Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị đau dưới hàm phải là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Bị đau hàm dưới bên phải là hiện tượng không hiếm gặp và thường kèm theo nhiều triệu chứng khác như cứng hàm, khó mở miệng… Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm về thái dương hàm, răng miệng và dây thần kinh. Do đó, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn giải pháp tối ưu.

1. Bị đau dưới hàm phải là dấu hiệu của bệnh lý nào

1.1. Viêm khớp thái dương hàm

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị đau nhức hàm phải đều có liên quan đến bệnh lý về thái dương hàm. Trong đó điển hình là viêm khớp thái dương hàm. Đây là bộ phận kết nối xương hàm dưới với xương hộp sọ, có thể di chuyển 3 chiều, giúp cho hàm đóng, mở và thực hiện chức năng cơ bản như ăn nhai, nói chuyện…

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm cùng với các cơ mặt xung quanh gây nên những cơn đau nhức hàm có chu kỳ. Bệnh có thể xảy ra do thoái hóa khớp, khớp bị nhiễm khuẩn, chấn thương…

Các dấu hiệu khác của bệnh viêm khớp thái dương hàm:

– Có tiếng lục cục phát ra trong quá trình ăn nhai.

– Gặp khó khăn khi đóng và mở miệng.

– Cơ thể mệt mỏi.

– Sưng tấy ở vùng hàm.

– Cơn đau nhức lan đến cả răng, tai, má…

Bị đau hàm dưới bên phải do viêm khớp thái dương hàm

Bị đau hàm dưới bên phải do viêm khớp thái dương hàm

1.2. Sái quai hàm

Đây là hiện tượng xương quai hàm bị sai lệch ra khỏi vị trí ban đầu do va chạm mạnh, ngủ sai tư thế, thói quen nghiến răng khi ngủ, cười lớn, há miệng to… Khi bị sái quai hàm, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức hàm dai dẳng. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan sang cả đầu và tai.

Các dấu hiệu khác của bệnh sái quai hàm:

– Ù tai, không nghe rõ hoặc không nghe được bất cứ thứ gì.

– Quai hàm, cổ bị cứng, khó xoay cổ.

– Nghe thấy tiếng động khi mở miệng.

1.3. Bệnh lý răng miệng

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang, các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, áp xe răng… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức dưới hàm phải. Về bản chất, những bệnh lý trên sẽ gây ra tình trạng đau nhức răng. Tuy nhiên, nếu như bạn không điều trị sớm, mầm bệnh có thể lây lan đến xương hàm và gây đau nhức.

Các dấu hiệu khác của bệnh lý răng miệng:

– Sưng tấy mô nướu.

– Hôi miệng.

– Răng trở nên nhạy cảm hơn.

– Dễ chảy máu chân răng trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Thân nhiệt tăng cao.

1.4. Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba là dây thần kinh gắn liền với não và được phân bổ rộng nhất ở vùng đầu. Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường nhẹ và ngắn khi gặp phải kích thích như đánh răng, ăn uống… Theo thời gian, cơn đau sẽ có mức độ nặng, kéo dài và lan dần đến những bộ phận khác như xương gò má, mũi và xương hàm dưới.

Hiện tượng đau dây thần kinh sinh ba có thể xảy ra do các nguyên nhân sau: chấn thương, chèn ép mạch máu, bệnh đa xơ cứng… Thông thường, một đợt đau sẽ kéo dài theo tuần hoặc tháng rồi thuyên giảm. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể trở nặng hơn kèm theo những cơn đau nhức dữ dội.

Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba

1.5. Có khối u ở hàm

Bên cạnh những nguyên nhân được kể đến ở phần trên, các khối u ở hàm cũng gây nên hiện tượng đau nhức dưới hàm phải. Phần lớn các khối u ở vùng xương hàm đều ở dạng lành tính. Tuy nhiên, theo thời gian, kích cỡ của chúng vẫn có thể tăng lên. Trong trường hợp các khối u chèn ép vào dây thần kinh hoặc mạch máu, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội.

Các dấu hiệu khác khi có khối u ở xương hàm:

– Phồng bề mặt xương hàm.

– Có cảm giác nặng nề ở vùng xương hàm.

– Nhìn được khối u bằng mắt thường.

2. Biến chứng của đau hàm dưới cằm phải

– Giảm chất lượng cuộc sống: Đau hàm dưới cằm phải có thể gây ra sự khó chịu và giới hạn hoạt động hàng ngày, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi ăn uống, nói chuyện, nhai, hoặc mở rộng miệng.

– Rối loạn chức năng hàm: Đau hàm dưới cằm phải có thể dẫn đến các vấn đề chức năng như khó khăn trong việc mở rộng miệng, khó khăn khi nhai, cảm giác kẹt trong hàm, hoặc âm thanh kêu bất thường khi di chuyển hàm.

– Đau đầu và mệt mỏi: Đau hàm dưới cằm phải có thể gây ra đau đầu, đau tai, và mệt mỏi do căng thẳng cơ và kích thích dây thần kinh.

– Rối loạn giấc ngủ: Đau hàm dưới cằm phải có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, hoặc buồn ngủ ban ngày.

– Vấn đề tâm lý: Đau hàm dưới cằm phải kéo dài có thể gây ra căng thẳng tâm lý, lo lắng, stress và ảnh hưởng đến tâm trạng và sự tập trung.

Trường hợp của anh P.V.H 28 tuổi (Thanh Bình, Hải Châu, Đà Nẵng) đến khám với tình trạng đau hàm dưới dữ dội, sốt cao, sưng hạch bạch huyết… Sau khi chụp phim X-quang xương hàm, bác sĩ đã chẩn đoán anh bị áp xe răng. Vi khuẩn ở ổ áp xe đã phá hủy tủy răng và xương hàm.

Chính vì vậy, để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu như hiện tượng đau hàm không thuyên giảm.

3. Cách chữa đau dưới hàm phải tại nhà

Dưới đây là một số cách giúp giảm đau nhức hàm phải mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

– Chườm nóng: Nhúng khăn sạch vào trong nước 50 độ C, vắt khô rồi chườm nhẹ nhàng lên phần hàm bị đau nhức. Hơi nóng sẽ làm giãn cơ hàm, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và cứng khớp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước quá nóng bởi có thể gây tổn thương da.

– Xoa bóp: Dùng ngón tay nhấn vào vị trí hàm bị đau nhức và xoa theo đường tròn khoảng 5 – 10 vòng. Sau đó, bạn nhẹ nhàng cử động miệng rồi lặp lại động tác trên.

– Đổi tư thế ngủ: Bạn không nên nằm nghiêng về bên phải, nằm sấp hoặc kê tay vào hàm khi ngủ bởi có thể khiến cho tình trạng đau nhức dưới hàm phải thêm nghiêm trọng. Thay vì thế, bạn hãy nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên trái.

– Uống thuốc không kê đơn: Song song với các cách trên, bạn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol… Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Người bị đau hàm nên nằm ngửa

Người bị đau hàm nên nằm ngửa

4. Chế độ ăn uống khi bị đau dưới hàm phải

4.1. Thực phẩm nên ăn

Những người bị đau nhức hàm dưới bên phải nên ăn các loại thực phẩm dưới đây:

– Thực phẩm mềm như sữa chua, súp, cháo, trứng… để cơ hàm không phải hoạt động nhiều.

– Thực phẩm giàu canxi và vitamin để xương hàm thêm chắc khỏe.

– Rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, khoáng chất cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng và kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.

– Thực phẩm giàu Omega 3 như cá, óc chó, trứng gà ta, súp lơ… để tăng cường độ chắc khỏe cho khớp xương và giảm sưng viêm.

– Thực phẩm có hàm lượng Magie cao như chuối, ngũ cốc, cơ… để hấp thụ canxi tốt hơn và giúp xương khớp thêm chắc khỏe.

4.2. Thực phẩm không nên ăn

Để tránh tình trạng đau nhức hàm ngày càng nghiêm trọng, bạn nên tránh những thực phẩm sau:;

– Các món ăn cứng, khô như sườn sụn, hạt khô…  bởi chúng cần nhiều lực nhai, khiến cho xương hàm phải cử động mạnh hơn.

– Rượu, bia hoặc những đồ uống có cồn vì sẽ khiến cho các bệnh lý như viêm khớp thái dương hàm, sâu răng, viêm chân răng… trở nên nặng hơn.

– Đồ ngọt, có chứa nhiều đường như bắp rang bơ, bánh kẹo ngọt… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm chậm quá trình hồi phục của các bệnh lý răng miệng, viêm khớp thái dương.

– Thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nồng độ cholesterol máu và làm ảnh hưởng xấu đến các bệnh lý về xương khớp.

Thực phẩm cứng, rắn có thể làm tăng mức độ đau nhức hàm

Thực phẩm cứng, rắn có thể làm tăng mức độ đau nhức hàm

5. Điều trị đau dưới hàm phải bằng phương pháp can thiệp y tế

Tùy vào từng nguyên nhân gây đau nhức hàm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:

– Viêm khớp thái dương hàm: Đeo máng nhai, vật lý trị liệu, phẫu thuật khớp thái dương…

– Sái quai hàm: Nắn lại phần xương hàm bị lệch hoặc phẫu thuật đối với trường hợp nặng.

– Bệnh lý răng miệng: Mỗi bệnh lý răng miệng sẽ có phương án điều trị cụ thể. Ví dụ đối với áp xe răng, bác sĩ sẽ rạch niêm mạc, hút ổ mủ và kê đơn thuốc kháng viêm.

– Đau dây thần kinh sinh ba: Uống thuốc chống co giật, phẫu thuật hoặc châm cứu.

– Khối u lành ở xương hàm: Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng đau nhức dưới hàm

Để phòng tránh đau nhức xương hàm dưới bên phải, bạn nên:

– Đeo hàm bảo vệ răng khi chơi thể thao hoặc nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ.

– Ngủ đúng tư thế.

– Ăn nhai đều ở hai bên hàm.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Xoa bóp, massage quai hàm thường xuyên.

– Tránh ăn những thực phẩm cứng hoặc quá dai.

Máng chống nghiến

Máng chống nghiến

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến hiện tượng bị đau dưới hàm phải. Nhìn chung, đây là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần đi khám sớm để chữa trị dứt điểm.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Đau 1 bên hàm: 6 nguyên nhân, mẹo giảm đau, khám khi nào?”
Báo Thanh Niên: “Đau hàm, tưởng chuyện nhỏ nhưng có thể là triệu chứng của 10 bệnh này”
Trang Hello Bacsi: “Triệu chứng và mẹo chữa đau quai hàm tại nhà”
Cleveland Clinic: “Jaw Pain: Common Causes and How To Treat It”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị đau hàm dưới bên phải
Chữa đau quai hàm khi nhai bằng các bài tập và phương pháp tự nhiên

Chữa đau quai hàm khi nhai bằng các bài tập và phương pháp tự nhiên

Đau quai hàm khi nhai là hiện tượng khá phổ biến, thường xảy ra do thói quen nghiến răng khi ngủ, bệnh lý răng miệng, viêm tủy xương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau quai hàm bên trái: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh