17/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng sứ có bị ố vàng không chắc chắn là vấn đề khiến nhiều khách hàng còn chần chừ khi có ý định bọc răng sứ. Tuy nhiên bạn có biết rằng chất liệu sứ rất khó bị nhiễm màu? Nếu vậy thì đâu là nguyên nhân khiến răng sứ của nhiều người bị xỉn màu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết ngày hôm nay.
Mặc dù các loại răng sứ vẫn được quảng cáo là không bị bám màu, xỉn màu hoặc ố vàng. Tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều trường hợp răng sứ bị ố vàng chỉ sau một thời gian sử dụng.
Hiện tượng ố vàng răng sứ có thể do nhiều lý do gây ra, tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu nhất.
Theo các chuyên gia, men sứ là bộ phận giúp cho mão sứ chống được các tác nhân gây ố vàng răng. Vì thế răng sứ chỉ đạt được hiệu quả chống bám màu tốt nhất nếu phần men sứ đảm bảo chất lượng.
Trường hợp khách hàng sử dụng răng sứ có phần men chất lượng kém, hoặc đã bị hư hại thì răng bị nhiễm màu là tất yếu.
Ngoài ra đôi khi có thể vì mão sứ khách hàng sử dụng không phải làm bằng sứ mà làm bằng nhựa composite.
Composite chỉ là một dạng nhựa tổng hợp nên khả năng chống bám màu rất kém, chỉ sau 1 vài tháng sử dụng là thấy rõ sự thay đổi màu.
Những trường hợp như vậy có thể do bác sĩ không tư vấn kỹ cho khách hoặc cố tình gian lận trong quá trình làm dịch vụ.
Công đoạn chế tác mão răng của kỹ thuật viên cũng là một nguyên nhân có thể làm răng sứ bị ố vàng.
Răng sứ hoàn toàn không được làm sẵn, thay vào đó luôn ở dạng bột hoặc keo và bảo quản trong hộp. Chỉ khi khách hàng có nhu cầu & có dữ liệu dấu răng của khách hàng thì kỹ thuật viên mới tiến hành chế tác.
Nếu không được đào tạo bài bản & có kinh nghiệm tốt thì kỹ thuật viên rất dễ pha trộn sai tỷ lệ men sứ cần phủ lên răng, từ đó làm giảm chất lượng chống ố vàng của răng sứ.
??? VIDEO Quy trình chế tạo răng sứ thẩm mỹ từ A – Z
Theo tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, trong bất cứ kỹ thuật phục hình nha khoa nào, cách chăm sóc răng miệng của khách hàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Vì vậy nếu trong quá trình sử dụng răng sứ, khách hàng vệ sinh răng miệng không đúng cách thì răng rất dễ bị hư hỏng.
Chẳng hạn các thói quen như chải răng quá mạnh có thể làm mòn lớp men sứ và khiến chúng dễ bị ố vàng.
Ngoài ra một số người thường có thói quen đi lấy cao răng 3 – 6 tháng/lần. Đây là thói quen tốt để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
Tuy nhiên, nếu như bác sĩ không nắm rõ được tình trạng răng và dùng lực lớn thì hiện tượng xói mòn men sứ cũng sẽ xảy ra, làm răng bị xỉn màu.
Răng sứ bị ố vàng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và tìm đủ mọi cách để có thể thoát khỏi tình trạng mất thẩm mỹ này.
Giải pháp hàng đầu mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến đó là tẩy trắng răng. Tuy nhiên thực tế tẩy trắng răng lại không thể giúp bạn khôi phục vẻ ngoài cho răng sứ.
Các hóa chất trong thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng trên răng tự nhiên. Đối với mão sứ, việc phải tiếp xúc với các hóa chất này thậm chí còn khiến mọi thứ tệ hơn.
Một mặt hóa chất sẽ không tác động được vào men sứ để làm tăng độ trắng, tệ hại hơn có thể sẽ làm mài mòn thêm lớp men sứ, từ đó càng làm tình trạng ố vàng nặng hơn.
Do đó theo bác sĩ Trâm, cách duy nhất có thể khắc phục hiện tượng răng sứ bị ố vàng là thay mão sứ mới. Bác sĩ sẽ thực hiện tháo chiếc răng sứ cũ ra & thay thế một mão răng giả mới vào.
Khách hàng nên lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp như răng sứ Cercon, LISI, DDBio, Lava Plus,… để được trải nghiệm những tính năng hiện đại và cao cấp nhất.
Chắc chắn khả năng chống ố vàng của những dòng răng sứ cao cấp sẽ không làm bạn thất vọng. Tuy nhiên bạn cũng nên dành 1 chút thời gian để tìm hiểu về các hệ thống nha khoa tốt & uy tín.
??? VIDEO Tháo răng sứ làm lại tại Nha Khoa Paris
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khách hàng sau khi bọc răng sứ nên thực hiện theo các lưu ý dưới đây để hạn chế hiện tượng mão sứ bị vàng:
Cách tốt nhất để ngăn ngừa răng sứ bị vàng trong tương lai là chăm sóc chúng kỹ lưỡng như đối với răng tự nhiên của bạn.
Hãy đánh răng sau khi ăn các món ăn, đồ uống dễ làm răng nhiễm màu như cà phê để giảm lượng đường và acid bám trên răng.
Lưu ý sử dụng bàn chải có lông mềm để không làm mòn men răng.
Chắc hẳn nhiều người đều biết rằng baking soda là một nguyên liệu được sử dụng nhiều để tẩy trắng, trong đó có làm trắng răng.
Tuy nhiên theo bác sĩ, baking soda chỉ có lợi với răng tự nhiên. Còn với răng sứ, chúng sẽ khiến men răng bị mòn và làm răng dễ ố hơn.
Do đó hãy chú ý không dùng kem đánh răng có chứa thành phần này. Thay vào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng sản phẩm phù hợp nhất cho mão sứ.
Mặc dù mão sứ không dễ bị nhiễm màu như răng tự nhiên, nhưng một số thói quen xấu diễn ra trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của răng.
??? VIDEO 6 điều cấm kỵ sau khi bọc răng sứ
Bởi vậy sau khi làm răng sứ, khách hàng cần hạn chế tối đa các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều trà và cà phê hay ăn các thực phẩm có màu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×