Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm xoang hàm: Phân loại, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm xoang hàm xảy ra khi lớp niêm mạc bao phủ xoang hàm viêm nhiễm do nhiều yếu tố. Bệnh sẽ gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết sau của Nha khoa Paris sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả viêm xoang hàm.

1. Viêm xoang hàm là gì

Viêm xoang hàm là tình trạng viêm xoang phổ biến, nhiễm trùng ở các túi xoang hàm xung quanh vùng dưới mắt và bên trong hàm khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. người bị viêm xoang  sẽ có biểu hiện mưng mủ, sưng tấy, phù nề, đau nhức ở lớp niêm mạc bao phủ hốc xoang (1).

Viêm xoang hàm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Việc chẩn đoán và chữa trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng ở xoang và các vùng lân cận.

Tình trạng viêm xoang

Tình trạng viêm xoang hàm

2. Các loại viêm xoang hàm phổ biến

Viêm xoang hàm được chia thành 3 loại là: viêm xoang hàm cấp tính, viêm xoang hàm mãn tính và viêm xoang hàm do bệnh lý về răng.

2.1. Viêm xoang hàm cấp tính

Viêm xoang hàm cấp tính thường xuất hiện đột ngột, gây đau đầu, đau mặt, ảnh hưởng đến hốc mắt và hai bên thái dương. Cơn đau trở nên nặng hơn khi cúi đầu hoặc thực hiện các động tác mạnh. Khi ấn tay vào răng nanh sẽ thấy đau và ngứa ran ở hàm.

Người bệnh còn bị chảy nước mũi, ban đầu loãng, sau đó đặc dần, chuyển sang màu vàng, chứa nhiều mủ và có mùi hôi khó chịu. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 6 tuần, nếu không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

2.2. Viêm xoang hàm mãn tính

Viêm xoang hàm mãn tính xảy ra do biến chứng của viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa hoặc sự hình thành ổ nhiễm khuẩn từ răng. Các biểu hiện như mệt mỏi, đau 2 bên thái dương, chảy mủ màu vàng xanh từ mũi. Cơn đau thường kéo dài và gây nghẹt mũi, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy.

Viêm xoang hàm mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như viêm xương tủy, viêm màng não, viêm tấy hốc mắt và áp xe não.

2.3. Viêm xoang hàm do bệnh lý về răng

Khi có bệnh lý về răng như sâu răng, khoan chỉnh hoặc nhổ răng không đúng kỹ thuật, gây tổn thương, gây viêm xoang hàm. Các triệu chứng giống với viêm xoang cấp, bao gồm đau mặt âm ỉ, sốt, mùi thối từ mủ chảy ra từ mũi bên xoang bị viêm.

Các loại viêm xoang phổ biến

Các loại viêm xoang hàm phổ biến

3. Nguyên nhân gây viêm xoang hàm là gì

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm xoang hàm như: nhiễm khuẩn, chấn thương, tắc nghẽn ống dẫn nước mắt, dị ứng, bệnh lý răng miệng, sức đề kháng kém và bệnh lý đường hô hấp.

– Nhiễm khuẩn: vi khuẩn xâm nhập vào túi khí trong xoang hàm qua đường hô hấp hoặc sau thủ thuật nha khoa và phát triển tại hốc xoang gây viêm

– Chấn thương: tai nạn, va đập ở vùng xoang hàm có thể gây viêm xoang hàm

– Tắc nghẽn ống dẫn nước mắt: ống dẫn nước mắt tắc nghẽn làm nước mắt và chất dịch từ xoang hàm tràn ngược ra, gây viêm nhiễm và sưng to

– Dị ứng: người có cơ địa nhạy cảm với thời tiết, môi trường ô nhiễm, dị vật, khói thuốc lá, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật dễ bị viêm sưng, phù nề

– Bệnh lý về nướu và răng: tình trạng sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc nướu, có thể lan rộng và gây ra viêm xoang hàm (2)

– Sức đề kháng kém: cơ thể bị suy nhược, niêm mạc đường hô hấp yếu, hệ thần kinh rối loạn khiến cơ thể không đủ sức để chống lại vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây viêm xoang

– Bệnh lý đường hô hấp: tuyến nhầy niêm mạc xoang hoạt động quá mức, hệ thống lông chuyển chất nhầy trong xoang ra hoạt động kém gây viêm xoang

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm xoang hàm là:

– Người đã nhổ răng hoặc phẫu thuật khoang miệng có nguy cơ bị viêm xoang do dị vật có thể rơi hoặc làm tổn thương khoang miệng (3)

– Sâu răng, viêm nha chu, nhiễm trùng răng miệng, nhưng không điều trị triệt để

– Người có cấu trúc xoang hàm sai lệch bẩm sinh hoặc biến dạng sau phẫu thuật

– Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang hàm hoặc các bệnh liên quan đến răng hàm mặt

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm xoang

Đối tượng có nguy cơ mắc viêm xoang hàm

5. Viêm xoang hàm có nguy hiểm không

Viêm xoang hàm là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa lớn đến sức khỏe toàn thân nếu không được điều trị kịp thời. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp khi viêm xoang hàm diễn tiến nặng như:

Hô hấp: Các bệnh như viêm họng hạt mãn tính, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm đa xoang, viêm đường hô hấp dưới, hay viêm thanh quản.

 Mắt: Xoang hàm có các hốc xoang nằm gần với vị trí hốc mắt, gây ra các vấn đề như giảm thị giác, viêm mô hốc mắt, áp xe túi lệ, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác,…

Xương: Viêm xoang hàm giai đoạn nặng có thể gây biến chứng tới vùng xương xung quanh xoang. Tê mỏi ở xương hốc mắt và vùng gần xoang hàm. Cơn đau lan rộng đến thái dương, xương trán và đỉnh đầu. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và tê mỏi ở vùng hốc mắt, xương trán, xương đỉnh đầu và xương thái dương.

Nội sọ: Gây ra các bệnh như viêm não, viêm màng não, áp xe màng não và viêm tắc tĩnh mạch xương. Đây là những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt.

6. Phương pháp chẩn đoán viêm xoang hàm

Để chẩn đoán và đánh giá tình trạng xoang hàm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp như: chụp X quang, nội soi mũi và lấy dấu dịch mũi và xoang.

Chụp X quang: Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán phổ biến để xác định viêm xoang hàm. Chụp phim cho thấy rõ cấu trúc và tình trạng của các hốc xoang, bao gồm xoang hàm, xoang trán và hốc mũi. Bác sĩ đưa ra đánh giá về mức độ của bệnh (4).

Nội soi mũi: Nội soi mũi, bác sĩ sẽ dùng đầu dò được gắn camera, thâm nhập sâu vào vùng mũi để quan sát bên trong. Camera sẽ cho thấy rõ dịch mủ màu xanh, vàng chảy từ các khe mũi xoang, cũng như tình trạng phù nề, viêm đỏ và xuất tiết ở niêm mạc xung quanh. bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh.

Cấy mẫu dịch mũi và xoang: Cấy mẫu dịch mũi và xoang ít khi được thực hiện bởi cấy vi khuẩn chính xác yêu cầu mẫu thu được bằng nội soi xoang hoặc xuyên qua xoang. Cấy vi khuẩn phần dịch mủ chảy qua mũi thường không đủ. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi điều trị kháng sinh không hiệu quả hoặc ở những người suy giảm miễn dịch và một số nhiễm khuẩn bệnh viện gây viêm xoang.

7. Điều trị bệnh viêm xoang hàm

Viêm xoang ở giai đoạn cấp tính có thể điều trị bằng thuốc, còn nếu tình trạng nặng hơn sẽ được chỉ định phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa.

7.1. Điều trị viêm xoang hàm bằng thuốc

Nhóm thuốc điều trị viêm xoang hàm thường dùng gồm có: thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc kháng Histamin, thuốc kháng sinh, thuốc co mạch, thuốc xịt, rửa mũi,… Tùy vào từng triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

– Thuốc giảm đau kháng viêm như: Ibuprofen, Aspirin, Panadol, Acetaminophen, Naproxen,… làm giảm cơn đau mặt, đau đầu của người bệnh

– Thuốc kháng Histamin giúp cải thiện tình trạng dị ứng, hạn chế triệu chứng viêm xoang, có thể dùng kết hợp thuốc kháng dị ứng, chống phù nề

– Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Doxycycline, Azithromycin,… dành cho người bị nhiễm khuẩn, bệnh mới khởi phát

– Các loại thuốc co mạch như Chlorzoxazone, Naphazoline, Phenylephrine,… giúp giảm bớt sự khó chịu ở tình trạng viêm xoang cấp tính

– Thuốc xịt, rửa mũi hỗ trợ điều trị viêm xoang hàm, có công dụng diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc

Thuốc giảm đau Aspirin

Thuốc giảm đau Aspirin

7.2. Điều trị viêm xoang hàm bằng một số phương pháp khác

Trong trường hợp viêm xoang hàm nặng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa.

Một số phương pháp điều trị ngoại khoa thường dùng gồm:

– Phẫu thuật polyp mũi

– Súc rửa khoang mũi với thủ thuật Proetz

– Chọc xoang hàm rút mủ

– Chỉnh hình vách ngăn

8. Cách phòng tránh bệnh viêm xoang hàm

Mỗi người có thể chủ động phòng tránh viêm xoang hàm với chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt điều độ hàng ngày như sau:

8.1. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng được chuyên gia khuyến cáo để phòng tránh viêm xương hàm là:

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể dùng các loại trà, canh rau, nước ép,… để đào thải vi khuẩn, virus có hại

– Tăng cường thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như hàng tây, tỏi, gừng, các loại rau quả giàu vitamin C như chanh, cam, súp lơ, ổi,…

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, axit béo omega và kẽm như rau xanh, trái cây, thịt bò, cá hồi,…

– Hạn chế đồ uống có gas, đồ ngọt, cay nóng,… gây kích thích niêm mạc, trào ngược dạ dày

– Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích

– Tránh uống nước đá hoặc nước lạnh, kem,… bởi sẽ khiến niêm mạc hô hấp bị kích thích

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, axit béo omega

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, axit béo omega

8.2. Chế độ sinh hoạt

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hàm, bạn cần có chế độ sinh hoạt như sau:

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe thể chất tốt

– Giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, độc hại

– Dùng máy phun sương, xông mũi, chườm ấm để làm tăng độ ẩm trong mũi, lưu thông và giảm áp lực tới xoang hàm

– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay thế hoặc ngừng uống thuốc

– Thường xuyên vệ sinh họng, mũi và khoang miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn

– Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, nấm mốc, phấn hoa

– Có lối sống tích cực, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng

– Với những người đã mắc bệnh viêm xoang cần tuân thủ quy trình điều trị của bác sĩ, tái khám đúng lịch để tránh bệnh kéo dài

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin chi tiết bệnh viêm xương hàm. Bệnh lý nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay Nha khoa Paris để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Viêm xoang
Viêm xoang có lây không, con đường lây nhiễm bệnh

Viêm xoang có lây không, con đường lây nhiễm bệnh

Viêm xoang là một bệnh lý về đường hô hấp mà không ít người gặp phải. Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến

Ngày 29/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy