Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ – Nguyên nhân và cách xử lý

Bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ là biến chứng nguy hiểm, về lâu dài nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm quanh răng, tiêu xương và nặng nề hơn là mất răng. Vì thế người bệnh nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục khi không may gặp phải biến chứng này để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Dấu hiệu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Nhiễm trùng sau khi bọc sứ thường có biểu hiện khá rõ ràng và bạn có thể dễ dàng nhận thấy như sau:

– Răng nhạy cảm khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, mô nướu sưng tấy

– Có mủ tích tụ ở đầu chân răng

– Phần chân răng bị đau nhức liên tục, dễ tái phát và cảm giác đau hơn khi nhai, cắn, tác động lực hoặc nằm xuống

– Tình trạng đau nhức có xu hướng lan rộng toàn hàm

– Bị tấy đỏ ở vùng nướu

– Có mùi hôi ở khoang miệng khó chịu

– Màu sắc chân răng bị thay đổi

– Có thể sốt nhẹ đến nặng

– Sưng hạch bạch huyết

– Cảm thấy cứng hàm, khó mở miệng hoặc ăn uống

Dấu hiệu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Dấu hiệu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ

2. Nguyên nhân bọc răng sứ xong bị nhiễm trùng

Lý do phổ biến nhất gây nhiễm trùng khi bọc răng sứ là do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, mão răng không thích hợp và chăm sóc răng không đúng cách. Ngoài ra, nhiễm trùng còn xảy ra do cơ địa, chưa điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng.

2.1. Thực hiện sai kỹ thuật

Hầu hết những biến chứng sau khi bọc răng sứ khởi phát từ việc sai kỹ thuật. Bọc răng sứ nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề còn non kém sẽ khiến quá trình mài răng không chính xác làm tổn thương đến ngà và tủy răng.

Bên cạnh đó, trong quá trình lắp mão sứ vào răng thật đã mài, bác sĩ lắp vào không kín khít, dẫn đến vùng chân răng thật và răng sứ bị hở. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và thức ăn đọng lại gây viêm nhiễm.

Hơn nữa, ở một số trường hợp bác sĩ tác động mạnh đến nướu, làm nướu dị ứng, dẫn đến hiện tượng răng sứ bị nhiễm trùng.

2.2. Do cơ địa

Nhiễm trùng còn xảy ra do cơ thể dị ứng với thành phần của răng sứ như kẽm, Titan,… Ngoài ra những dụng cụ nha khoa sử dụng trong quá trình bọc răng sứ không đảm bảo vô trùng có thể gây dị ứng.

2.3. Chăm sóc răng sứ sai cách

Tình trạng bị nhiễm trùng sau khi bọc sứ có thể liên quan đến việc chăm sóc răng không kỹ lưỡng. Đánh răng không sạch dễ làm cho vụn thức ăn sót lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng, viêm lợi, sâu răng. Sau thời gian dài, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng ở răng bọc sứ.

2.4. Chưa điều trị bệnh lý

Việc chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… sẽ không đảm bảo môi trường vô khuẩn trước khi bọc sứ. Nên khi chụp mão sứ lên sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển bên trong, dẫn tới đau nhức dai dẳng và nhiễm trùng.

Hơn nữa, ổ sâu răng mới có thể hình thành và tiến triển âm thầm. Đến giai đoạn nặng sẽ ảnh hưởng tới tủy răng, gây nhiễm trùng.

2.5. Mài răng xâm phạm tới khoảng sinh học

Khoảng sinh học bảo vệ xung quanh răng và giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn tới những cấu trúc quan trọng như ống tủy, ngà răng,… Nếu quá trình mài răng xâm phạm vào khoảng sinh học sẽ kích thích phát triển khoảng sinh học mới theo hướng tụt lợi, tiêu xương, gây nhiễm trùng chân răng.

Mài răng thật quá nhiều làm tổn thương răng

Mài răng thật quá nhiều làm tổn thương răng

2.6. Mão răng sứ không phù hợp

Mão sứ là phần bọc bên ngoài của thân răng. Nếu dùng mão sứ có kích thước không phù hợp sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh và chân răng. Lâu dần gây tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng.

3. Bọc răng sứ bị nhiễm trùng có tự khỏi được không

Theo các chuyên gia, răng bọc sứ bị nhiễm trùng không thể tự khỏi được. Bạn cần đến nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị ngay. Bởi cấu trúc của tủy răng rất phức tạp nên khi có những biến chứng sau khi bọc sứ, răng sẽ yếu đi, gây đau nhức răng kéo dài.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều tình trạng nghiêm trọng như:

– Nhiễm trùng xoang

– Mất răng

– Hoại tử ở vùng sàn miệng

– Nhiễm trùng huyết và viêm nhiễm các bộ phận khác trong cơ thể

4. Biện pháp xử lý bọc răng sứ bị nhiễm trùng

Nếu thấy có dấu hiệu đau cho thấy răng sứ bị nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Tùy thuộc vào mức độ cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như: bọc lại răng sứ, cấy ghép lợi, cạo sạch ổ viêm nhiễm.

Cạo sạch ổ viêm nhiễm

Nếu nhiễm trùng xảy ra do phần khung răng sứ làm tổn thương nướu, bác sĩ sẽ yêu cầu nạo sạch ổ viêm nhiễm. Phương pháp này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát, hạn chế tiêu xương, răng lung lay và gãy rụng.

Bọc lại răng sứ

Bọc lại răng sứ mới là giải pháp điều trị đối với tình trạng nhiễm trùng khi răng sứ cũ bọc sai kỹ thuật. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tháo mão răng sứ ra để xử lý tình trạng nhiễm trùng rồi lắp mão răng sứ mới.

Bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng để đảm bảo lần bọc lại răng sứ sẽ không còn xảy ra nhiễm trùng hoặc các biến chứng nào khác.

Cấy ghép lợi

Những trường hợp được chỉ định cấy ghép lợi là khi khoảng sinh học quanh răng bị vỡ, tổn thương, dẫn tới tiêu xương, tụt lợi, tăng mức độ nhiễm trùng khi bọc mão sứ. Ghép lợi là kỹ thuật ghép mô nướu để tái tạo hình dạng cho nướu răng, tăng tỉ lệ tương quan giữa nướu và răng. Qua đó giúp phục hồi khoảng sinh học quanh răng, loại bỏ nhiễm trùng cho răng bọc sứ.

Ngoài ra, cấy ghép lợi có khả năng phục hồi, ngăn chặn tụt nướu, tránh để phần mô nướu và xương bị phá hủy. Thông thường người bệnh sẽ được ghép lợi kết hợp bọc lại mão sứ để điều trị.

Cấy ghép lợi

Cấy ghép lợi

5. Điều trị tại nhà bọc răng sứ bị nhiễm trùng

Để làm giảm tình trạng răng sứ gây đau nhức tạm thời do nhiễm trùng, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như:

+ Súc miệng với nước muối:

Súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau, kháng viêm và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng giảm sưng, duy trì nướu khỏe mạnh và làm lành vết thương nhanh.

Cách thực hiện:

– Hòa tan nửa thìa muối vào 240ml nước ấm

– Súc miệng với nước muối trong 2 – 3 phút

– Nhổ bỏ, thực hiện lặp lại mỗi ngày vài lần

+ Dùng tỏi:

Tỏi là nguyên liệu được nhiều người sử dụng để làm giảm triệu chứng cho tình trạng nhiễm trùng của răng sứ. Bởi trong tỏi có chứa các hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn và giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Nghiền nát một nhánh tỏi tươi để tạo thành hỗn hợp sền sệt

– Thoa hỗn hợp vào vùng răng nướu nhiễm trùng

– Mỗi ngày thoa 2 – 3 lần để có hiệu quả như mong muốn

+ Tinh dầu cỏ xạ hương:

Cỏ xạ hương là một loại cây có khả năng kháng nấm và sát trùng nhờ chứa thymol. Do đó, nhiều chuyên gia cũng khuyên dùng tinh dầu cỏ xạ hương để làm giảm viêm nhiễm khi bọc răng sứ.

Cách thực hiện:

– Cho vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm

– Súc miệng mỗi ngày 3 lần

Tinh dầu cỏ xạ hương giảm viêm nhiễm khi bọc răng sứ

Tinh dầu cỏ xạ hương giảm viêm nhiễm khi bọc răng sứ

6. Phòng ngừa bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ

Để phòng ngừa nhiễm trùng khi bọc răng sứ, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

– Chọn phòng khám nha khoa uy tín: phòng khám nha khoa cần đảm bảo uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi và quy trình bọc răng sứ vô trùng

Chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dụng hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng

– Khám định kỳ răng miệng: đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát và điều trị các vấn đề sức khỏe răng miệng

– Chế độ ăn uống: xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây,… Không hút thuốc lá, dùng đồ uống có cồn như rượu bia, nước có gas và các thực phẩm chứa nhiều đường, có axit cao

– Giữ gìn sức khỏe tổng quát: tập thể thao thường xuyên và giữ gìn vệ sinh cá nhân để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi phát hiện dấu hiệu bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sẽ giúp bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh và tránh được nhiều bệnh lý.

Hiển thị nguồn

Wiki Nha khoa: “Răng Bọc Sứ Bị Nhiễm Trùng: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị”

Medium: “Tooth infection under the dental porcelain veneers”

Scmountain Dental: “What Causes Porcelain Veneers to Fail?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bị nhiễm trùng khi bọc răng sứ
10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện

Ngày 13/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm là biện pháp trong nha khoa có thể khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, hình thể xấu, không đồng đều. Tuy

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, 6 biến chứng có thể xảy ra

Nhiễm trùng máu có nguy hiểm không, 6 biến chứng có thể xảy ra

Thực tế có rất nhiều người thắc mắc nhiễm trùng máu có nguy hiểm không. Về bản chất, đây là tình trạng rất nguy kịch, xảy ra khi cơ thể

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện tình trạng, hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Giải đáp: Răng sứ có mài được không khi đã bọc xong?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lưu ý quan trọng

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lưu ý quan trọng

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Lấy tủy bọc răng sứ được thực hiện trong trường hợp nào? Đây là những vấn đề thắc mắc của nhiều

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công