa khoảng 30 phút rồi chắt lấy nước súc miệng.

– Súc miệng với nước lá bàng mỗi ngày để giảm đau nhức răng.

Lá bàng non trị sâu răng

Lá bàng non trị sâu răng

2. Những lưu ý quan trọng khi chữa sâu răng tại nhà

Khi áp dụng các cách chữa sâu răng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

– Các biện pháp tại nhà chỉ góp phần làm giảm các triệu chứng của sâu răng chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh lý.

– Mẹo tại nhà chỉ thực sự có hiệu quả trong trường hợp răng sâu chỉ ở mức độ nhẹ, lỗ sâu chưa lớn.

– Cần phải áp dụng đúng cách để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Kết hợp chải răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch vi khuẩn gây hại.

– Tránh sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường như siro, bánh, kẹo ngọt… vì chúng sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng phát triển.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa nếu như sau một thời gian áp dụng các cách tại nhà nhưng bệnh sâu răng vẫn không thuyên giảm.

Với các cách chữa sâu răng tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng bạn sẽ tìm được biện pháp phù hợp để sớm cải thiện các triệu chứng sâu răng. Chỉ cần bạn phát hiện bệnh lý sớm, áp dụng đúng cách, bệnh sẽ mau chóng thuyên giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Trám răng rồi có bị sâu lại không – Cách chăm sóc răng sau khi trám

Hàn trám răng là phương pháp tối ưu và tiết kiệm nhất giúp giải quyết triệt để tình trạng răng sâu, vỡ. Nhưng trám răng rồi có bị sâu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên đau nhức, khó chịu. Nếu e ngại việc đến phòng khám nha khoa và tình trạng đang

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam