12/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bệnh tiểu đường có trồng implant được không là thắc mắc phổ biến trên các diễn đàn. Người bảo có vì không ảnh hưởng đến máu, người bảo không vì sợ bệnh nặng thêm. Câu trả lời chính xác là gì? Bác sĩ chia sẻ ngay sau đây.
Tiểu đường gọi cách khác là đái tháo đường. Là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm cho đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.
Người bị tiểu đường luôn có lượng đường ở trong máu cao hơn so với bình thường.
Theo thống kê của hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), mỗi năm có đến 132.600 trẻ em mắc tiểu đường. 21 triệu bà mẹ mang thai bị tăng đường huyết, nguy cơ lớn đái tháo đường. ⅔ trong số bệnh nhân mắc chứng bệnh này là người cao tuổi.
Bệnh tiểu đường tưởng đơn giản nhưng nếu không chữa trị kịp thời, sẽ làm tăng nguy cơ lở loét, nhiễm trùng cơ thể, lượng máu lưu thông kém. Đặc biệt ảnh hưởng xấu đến các bộ phận tim mạch, gan, mắt…
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường có thể cấy ghép implant nếu như các chỉ số đường huyết nằm ở mức 7 – 10 mmol/l. Nếu dưới hoặc trên khoảng này, sẽ không đủ điều kiện trồng răng implant.
Bệnh tiểu đường vốn là bệnh lý nằm trong nhóm chống chỉ định khi phục hình răng bằng implant. Bởi quy trình này có các thao tác rạch mổ nướu, làm chảy máu và tổn thương phần mềm.
Để 1 vết thương mau lành, điều quan trọng là lượng máu phải lưu chuyển ổn định. Tuy nhiên người có căn bệnh này lại có máu nhiễm lượng đường cao, tình trạng lưu thông cao thấp thất thường.
Ngoài ra, người bị tiểu đường thường hay bị khô miệng và gặp các bệnh lý về răng. Dẫn đến các thao tác trồng răng gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến rủi ro cao cho sức khỏe răng miệng.
Tiểu đường được coi là một bệnh lý mãn tính, nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định khi thực hiện cấy ghép Implant.
Lý do là vì: lượng đường huyết trong máu người tiểu đường luôn cao hơn bình thường. Dẫn đến chức năng xử lý mô tổn thương của bạch cầu bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu thực hiện các thao tác bóc tách, rạch mổ nướu, khoan xương hàm thì vết thương không thể nhanh lành như người bình thường được.
Một số người tiểu đường có thể bị nhiễm trùng, rỉ máu kéo dài, miệng vết thương sưng đỏ làm việc ăn nhai khó khăn và cảm thấy đau nhức mỗi ngày. Vì vậy trước khi cấy ghép implant, người bệnh nên đi khám bác sĩ nha khoa để chắc chắn đủ điều kiện điều trị.
Hiện hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA nêu ra các chỉ số phù hợp để đủ điều kiện can thiệp vào răng:
– Đường huyết lúc đói: dao động khoảng 5.0 mmol/l – 7.2 mmol/l (90 – 130 mg/dl)
– Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: trung bình là 10 mmol/l (dưới 180 mg/dl)
– Đường huyết trước khi đi ngủ: từ 6.0 mmol/l đến 8.3 mmol/l (110mg/dl).
Sau đây là các giai đoạn cấy ghép implant cho bệnh nhân mắc chứng tiểu đường:
Khách hàng được khám răng miệng bằng cách chụp X quang hoặc CT Conebeam. Bác sĩ sẽ đánh giá mật độ xương răng và tình trạng hiện tại.
Đây là bước bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe tối đa cho khách hàng. Các xét nghiệm về chỉ tiêu sinh hóa được tiến hành. Ngoài ra còn cần đến các kết quả về nhịp tim, huyết áp, bệnh lý đã từng mắc phải, test thuốc tê…
Nếu tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt và đường huyết trong mức ổn định, khả năng được phép cấy implant là khoảng 90%.
Giai đoạn xét nghiệm sức khỏe có thể kéo dài từ 1 đến 5 ngày, do đây là chứng bệnh không được khuyến khích để can thiệp xương hàm mọi lúc.
Sau khi nhận được kết quả đạt sức khỏe tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành lập ra kế hoạch trồng răng implant. Tùy vào tình trạng răng mất mà thời gian cấy ghép có thể kéo dài hoặc nhanh chóng.
– Với răng mới mất, xương ổ răng còn nguyên: chỉ mất 1 ngày.
– Với xương ổ răng khuyết 1 phần: phải ghép xương, đợi lành mới cấy trụ.
– Với tình trạng xương ổ răng mất hoàn toàn: cần cấy ghép xương răng nhân tạo, sau đó mới cấy trụ để trụ tích hợp xương.
Bệnh nhân được đưa vào phòng khử khuẩn vô trùng. Bác sĩ tiêm thuốc gây mê và bắt đầu các thao tác rạch nướu ngách lợi, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng từ từ đưa implant vào ổ xương răng và cố định lại thật chắc chắn.
Sau đó khâu vết thương và đợi trụ tích hợp với ổ xương thành 1 bộ phận.
Sau khoảng 2-6 tháng tích hợp xong, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm. Kỹ thuật viên chế tác răng sứ theo dấu hàm khách hàng. Cuối cùng là lắp răng đó lên trụ implant để tạo thành 1 chiếc răng mới có cấu tạo như răng thật.
Người có bệnh nền cần lưu ý cách chăm sóc bản thân để kết quả trồng răng thành công và đem lại thẩm mỹ cao, tránh được các biến chứng xấu cho cơ thể. Bác sĩ nha khoa Paris chia sẻ sau đây:
Lựa chọn 1 cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm điều trị răng ca khó. Đặc biệt là có máy móc và các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ để kiểm soát rủi ro. Đây là 2 yếu tố quyết định rất lớn đến sự thành công cho quá trình này.
Kiên trì điều trị bệnh tiểu đường hàng ngày theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
Nghỉ ngơi cho thật khỏe, thư giãn cơ thể và chuẩn bị tâm lý để cấy ghép răng.
Hôm kiểm tra sức khỏe, hãy chia sẻ với bác sĩ kỹ hơn về các triệu chứng của mình và các bệnh lý khác hoặc thuốc dị ứng nếu có.
Tránh vận động hàm mạnh để giúp vết thương mau hồi phục, tránh bị nhiễm trùng.
Ăn đồ ăn mềm, nhão như cháo, súp, sinh tố, nước ép… Đặc biệt tránh ăn thịt bò, rau muống, cơm nếp trong 1 tuần đầu. Đây là thực phẩm dễ làm vết thương hở thêm mưng mủ.
Duy trì chườm đá chườm nóng giảm sưng đau hoặc kết hợp uống thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ. Không tự ý uống thuốc kháng sinh khác.
Uống đủ 2 lít nước, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh cân bằng chất dinh dưỡng.
với người bệnh tiểu đường, muốn trồng implant ngoài các chỉ số cơ thể tốt còn cần biết cách kiêng cữ, nhất là giai đoạn sau cấy trụ implant 1 tuần. Chỉ cần vết khâu nướu nhanh khô, không rỉ máu là thành công được 1 nửa.
Nha khoa Paris là địa chỉ nha khoa chuyên sâu hoạt động gần 10 năm. Đến nay đã có hơn 12 chi nhánh khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.
Paris được nhiều khách hàng lựa chọn vì có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề cao lên đến 20 năm kinh nghiệm, đặc biệt là sự tận tình, ân cần với khách hàng.
Hệ thống máy móc hiện đại cũng là điểm cộng giúp điều trị nhanh các ca trồng răng cho người tiểu đường. Cam kết sau trồng implant bằng công nghệ hiện đại, khách hàng cảm thấy không đau nhức, ít ê ẩm xương hàm và không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
Hiện tại, Paris chỉ sử dụng các loại trụ implant nhập khẩu chính hãng tại Hàn Quốc, Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ… Đây đều là các dòng trụ chất liệu cao cấp, nhanh tích hợp xương hàm và cứng chắc như răng thật. Rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng tiểu đường. Mang lại kết quả điều trị tốt nhất so với các cơ sở nha khoa khác.
Trên đây bác sĩ đã giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có trồng implant được không. Khách hàng liên hệ với bác sĩ nha khoa Paris dưới đây để được làm các xét nghiệm đường huyết và áp dụng chính sách phục hình răng với giá ưu đãi nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×