Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Buồn nôn khi đánh răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tình trạng buồn nôn khi đánh răng khá phổ biến nhất là vào mỗi buổi sáng. Đây cũng có thể là lời cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy buồn nôn trong lúc đánh răng là bệnh gì? Cách khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tình trạng buồn nôn trong khi đánh răng là gì?

Chức năng của hệ thống thần kinh bị thay đổi sau mỗi sáng thức dậy, nếu bạn vô tình đưa bàn chải vào quá sâu trong vòm họng sẽ dễ gây ra phản ứng kích thích hoặc trào ngược dẫn đến buồn nôn.

Buồn nôn khi đánh răng là hiện tượng phổ biến, gây cảm giác khó chịu. Nếu buồn nôn xảy ra không thường xuyên thì bạn có thể không cần quá lo lắng. Bởi đây chỉ là một phản ứng có lợi khi mà vùng hầu họng bị kích thích khi đánh răng. Tuy nhiên, nếu buồn nôn khi đánh răng xảy ra liên tục thì đây có thể là vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.

Tình trạng buồn nôn trong khi đánh răng

Tình trạng buồn nôn trong khi đánh răng

2. Nguyên nhân gây buồn nôn khi chải răng

2.1. Cảm giác nôn mửa từ họng

Nguyên nhân đầu tiên gây buồn nôn là do bị kích thích điểm nhạy cảm trong miệng và họng khi đánh răng, gây cảm giác nôn mửa. Khi đánh răng sâu và mạnh, bàn chải có thể chạm vào những điểm trong vòm họng và gửi tín hiệu kích thích về hệ thần kinh, dẫn tới buồn nôn.

2.2. Vị trí chải răng không đúng

Khi chải răng không đúng cách như chải quá mạnh hoặc chải vào các điểm nhạy cảm trong miệng, như vòm miệng, hay nướu đều có thể gây ra kích thích mạnh và tạo ra cảm giác buồn nôn. Các điểm nhạy cảm trong miệng sẽ kích thích hệ thần kinh trong vùng miệng và họng, làm cơ thể đưa ra phản ứng buồn nôn.

2.3. Kem đánh răng có hương liệu mạnh

Một số hương liệu trong kem đánh răng được thêm vào để tăng thêm hương vị và mang cảm giác thoải mái khi đánh răng. Tuy nhiên, đối với nhiều người, các hương liệu này có thể gây kích ứng, dẫn đến cảm giác buồn nôn trong quá trình chải răng.

Kem đánh răng có hương liệu mạnh

Kem đánh răng có hương liệu mạnh

2.4. Căng thẳng và lo âu

Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng và lo âu, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với các kích thích và tác động từ bên ngoài. Vì thế, cảm giác buồn nôn lúc đánh răng cũng là phản xạ tự nhiên của cơ thể.

2.5. Bệnh lý về răng miệng

Tình trạng buồn nôn xảy ra còn do các tình trạng bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,… Những bệnh lý trên nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây kích thích khiến bạn buồn nôn, tác động xấu đến khoang miệng, tạo cảm giác tự ti, khó chịu.

2.6. Bệnh lý đường hô hấp

Buồn nôn còn có thể xảy ra do mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng mãn tính,… Các tình trạng trên xảy ra sẽ khiến vùng hầu họng bị tổn thương và nhạy cảm hơn. Vì thế, bạn sẽ dễ bị kích thích và gây buồn nôn trong khi đánh răng.

Bệnh lý đường hô hấp gây buồn nôn trong khi đánh răng

Bệnh lý đường hô hấp gây buồn nôn trong khi đánh răng

2.7. Bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… thường có biểu hiện là ợ hơi, ợ chua, trào ngược thức ăn. Do đó, các bệnh lý trên cũng là nguyên nhân gây buồn nôn trong khi đánh răng.

Ngoài ra, trào ngược dịch vị cũng gây tổn thương niêm mạc vùng hầu họng, làm khu vực này trở nên nhạy cảm và dễ bị buồn nôn hơn.

2.8. Bệnh lý hệ thần kinh

Nhiều trường hợp mắc các bệnh về thần kinh như rối loạn tiền đình thường dễ xảy ra buồn nôn vào buổi sáng. Bởi khi đột ngột thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi sẽ khiến người bệnh mất thăng bằng, khó xác định phương hướng, ù tai, chóng mặt và buồn nôn. Lúc này, việc đánh răng có thể là trở ngại lớn, tình trạng buồn nôn, khó chịu kéo dài.

2.9. Mang thai

Mang thai cũng làm cho các bà bầu buồn nôn lúc đánh răng vào buổi sáng. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, phụ nữ mang thai có những biến đổi về Hormone trong cơ thể nên thường bị nhạy cảm với các mùi vị lạ. Vì thế mới dẫn đến tình buồn nôn.

3. Cách khắc phục buồn nôn lúc đánh răng

3.1. Chọn kem đánh răng phù hợp

Tình trạng buồn nôn lúc đánh răng có thể bắt nguồn từ việc lựa chọn kem không phù hợp, gây ra kích thích ở vùng họng. Do đó, lựa chọn loại kem đánh răng dịu nhẹ với khoang miệng là điều rất quan trọng. Nên sử dụng loại kem đánh răng ít mùi, ít bọt để tránh bị kích thích gây buồn nôn.

Chọn kem đánh răng phù hợp

Chọn kem đánh răng phù hợp

3.2. Thay đổi phương pháp đánh răng

Đánh răng đúng cách làm giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn khi đánh răng. Bạn cần lưu ý những điều sau:

– Sử dụng các loại bàn chải mềm và thay mới bàn chải 2 – 3 tháng/ lần để tránh tích tụ vi khuẩn làm hại đến răng miệng.

– Lấy lượng kem đánh răng vừa phải, không lấy quá nhiều cho một lần sử dụng.

– Đánh răng cần nhẹ nhàng tránh làm kích thích các vùng nhạy cảm trong miệng.

– Hạn chế đưa bàn chải quá sâu vào trong khoang miệng để tránh gây buồn nôn.

3.3. Chọn thời điểm đánh răng hợp lý

Bạn nên đánh răng vào thời điểm cơ thể thoải mái giúp giảm tình trạng căng thẳng và cảm giác buồn nôn. Không nên đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi ăn những đồ cay nóng. Vì đây là lúc khoang miệng nhạy cảm và có thể gây buồn nôn. Chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng.

3.5. Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng chứa các thành phần kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, nhất là những vi khuẩn gây mùi hôi. Khi sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng, bạn có thể giữ cho hơi thở luôn thơm mát và hạn chế tình trạng buồn nôn khi chải răng.

Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng

3.6. Điều trị các bệnh lý

Nếu buồn nôn xảy ra khi đánh răng kéo dài do các bệnh về răng miệng, tiêu hóa,… thì cần chủ động điều trị triệt để các bệnh lý. Qua đó tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện vừa loại bỏ tình trạng buồn nôn.

3.7. Hạn chế các chất kích thích

Rượu, bia, cà phê,… là những chất kích thích có hại cho cơ thể, vừa là nguyên nhân gây nên buồn nôn. Do đó, bạn cần giảm thiểu tối đa các thực phẩm có hại cho hệ hô hấp và tiêu hóa. Thay vào đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể tăng sức đề kháng chống lại những tác nhân xấu gây bệnh.

4. Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp tình trạng buồn nôn khi chải răng mà đi cùng với những dấu hiệu sau đây thì nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám:

– Buồn nôn đi cùng với cảm giác rát họng, đau họng.

– Chảy máu chân răng, ê buốt răng, sưng nướu, chảy máu ở nướu khi đánh răng.

– Buồn nôn cùng cảm giác ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.

– Bọt kem đánh răng xuất hiện dịch màu vàng.

– Buồn nôn khi chải răng cùng với hiện tượng khó thở, đau bụng, tức ngực.

Ngoài ra, bạn cần đi khám định kỳ 4 – 6 tháng/ lần tại các cơ sở uy tín để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Bài viết đã chia sẻ tới bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng. Nếu tình trạng ngày càng thường xuyên hơn thì hãy thăm khám ngay với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân nào gây buồn nôn khi đánh răng? – Long Châu”

VnExpress: “Tại sao có cảm giác buồn nôn khi đánh răng?”

Sức khỏe và đời sống: “Vì sao hay bị nôn ói khi đánh răng?”

Gulfnews: “Ask the expert: brushing makes me nauseous”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Buồn nôn khi đánh răng
Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh răng bị buồn nôn chắc chắn sẽ gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu. Chưa kể, đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải nhiều

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Đánh răng nhiều có bị làm sao không? Nên đánh răng mấy lần

Thời gian và số lần đánh răng mỗi ngày là yếu tố quyết định bạn có duy trì được hàm răng sạch sẽ và khỏe mạnh hay không. Vậy đánh răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Đánh răng bằng muối có tốt không? Tìm hiểu 5 cách đánh răng với muối

Đánh răng bằng muối có tốt không? Tìm hiểu 5 cách đánh răng với muối

Sử dụng muối đánh răng sẽ giúp giảm sưng, viêm, làm sạch khoang miệng hơn, ngăn ngừa tình trạng sâu răng… nếu như bạn tiến hành đúng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
8 Bước Đánh răng đúng cách cho Người Lớn & Trẻ Em

8 Bước Đánh răng đúng cách cho Người Lớn & Trẻ Em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Thời gian đánh răng đúng cách bao lâu, thời điểm nào là hợp lý?

Thời gian đánh răng đúng cách bao lâu, thời điểm nào là hợp lý?

Thời gian đánh răng đúng cách theo các chuyên gia là khoảng 2 – 3 phút/lần, 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Bạn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Đánh bóng răng là gì? Giá bao nhiêu tiền? Có Hại không?

Đánh bóng răng là gì? Giá bao nhiêu tiền? Có Hại không?

Phương pháp đánh bóng răng được thực hiện sau bước cạo vôi răng. Vậy đánh bóng răng đem lại lợi ích gì? Quy trình thực hiện gồm các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm