05/06/2025
Tác giả: Nha khoa paris
Không ít người gặp phải tình trạng răng sứ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, gây mất thẩm mỹ và khiến họ mất tự tin. Vậy, răng sứ bị đổi màu phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu cách phân biệt và phòng tránh tình trạng đổi màu răng sứ hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Răng sứ về lý thuyết sẽ không bị đổi màu như răng thật vì không có các lỗ li ti trên bề mặt. Tuy nhiên, vẫn có thể bị xỉn màu nếu dùng sứ kém chất lượng, chăm sóc sai cách hoặc do ánh sáng phản chiếu làm màu sắc thay đổi.
Về mặt lý thuyết, răng sứ được cấu tạo từ các vật liệu trơ, sinh học cao như sứ nguyên khối hoặc sứ tinh thể, không phản ứng với các chất trong môi trường miệng. Bề mặt của răng sứ được thiết kế nhẵn mịn và phủ một lớp men sứ đặc biệt có khả năng chống bám màu, giúp hạn chế tối đa sự thẩm thấu của các sắc tố từ thực phẩm, đồ uống hay thuốc lá. Nên răng sứ không bị ố vàng, xỉn màu hay đổi màu theo thời gian như răng thật.
Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có không ít trường hợp răng sứ bị đổi màu bởi các nguyên nhân như:
– Sau một thời gian sử dụng răng sứ kim loại, lớp kim loại bên trong có thể bị oxy hóa, gây hiện tượng đen viền nướu hoặc xỉn màu răng.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, các mảng bám, cao răng và vi khuẩn sẽ tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng, làm mất đi độ sáng bóng tự nhiên và khiến răng sứ trở nên xỉn màu.
– Men sứ có thể bị mài mòn theo thời gian do tác động của lực nhai, ăn uống các thực phẩm cứng hoặc do đánh răng sai cách, dẫn đến việc lớp men bảo vệ bị suy giảm và giảm khả năng chống bám màu.
Răng sứ có thể bị đổi màu trong một số trường hợp nhất định
Nguyên nhân răng sứ bị đổi màu: chất lượng răng sứ kém, sử dụng răng sứ kim loại, thói quen ăn uống & sinh hoạt không hợp lý và lỗi kỹ thuật khi gắn răng. Cụ thể:
Sử dụng răng sứ kim loại – Dễ thâm viền nướu, xỉn màu dưới ánh sáng
Răng sứ kim loại có lớp sườn bên trong bằng hợp kim và được phủ sứ bên ngoài. Tuy nhiên, răng sứ này dễ bị bị đổi màu do:
– Phần kim loại bên trong có thể bị oxy hóa theo thời gian, gây nên tình trạng thâm đen viền nướu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
– Khi có ánh sáng chiếu vào, lớp kim loại có thể phản chiếu tạo hiệu ứng ánh xám, làm răng trông thiếu tự nhiên.
– Tuổi thọ thẩm mỹ của răng sứ kim loại thường không cao, dễ bị xuống màu sau vài năm sử dụng.
Răng sứ kém chất lượng – Nguy cơ đổi màu nhanh chỉ sau vài tháng
Không phải loại răng sứ nào cũng đảm bảo được độ bền màu theo năm tháng. Nếu khách hàng sử dụng răng sứ trôi nổi không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn quốc tế hoặc răng sứ giá rẻ, kém chất lượng thì nguy cơ gặp tình trạng răng sứ bị nhiễm màu, bám màu thực phẩm hoặc ngả vàng chỉ sau vài tháng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Vệ sinh răng miệng sai cách – Mảng bám và chất màu tích tụ lâu ngày
Nếu không duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý, răng vẫn có thể bị đổi màu. Bao gồm:
– Chải răng không đúng kỹ thuật, chải quá nhanh hoặc bỏ sót vùng tiếp giáp giữa răng và nướu.
– Không dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, khiến mảng bám tích tụ ở kẽ răng lâu ngày và bị nhiễm màu.
– Không súc miệng sau khi dùng cà phê, trà đen, rượu vang hay hút thuốc, làm các chất tạo màu bám lại trên bề mặt sứ.
– Không lấy cao răng định kỳ, khiến vùng viền răng sứ trở nên sẫm màu do cao răng tích tụ và nhiễm màu theo thời gian.
Kỹ thuật phục hình sai lệch – Keo dán lộ, răng thật bị hở ánh ra ngoài
Việc phục hình răng sứ đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chính xác tuyệt đối, tuy nhiên nếu nha sĩ thực hiện sai kỹ thuật như:
– Dán răng không khít, để khe hở giữa răng sứ và răng thật.
– Dùng keo gắn lộ ra ngoài không được xử lý đúng cách,
– Không xử lý răng thật bên trong bị xỉn màu trước khi bọc sứ.
Theo thời gian, các yếu tố này sẽ làm răng sứ bị nhiễm màu từ trong ra ngoài. Màu răng thật tối bên trong có thể ánh xuyên qua lớp sứ, khiến toàn bộ phục hình bị xám màu hoặc mất độ trong tự nhiên.
Nguyên nhân răng sứ bị đổi màu
Không phải mọi trường hợp đổi màu răng sứ đều cần thay mới, việc thay răng sứ hay không phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây đổi màu.
– Nếu xuất hiện vết thâm đen ở viền nướu, có thể do lớp kim loại bên trong bị oxy hóa – trường hợp này nên thay răng sứ.
– Nếu toàn thân răng bị vàng nhẹ, cần kiểm tra lớp men sứ xem có bị mòn hay không để quyết định thay thế.
– Nếu chỉ là vết bám thực phẩm trên bề mặt thì không cần thay, xử lý bằng cách đánh bóng và làm sạch tại nha khoa.
Răng sứ Cercon, Emax sẽ không bị đổi màu bởi vì có khả năng chống oxy hóa tốt và bền màu lâu dài. Ngược lại, răng sứ kim loại hoặc Titan dễ bị đổi màu do oxy hóa lớp kim loại bên trong, gây thâm viền nướu và xỉn màu theo thời gian.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về đặc điểm, nguy cơ đổi màu của các loại răng sứ phổ biến:
Loại răng sứ | Đặc điểm | Nguy cơ đổi màu |
Răng sứ kim loại | Lõi kim loại bên trong | Cao, do oxy hóa và ánh xám |
Răng sứ Titan | Lõi titan nhẹ, dễ oxy hóa | Có nguy cơ đổi màu |
Răng sứ Cercon | Toàn sứ, không kim loại, màu ổn định | Rất thấp |
Răng sứ Emax | Toàn sứ, chịu lực tốt, màu tự nhiên | Rất thấp |
Răng sứ bị đổi màu nhẹ có thể đánh bóng làm sạch, nặng thì phải tháo và bọc lại.
– Trường hợp nhẹ: Làm sạch bề mặt răng bằng cách đánh bóng, loại bỏ mảng bám và vết ố tại nha khoa uy tín.
– Trường hợp nặng: Tháo bỏ mão sứ cũ, phục hình lại bằng cách trồng răng sứ mới phù hợp. Ưu tiên đổi sang răng toàn sứ Emax hoặc Cercon giúp răng giữ màu tốt, có tính thẩm mỹ cao và bền theo thời gian.
Răng sứ bị đổi màu nhẹ có thể đánh bóng làm sạch, nặng thì phải tháo và bọc lại.
Để phòng tránh răng sứ đổi màu, cần chọn nha khoa uy tín, sử dụng răng sứ chính hãng, vệ sinh kỹ răng miệng, hạn chế cà phê, trà đen, rượu vang đỏ và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.
– Chọn nha khoa uy tín và răng sứ chính hãng: Có bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình chuẩn. Răng sứ chính hãng có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo bền màu, tự nhiên và chống oxy hóa hiệu quả, giúp hạn chế đổi màu theo thời gian.
– Vệ sinh răng miệng kỹ càng: Chải răng ít nhất 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch các kẽ răng và vùng quanh mão sứ, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn gây đổi màu.
– Hạn chế các thực phẩm và đồ uống dễ gây ố màu: Tránh hoặc giảm thiểu tiêu thụ cà phê, trà đen, rượu vang đỏ và các đồ uống có màu đậm khác để bảo vệ bề mặt răng sứ luôn trắng sáng.
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần: Giúp kiểm tra, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trên răng sứ, đồng thời duy trì độ bền và màu sắc thẩm mỹ lâu dài.
Răng sứ bị đổi màu là vấn đề có thể khắc phục được nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Việc lựa chọn răng sứ chất lượng và thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín sẽ giúp duy trì vẻ đẹp và độ bền cho răng sứ lâu dài. Khi phát hiện dấu hiệu đổi màu, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×