Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cảnh Báo Về Các Bệnh Lưỡi: Tìm Hiểu Và Phòng Ngừa

Các bệnh về lưỡi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, phát âm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về các bệnh lý này cũng như những lưu ý để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. 

1. Các bệnh về lưỡi thường gặp

1.1. Bệnh lý viêm lưỡi

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, nguyên nhân gây viêm lưỡi thường là:

– Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

– Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như: sắt, vitamin B,…

– Mắc bệnh ung thư, áp tơ, giang mai, lichen phẳng,…

Viêm lưỡi thường có các biểu hiện như:

– Lưỡi sưng đỏ, phồng rộp.

– Loét lưỡi.

– Nứt kẽ lưỡi. 

– Các vết loét có xu hướng lan rộng theo thời gian, gây khó chịu, đau đớn.

Cách chữa trị viêm lưỡi: 

Để điều trị một cách triệt để bệnh lý viêm lưỡi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị bệnh thích hợp. 

– Viêm lưỡi do nấm, vi khuẩn, vi rút: Cách chữa trị thường là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm. 

– Mắc viêm lưỡi do cơ thể thiếu hụt vitamin: Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung các loại vitamin cần thiết. 

Ngoài ra, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, cay nóng,… trong quá trình điều trị bệnh lý viêm lưỡi.

1.2. Viêm lưỡi bản đồ ở người lớn

Một trong các bệnh lý thường gặp ở lưỡi cần đề cập đến chính là viêm lưỡi bản đồ. Sở dĩ có tên gọi như trên là vì khi mắc bệnh, bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những đường viền ngoằn ngoèo giống như hình bản đồ địa lý trong thời gian dài.

Nguyên nhân gây bệnh:

– Thiếu máu.

– Dị ứng (hen suyễn, eczema).

– Căng thẳng kéo dài.

– Nội tiết tố.

Biểu hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ rất dễ nhận biết:

– Bề mặt lưỡi xuất hiện các viền màu trắng, phía trong có màu đỏ đậm.

– Mất gai lưỡi. 

Cách chữa trị:

Bệnh viêm lưỡi bản đồ không quá nguy hiểm, bạn có thể tự chữa trị bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý và chăm sóc răng miệng thường xuyên, sạch sẽ. Trong trường hợp lưỡi bị viêm loét, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc thuốc bôi tùy theo mức độ của bệnh.  

Bệnh viêm lưỡi bản đồ

Bệnh viêm lưỡi bản đồ

1.3. Viêm lưỡi di trú

Viêm lưỡi di trú là bệnh lý có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh không truyền nhiễm và không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường nhật.

Nguyên nhân gây bệnh:

– Do quá trình bề mặt lưỡi tự thay da gây ra.

– Tình trạng lưỡi bị nứt nẻ.

– Yếu tố di truyền.

– Thiếu hụt vitamin.

Biểu hiện của bệnh lý viêm lưỡi di trú:

– Trên bề mặt lưỡi lưỡi xuất hiện những vùng màu đỏ dạng teo và có viền bao bọc xung quanh màu vàng nhạt.

– Vị trí xuất hiện: Mặt trước, sàn miệng, bụng lưỡi và lưng lưỡi.

Cách chữa trị:

Viêm lưỡi di trú không nguy hiểm đến sức khỏe và có thể tự khỏi hoàn toàn. Bạn nên điều trị bệnh lý này tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và súc miệng với nước muối sinh lý.

1.4. Các bệnh về lưỡi ở người lớn: Bệnh loét lưỡi Apthae

Loét lưỡi Apthae là hiện tượng chóp lưỡi hoặc bụng lưỡi xuất hiện các vết loét gây ra khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm. Loét lưỡi Apthae rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh loét lưỡi Apthae:

– Do các chấn thương cơ học như cắn phải lưỡi,…

– Thiếu máu

– Yếu tố di truyền.

– Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,… 

Biểu hiện của bệnh lý loét lưỡi Apthae:

– Vết loét xuất hiện ở bụng lưỡi, chóp lưỡi.

– Ngứa, nóng rát tại vùng bị loét.

– Sốt, mệt mỏi, nổi hạch,…

– Đau khi nhai.

Cách chữa trị:

Bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nếu muốn chữa trị dứt điểm bệnh lý này. Trong một vài trường hợp, bạn cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để xem có bị thiếu máu hay không. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra để đưa ra phương án điều trị phù hợp dành cho bạn.

1.5. Bệnh lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng là tình trạng bề mặt lưỡi không có màu hồng tươi như thông thường mà toàn bộ bề mặt lưỡi lại có màu trắng. Lớp phủ màu trắng này bắt nguồn từ nấm, vi khuẩn, tế bào chết dính giữa các nốt đỏ của lưỡi. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, lớp màu trắng trên bề mặt lưỡi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào gây viêm lưỡi, hôi miệng,…

Nguyên nhân gây bệnh:

– Vệ sinh răng miệng kém.

– Hôi miệng.

– Khô miệng.

– Rối loạn tiêu hóa.

– Thiếu hụt vitamin.

– Lạm dụng bia rượu, thuốc lá.

Biểu hiện thường thấy của bệnh lưỡi trắng:

– Xuất hiện những mảng màu trắng dày bất thường và bám chặt vào bề mặt lưỡi, khoang miệng.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

Cách chữa trị:

Cách khắc phục tình trạng lưỡi trắng rất đơn giản, bạn cần chú ý làm sạch răng miệng, vệ sinh lưỡi thường xuyên và uống nhiều nước để giúp khoang miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bạn có thể dùng mật ong trộn cùng bột nghệ để vệ sinh lưỡi và niêm mạc miệng, nhằm giúp các bộ phận này nhanh chóng phục hồi.

Bệnh lưỡi trắng

Bệnh lưỡi trắng

1.6. Bạch sản

Bạch sản là dạng tổn thương thường gặp ở lưỡi.  Bạch sản có thể là bệnh lành tính nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh ác tính. Vì thế, bạn nên lưu ý khi gặp các dấu hiệu của bệnh lý này.

Biểu hiện của bệnh thường là:

– Lở loét ở phần má trong, trên nướu, dưới nền miệng,…

– Xuất hiện các mảng dày, cứng phía trong khoang miệng.

Nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh bạch sản hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nguy cơ mắc bệnh bạch sản có thể tăng cao do các yếu tố như:

– Uống nhiều bia rượu, dùng chất kích thích, hút thuốc lá,…

– Do các chấn thương bên trong má.

– Sử dụng răng giả, đặc biệt trong trường hợp lắp răng giả không đúng.

– Cơ thể bị viêm nhiễm do các loại vi rút, vi khuẩn.

Cách chữa trị:

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch sản, bạn cần làm xét nghiệm sinh thiết để xác định mức độ của bệnh. 

– Nếu là bệnh lành tính, bạn không cần phải can thiệp y tế, các vết loét sẽ tự khỏi sau một thời gian. 

– Nếu sinh thiết cho kết quả dương tính với ung thư miệng, bạn cần phẫu thuật để loại bỏ các vết loét để tránh lây lan bệnh ung thư.

1.7. Các bệnh về lưỡi phổ biến: Bệnh nứt lưỡi

Nứt lưỡi là bệnh lý bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các rãnh sâu trên mặt lưỡi, trong đó rãnh ở chính giữa sâu và rộng nhất, các rãnh ở phía rìa lưỡi ngắn và nông hơn. 

Nguyên nhân gây nứt lưỡi:

– Yếu tố di truyền.

– Hội chứng Down.

– Suy dinh dưỡng.

– Thiếu vitamin.

– Bệnh vẩy nến.

Cách chữa trị:

Viêm lưỡi là bệnh lành tính, không gây khó chịu, đau đớn cho người mắc bệnh nên không cần điều trị. Tuy nhiên, niêm mạc lưỡi rất dễ bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn nếu vệ sinh răng miệng không tốt. Chính vì thế, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nguy cơ nứt lưỡi phát triển thành các bệnh lý về lưỡi phức tạp khác.

Các bệnh về lưỡi - Bệnh nứt lưỡi

Các bệnh về lưỡi – Bệnh nứt lưỡi

1.8. Chứng cứng lưỡi

Chứng cứng lưỡi hay còn được gọi với tên khoa học Ankyloglossia, là hiện tượng lưỡi gặp khó khăn trong khi cử động đưa ra, đưa vào. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, một số trường hợp cứng lưỡi đã được ghi nhận là có liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh lý này tuy không gây đau đớn nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm của bạn. 

Biểu hiện của bệnh:

– Khó khăn khi di chuyển lưỡi lên trên, xuống dưới và sang hai bên.

– Đầu lưỡi có hình trái tim, hình chữ V.

Phương pháp chữa trị chứng cứng lưỡi phụ thuộc vào đối tượng mắc bệnh: 

– Ở trẻ em: Chứng cứng lưỡi không cần thiết phải điều trị, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện khi trẻ lớn hơn. 

– Với người lớn mắc chứng cứng lưỡi: Bạn cần được phẫu thuật tạo hình hãm lưỡi hoặc cắt hãm lưỡi để khắc phục hiện tượng này. 

Chứng cứng lưỡi cần được phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt, tránh kéo dài gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

1.9. Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có thể gây ra bởi bệnh lý bạch sản ác tính. Triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh ung thư lưỡi là xuất hiện các vết loét màu đỏ hoặc trắng ở bờ bên của lưỡi, gây đau đớn trong thời gian dài. Ngoài ra, ung thư lưỡi có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

– Đau họng.

– Đau hàm khi nhai và nuốt.

– Chảy máu lưỡi bất thường.

– Bị cứng hàm, cứng lưỡi bất thường.

– Khối u bất thường xuất hiện trên lưỡi xuất hiện trong thời gian dài và không tự biến mất.

Các yếu tố nguy cơ có thể tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi bao gồm:

– Dùng bia rượu, thuốc lá,… thường xuyên.

– Nhiễm vi rút u nhú ở người.

– Tiền sử gia đình đã có người bị ung thư lưỡi.

– Đã từng mắc các bệnh ung thư khác trước đây.

Cách chữa trị:

Để điều trị ung thư lưỡi, bạn cần phải phẫu thuật loại bỏ phần mô bị ung thư. Mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối u và sức khỏe của bạn. Đồng thời, bạn cần tiến hành hóa trị và xạ trị để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư còn sót lại.  

Ung thư lưỡi là một trong các bệnh về lưỡi nguy hiểm

Ung thư lưỡi là một trong các bệnh về lưỡi nguy hiểm

Khối u bất thường ở lưỡi

Khối u bất thường ở lưỡi

Ung thư lưỡi gây cứng lưỡi

Ung thư lưỡi gây cứng lưỡi

Khối u ở lưỡi xuất hiện trong thời gian dài

Khối u ở lưỡi xuất hiện trong thời gian dài

1.10. Bệnh nấm lưỡi do cơ thể nhiễm nấm Candida Albican

Bệnh nấm lưỡi do nhiễm nấm Candida Albican gây ra các các tổn thương có màu trắng kem ở lưng lưỡi hoặc mặt trong của má. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh có thể lan ra amidan, nướu hoặc thành sau của họng. 

Biểu hiện khi lưỡi bị nhiễm nấm Candida là:

– Lưỡi sưng đỏ, ngứa, đau rát.

– Thay đổi hoặc mất vị giác.

– Đau khi nhai nuốt.

– Nứt nẻ, đỏ ửng ở khóe miệng. 

Các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida Albican ở miệng:

– Suy giảm miễn dịch.

– Bệnh tiểu đường.

– Dùng thuốc kháng sinh với liều lượng trong thời gian dài,…

Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, vệ sinh răng miệng thường xuyên, sạch sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý này.

Cách chữa trị:

Để điều trị bệnh nấm miệng Candida, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng nấm tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Nếu được can thiệp kịp thời, các triệu chứng của bệnh nấm lưỡi Candida sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bệnh tái phát, bạn nên làm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân chính xác để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

1.11. Bệnh lưỡi mọc lông

Khác với các bệnh lý về lưỡi kể trên, lưỡi mọc lông không gây ra bất kỳ tổn thương, đau đớn nào nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, khiến bạn tự ti. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen trên bề mặt lưỡi. Thực tế, hiện tượng này là do nhú lưỡi mang sắc tố đen và mọc dài quá mức gây ra.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến hiện hiện tượng lưỡi mọc lông là:

– Vệ sinh răng miệng kém.

– Dùng kháng sinh lâu ngày.

– Bệnh đái tháo đường.

– Hóa trị liệu.

Cách chữa trị:

Nhú lưỡi dài dạng chỉ đen rất khó bị mài mòn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Để xử lý tình trạng lưỡi mọc lông, bạn nên dùng các loại dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng. Nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên tái phát, bạn nên đến khám bác sĩ để điều trị. 

Lưỡi mọc lông

Lưỡi mọc lông

2. Các bệnh về lưỡi có nguy hiểm hay không?

Hầu hết bệnh về lưỡi đều lành tính, không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Tình trạng bệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn mà còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý về lưỡi. Do đó, khi thấy lưỡi có các dấu hiệu bất thường kéo dài trên 7 ngày, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể. 

3. Hình ảnh lưỡi bị bệnh

Bạn nên tìm hiểu kỹ dấu hiệu cũng như hình ảnh lưỡi khi bị bệnh để kịp thời có phương án điều trị thích hợp. Tùy vào tình trạng bệnh, lưỡi sẽ có những biểu hiện như:

Tình trạng sưng đỏ khi mắc bệnh về lưỡi

Tình trạng sưng đỏ khi mắc bệnh về lưỡi

Lưỡi bị nhiễm nấm

Lưỡi bị nhiễm nấm

Bề mặt lưỡi viêm nhiễm

Bề mặt lưỡi viêm nhiễm

Lưỡi nổi mụn thịt

Lưỡi nổi mụn thịt

Lưỡi nổi nốt đỏ li ti

Lưỡi nổi nốt đỏ li ti

Lưỡi nổi đốm trắng

Lưỡi nổi đốm trắng

4. Cách ngăn ngừa các bệnh về lưỡi đơn giản, hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa các bệnh lý về lưỡi bằng những thói quen lành mạnh, đơn giản sau:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Uống nhiều nước.

– Ăn uống lành mạnh, đủ chất. 

– Bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày.

– Hạn chế uống bia rượu, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…

Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt không những giúp bạn tự tin mà còn phòng ngừa hầu hết các bệnh về lưỡi. Bạn nên đi khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có phương án điều trị phù hợp.

Hiển thị nguồn

Báo Tiền Phong: “7 loại bệnh về lưỡi thường gặp”

Báo Tuổi Trẻ: “Bệnh lý về lưỡi – biện pháp điều trị”

Verywell Health: “Tongue Diseases & Conditions: Types, Causes, Symptoms”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lưỡi
Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân và cách điều trị

Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng khiến trẻ đau đớn, khó chịu trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Lưỡi có đốm đỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không

Lưỡi có đốm đỏ là bệnh gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe không

Lưỡi có đốm đỏ là hiện tượng dễ gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Theo dõi bài viết

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Dấu hiệu cho biết lưỡi trẻ sơ sinh bình thường cha mẹ cần biết

Đặc điểm bình thường của lưỡi trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm, đặc biệt với những ai lần đầu làm cha làm mẹ. Các bậc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Viêm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lưỡi bản đồ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lưỡi bản đồ là bệnh về lưỡi rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh khiến niêm mạc lưỡi trở nên nhạy cảm hơn khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

Hình ảnh u nhú ở lưỡi cho biết điều gì?

U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là bị bệnh gì? Cách điều trị

Dưới lưỡi nổi cục thịt là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý. Hiểu được đặc điểm và nguyên nhân của mụn thịt xuất hiện sẽ giúp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy