Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng có thể do viêm tủy răng, đau răng khôn, răng bị vỡ hoặc bị hư hỏng nặng. Vậy khi bị đau nhức răng thì cần làm gì để khắc phục? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tình trạng nhức răng kinh khủng là như thế nào?

Đau nhức răng là bên trong và bên ngoài răng đau buốt khó chịu (1). Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng và xảy ra nhiều lần trong ngày, có những biểu hiện khác đi kèm như:

– Cơn đau nhức xuất hiện khi bị ăn hoặc uống thức ăn lạnh, nóng, chua, cay

– Đau nhói ở một hoặc nhiều răng

– Đau quanh răng, lan ra xung quanh, đau nhức lên tận đầu

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao

– Đau nhức khu vực nướu quanh răng, nướu sưng, đỏ đậm hơn bình thường, dễ bị chảy máu

Tình trạng nhức răng kinh khủng

Tình trạng nhức răng kinh khủng

2. Nguyên nhân gây răng bị đau nhức kinh khủng

Nhức răng kinh khủng do nhiều nguyên nhân gây ra như: sâu răng nặng, bệnh lý về nướu, áp xe răng, bọc răng sứ sai cách, tật nghiến nghiêng, răng khôn mọc lệch, răng bị chấn thương và viêm tủy răng (2).

2.1. Sâu răng nặng

Răng bị sâu nặng sẽ không còn lớp men răng ở ngoài cùng để bảo vệ răng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong làm hư hỏng ngà răng và gây tổn thương tủy. Những cơn đau nhức nhẹ sẽ chuyển thành đau nhức răng kinh khủng.

2.2. Bệnh lý về nướu

Bệnh viêm nha chu và viêm nướu là bệnh lý nhiễm trùng vùng nướu quanh răng. Nhức răng kinh khủng xuất hiện do áp lực từ độc tố của vi khuẩn. Răng đau nhức dữ dội, nướu tụt dần và dễ bị chảy máu, nếu để kéo dài có thể xuất hiện mủ. Bệnh lý về nướu thường biến chứng rất nhanh nên bạn cần kiểm tra răng miệng thường xuyên để phát hiện được bệnh sớm.

Bệnh lý về nướu

Bệnh lý về nướu

2.3. Áp xe răng

Áp xe răng là biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn răng miệng hoặc viêm tủy răng (3). Vi khuẩn sẽ gây ra các túi mủ tại chân răng. Khi lượng mủ quá nhiều không thể giải phóng được, tạo áp lực lên dây thần kinh khiến răng vô cùng đau nhức. Nhức răng sẽ tăng lên khi ăn nhai hoặc ăn thức ăn nóng, lạnh. Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác như sốt, nướu sưng đỏ, sưng quanh vùng áp xe,…

2.4. Bọc răng sứ sai cách

Khi thực hiện bọc răng sứ sẽ làm cùi răng thật nhạy cảm hơn bình thường. Bởi bác sĩ sẽ mài một phần cùi răng để bọc sứ lên trên. Quá trình này có thể làm kích thích hệ thần kinh dẫn tới ê buốt và đau răng. Nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, mài cùi răng không đúng tỷ lệ sẽ khiến cơn đau nhức nghiêm trọng hơn. Bạn có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khác như răng thật lung lay, viêm tủy răng,…

Bọc răng sứ sai cách

Bọc răng sứ sai cách

2.5. Tật nghiến răng

Nghiến răng là thói quen xấu ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Nhiều người thường nghiến răng trong vô thức vào ban đêm làm răng bị tổn thương dần dần. Các dây thần kinh ở chân răng bị kích thích gây cảm giác nhức răng. Thời gian đầu, cảm giác ê buốt răng thường không quá rõ rệt

2.6. Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm là tình trạng phổ biến ở người trưởng thành (4). Khi răng khôn mọc lệch sẽ đâm vào nướu hoặc răng bên cạnh làm đau nhức âm ỉ kéo dài.

Ngoài ra, bởi không thể mọc lên như bình thường, răng khôn kẹt giữa xương hàm và nướu, khiến vi khuẩn dễ tích tụ gây sâu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây viêm nướu, viêm lợi trùm, hư hỏng răng kế cận,… gây nhức răng dữ dội.

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch

2.7. Răng bị chấn thương

Nhức răng cũng có thể do tai nạn, chấn thương răng. Những thói quen xấu như cắn đồ cứng, nhai đá, dùng răng bật nắp chai hoặc chấn thương trong sinh hoạt đều có thể dẫn đến tình trạng này. Một vết nứt có thể gây đau buốt và khiến răng nhạy cảm, khiến răng đau nhức. Cơn đau sẽ tăng lên khi cắn hoặc chịu tác động của nhiệt độ nóng, lạnh,… Cường độ đau nhức sẽ tỷ lệ thuận với mức độ hư hại của răng.

2.8. Viêm tủy răng

Tủy răng có nhiều dây thần kinh nên vô cùng nhạy cảm. Tủy răng bị viêm sẽ tiết dịch tạo áp lực trong buồng tủy, tác động vào các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau nhức răng dữ dội.

Triệu chứng nhức răng do viêm tủy răng xảy ra từ nhẹ đến nặng, xuất hiện khi răng bị kích thích hoặc tùy vào mức độ sâu của tủy răng.

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng

3. Nhức răng kinh khủng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh không?

Nhức răng kinh khủng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bởi chân răng có sự liên kết với nhiều dây thần kinh chi phối hoạt động của cả khuôn mặt.

Khi mới đau nhức răng, hệ thần kinh chưa bị ảnh hưởng đáng kể nên rất khó phát hiện. Sau 3 – 5 ngày nhức răng liên tục, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt khi có tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, đau nhói thái dương.

Các bác sĩ cho rằng những biểu hiện này có liên quan tới hoạt động của các dây thần kinh thứ 5 trong 12 dây thần kinh sọ. Đây là dây thần kinh chi phối cảm giác đến các cơ quan trên mặt, bao gồm răng, nướu, môi. Khi cơn đau răng xảy ra, bạn có nguy cơ cao bị đau nửa đầu, cảm giác đau sau đó lan dần ra khắp đầu.

4. Cách khắc phục đau nhức răng hiệu quả

Nhức răng là nỗi ám ảnh với nhiều người. Để ức chế được cơn đau nhức khó chịu, bạn có thể áp dụng ngay mẹo dân gian tại nhà hoặc tới nha khoa thăm khám theo các cách cụ thể như sau.

4.1. Điều trị các bệnh lý

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân đau nhức răng để có cách chữa trị hiệu quả nhất. Đồng thời, để có hiệu quả tốt nhất, cần điều trị các bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Các phương pháp điều trị đau răng tại nha khoa cụ thể:

4.1.1. Sâu răng

Với lỗ sâu nông trên bề mặt răng, bác sĩ chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp trám răng. Tuy nhiên, khi lỗ sâu đã xâm nhập vào buồng tủy răng, cần phải thực hiện điều trị tủy. Về cơ bản, quá trình điều trị tủy răng gồm:

– Loại bỏ hết tủy răng, kể cả dây thần kinh và mạch máu trong khu vực này

– Vệ sinh phần bên trong răng rồi hàn lại bằng vật liệu trơ

Trám răng

Trám răng

4.1.2. Áp xe răng

Khi xử lý áp xe răng cấp tính, đầu tiên cần loại bỏ ổ mủ gây tổn thương tới các mô xung quanh. Bác sĩ sẽ rạch mở niêm mạc để hút sạch dịch mủ và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bên trong. Sau đó, vết thương sẽ được làm sạch và bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm để hạn chế sự tái phát của nhiễm trùng.

4.1.3. Gãy răng và nứt răng

Với tình trạng gãy răng hoặc nứt răng, đặt mão răng là cách điều trị phổ biến nhất. Mão răng sẽ thay thế răng bị phá hủy, đồng thời bảo vệ răng đang yếu khỏi tổn thương.

4.1.4. Viêm nướu

Khi bị viêm nướu dẫn tới đau răng, bác sĩ sẽ điều trị viêm nướu, viêm nha chu theo các bước:

– Làm sạch bề mặt răng, loại bỏ cao răng quanh chân răng, sau đó là làm sạch vùng lợi

– Tiến hành nạo túi lợi, loại bỏ vùng viêm nhiễm

– Bác sĩ kê đơn thuốc cần sử dụng để vùng lợi bị viêm phục hồi nhanh chóng gồm kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…

Lấy cao răng trị viêm nướu

Lấy cao răng trị viêm nướu

4.2. Cách điều trị tại nhà

Nếu chưa thể sắp xếp thời gian để tới nha khoa, bạn có thể áp dụng những cách đơn giản tại nhà sau để giảm đau răng tạm thời: chườm lạnh, súc miệng bằng nước muối, dùng hành tây, nước bạc hà và chọn thuốc giảm đau phù hợp.

4.2.1. Chườm lạnh

Chườm lạnh sẽ giúp các mạch máu nhỏ co lại làm giảm tốc độ của dòng chảy. Nhờ đó mà giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm phù nề.

Cách thực hiện như sau:

– Cho đá viên vào trong 1 khăn sạch

– Chườm lên má và quanh khu vực đau răng

– Chườm trong khoảng 10 phút

– Sau đó nghỉ trong vòng 20 – 30 phút, nếu vẫn còn đau thì lại tiếp tục chườm

Chườm lạnh

Chườm lạnh

4.2.2. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối không chỉ có đặc tính diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây hại, mảng bám tích tụ, giảm đau mà còn an toàn và lành tính. Vì thế, liên quan đến các vấn đề về răng thì súc miệng bằng nước muối luôn được hàng đầu.

Cách thực hiện:

– Cho 1 lượng nước muối vừa đủ vào trong miệng

– Súc miệng trong khoảng 30 giây để nước muối tiếp cận được các ngóc ngách trong miệng, nhất là tại vị trí bị đau răng

– Nhổ nước muối ra và súc miệng lại lần thứ 2, lần này nên để trong khoảng 60 giây

– Sau 2 lần súc miệng thì hãy súc miệng lại bằng nước lọc để tránh muối còn sót lại trong miệng

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối

4.2.3. Dùng hành tây

Trong hành tây có chứa lưu huỳnh, khi tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo thành acid sulfuric giúp gây tê, giảm đau nhức răng. Hơn nữa, hành tây còn làm giảm chảy máu chân răng do viêm răng và nướu.

Cách thực hiện:

– Thái hành thành lát lớn

– Nhai một lát hành ở vùng bị nhức răng cho đến khi hết mùi tanh nồng của hành

– Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi cơn đau giảm dần

– Nếu nhức răng không thể thai được, bạn có thể ép lấy nước rồi thoa trực tiếp vào vùng răng đau

Hành tây giúp làm giảm chảy máu chân răng

Hành tây giúp làm giảm chảy máu chân răng

4.2.4. Dùng nước bạc hà

Bạc hà là một trong những bài thuốc đông y có tính hàn, vị cay với nhiều tác dụng nhiều trong y học. Lá bạc hà có tính the mát, có khả năng sát khuẩn cực tốt nên được rất nhiều người ưa chuộng trong vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Cách dùng nước bạc hà trị đau nhức răng:

– Đem hãm một ít lá bạc hà khô với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút để tinh dầu trong lá bạc hà hòa tan với nước

– Lấy nước để súc miệng 2 lần mỗi ngày

– Thực hiện đều đặn sau 1 tuần bạn sẽ cảm thấy cơn đau nhức giảm đáng kể

Dùng nước bạc hà

Dùng nước bạc hà

4.2.5. Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có hiệu quả tốt trong việc xoa dịu cơn đau nhức. Một số loại thuốc giảm đau an toàn và hiệu quả:

– Thuốc giảm đau không chứa steroid: Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Etoricoxib,… dùng cho trường hợp đau nhức răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy

– Thuốc giảm đau không kháng viêm: Acetaminophen, Paracetamol có tác dụng nhanh, chỉ sau 15 – 30 phút sau khi uống, mang lại hiệu quả lâu dài từ 4 đến 6 giờ

– Thuốc gây tê: Lidocaine, Prilocaine, Tetracaine và Benzocaine,… chủ yếu ở dạng gel hoặc dung dịch xịt, có tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên lại có thời gian tác động rất ngắn nên không thể giải quyết triệt để cơn đau răng dai dẳng

Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau

5. Cách ngăn ngừa đau nhức răng hiệu quả nhất

Cơn đau nhức răng thường ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh nếu không chữa trị sớm. Để phòng ngừa răng đau nhức, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

– Đánh răng với kem đánh răng có chứa Fluoride 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh trong 2 phút

– Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, súc miệng sát khuẩn để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng

– Tránh dùng thực phẩm có đường

– Bỏ hút thuốc lá và các đồ uống có cồn

– Khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để lấy cao răng và kiểm tra vấn đề sức khỏe răng miệng

6. Một số câu hỏi thường gặp về nhức răng kinh khủng

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng đau nhức răng kinh khủng:

6.1. Nhức răng kinh khủng có nguy hiểm không?

Đau nhức răng kinh khủng có gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không điều trị kịp thời. Răng bị đau nhức do các bệnh lý như viêm nướu, viêm tủy răng, nứt răng, sâu răng về lâu dài có thể dẫn đến mất răng, viêm nhiễm. Thậm chí gây biến chứng như tổn thương xương hàm và nhiễm trùng huyết.

6.2. Nhức răng kinh khủng có thể gây nhiễm trùng không?

Đau nhức răng kinh khủng có thể gây ra nhiễm trùng răng miệng. Khi răng bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ống tủy và gây nhiễm trùng. Nếu không xử lý sớm có thể lan sang mô xung quanh, gây sưng, đau và để lại hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.

6.3. Nhức răng kinh khủng có thể tự khỏi không?

Nhức răng kinh khủng không thể tự khỏi được mà cần phải được điều trị. Nguyên nhân gây đau nhức răng do viêm nướu, viêm tủy, áp xe răng, gãy răng,… cần phải điều trị chuyên sâu, tránh tiến triển nặng hơn.

Do đó, khi bị đau nhức răng bạn cần tới nha khoa để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng nhức răng kinh khủng. Nhức răng không phải là một tình trạng quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều bệnh lý về răng miệng. Chính vì vậy bạn không được chủ quan khi đau nhức kéo dài, hãy đến Nha khoa Paris để kiểm tra và khám răng miệng định kỳ.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Nguyên nhân nào gây nhức răng kinh khủng và cách xử lý”

Hello Bacsi: “Giải đáp thắc mắc: Đau nhức răng báo hiệu điều gì, cách chữa trị”

Bác sĩ ơi: “Nguyên nhân gây nhức răng không nên chủ quan”

Cleveland Clinic: “Toothache: Symptoms, Causes & Remedies”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng có đau không? Những lưu ý khi lấy tủy răng

Chữa tủy răng là phương pháp thường áp dụng để điều trị viêm tủy răng. Qua đó giúp loại bỏ cơn đau do tổn thương tủy và ngăn chặn nguy

Ngày 26/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Hầu hết các nguyên liệu được sử dụng để chữa viêm tủy răng tại nhà đều khá lành tính và an toàn với răng, nướu, vì vậy bạn hoàn toàn có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm tủy răng ở bà bầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Viêm tủy răng ở bà bầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Điều trị viêm tủy răng cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự kịp thời và phương pháp phù hợp. Bởi nếu để tình trạng viêm

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm tủy răng uống thuốc gì đảm bảo hiệu quả cao và an toàn nhất?

Viêm tủy răng uống thuốc gì đảm bảo hiệu quả cao và an toàn nhất?

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant,

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Viêm tủy răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Viêm tủy răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị

Viêm tủy răng là một bệnh lý liên quan đến răng, nướu mà không ít người gặp phải. Bệnh lý sẽ kéo theo những cơn đau nhức dai dẳng, gây

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Chữa viêm tủy răng có đau không? Lưu ý quan trọng

Chữa viêm tủy răng có đau không? Lưu ý quan trọng

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam