
Đối với nhiều người thì tự nhiên chảy máu răng không quá bất ngờ, tuy nhiên hiện tượng chảy máu chân răng kèm hôi miệng lại khiến nhiều người không biết nguyên nhân do đâu? Liệu có ảnh hưởng gì lớn tới sức khỏe hay không? Cách điều trị như thế nào?
Để xác định chính xác nguyên nhân chảy máu chân răng kèm hôi miệng nhất thiết cần phải tới gặp bác sĩ. Tuy nhiên dưới đây là một vài lý do phổ biến nhất bạn có thể tham khảo & thử tự kiểm tra.
Một người khi bị viêm nướu hoặc viêm nha chu đồng nghĩa với việc có hàng trăm con vi khuẩn đang bám ở nướu răng.
Những loại vi khuẩn, mảng bám cao răng sẽ liên tục làm nướu bị kích thích rồi dẫn tới chảy máu. Không những thế, một số loại vi khuẩn còn có mùi hôi rất khó chịu nên mới tạo ra hiện tượng chảy máu răng dẫn tới hôi miệng.
Ngoài ra khi lượng máu chảy ra dù sẽ bị nước bọt rửa trôi ngay, tuy nhiên một vài trường hợp sẽ dễ bị ngấm lại vào mảng bám răng, do vậy bạn có thể cảm thấy cả mùi tanh từ máu. Lâu dần sẽ tạo thành những mảng bám đen trên răng.
Mùi hôi sẽ càng nặng hơn nếu răng xuất hiện các khoang sâu. Vi khuẩn sẽ có không gian trú ngụ rộng hơn và khó bị làm sạch hơn.
Có một vài trường hợp hi hữu bị mắc chứng hôi miệng & chảy máu chân răng cùng 1 thời điểm. Do đó nhiều người có thể nhầm lẫn & tưởng răng chảy máu răng đang tạo ra mùi hôi miệng.
Mà vốn dĩ mùi hôi miệng lại có cả tá nguyên nhân khác nhau, có những trường hợp còn không thể xác định được mùi hôi là từ đâu ra.
Do vậy bạn có thể thử kiểm tra bằng cách sau: Lựa thời điểm máu ngưng chảy từ chân răng rồi súc miệng thật sạch. Sau đó thử hà hơi ra lòng bàn tay và ngửi xem có mùi hôi không. Nếu vẫn có mùi hôi quá nồng nặc thì rất có thể chứng hôi miệng không phải do bị chảy máu chân răng.
Một tiến sĩ về vi khuẩn học cho biết rằng hiện tượng stress cũng là thủ phạm dẫn tới chảy máu răng hôi miệng.
Khi 1 người ở trong trạng thái căng thẳng, stress quá độ thì cơ thể sẽ tự động bảo vệ bằng cách kích hoạt hệ thống tăng cường phản ứng. Khi đó bạn sẽ có đủ năng lượng để xử lý tình huống hoặc tiếp tục làm việc.
Tuy nhiên để giữ cơ thể ở trạng thái phòng vệ cao như vậy, một số hoạt động khác có thể bị ngưng trệ, ví dụ như hoạt động tiết nước bọt.
Khi nước bọt ngưng tiết thì bạn sẽ bị khô miệng, dần dần nếu căng thẳng kéo dài quá mức sẽ dẫn tới chứng hôi miệng.
Ngoài ra những người căng thẳng thường sẽ gặp cả hiện tượng nghiến răng. Vì vậy cấu trúc xương răng, chân răng và nướu sẽ dễ bị tổn thương và gây chảy máu.
Những người bị tiểu đường thường có nồng độ xeton trong máu tương đối cao. Mà máu thì luôn được lưu chuyển liên tục trong toàn bộ cơ thể, vì vậy hơi thở có thể sẽ có mùi như mùi sơn móng tay.
Kết hợp với lượng đường trong máu cao, những người bị tiểu đường sẽ rất dễ bị viêm nướu. Do vậy kết hợp lại có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu chân răng hôi miệng
Một số loại thuốc có chứa chất đông máu có thể cũng dẫn tới chảy máu răng và hôi miệng. Cơ chế được lý giải như sau:
Chất chống đông máu sẽ khiến máu trở nên loãng hơn, do vậy khách hàng dễ bị chảy máu chân răng mỗi khi chải răng.
Đi kèm với đó hầu hết các loại thuốc đều dễ gây ra hiện tượng khô miệng. Vì vậy cuối cùng khách hàng sẽ vừa bị chảy máu răng và vừa bị hôi miệng.
ĐỌC NGAY: Vì sao bà bầu hay bị chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu chân răng kèm hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:
Tuy nhiên các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng tạm thời. Thậm chí nhiều trường hợp còn không phát huy hiệu quả.
Do đó để chữa chảy máu chân răng kèm hôi miệng nhanh chóng và tốt nhất, bạn nên tới các cơ sở nha khoa. Tại đây nha sĩ sẽ thăm khám để xác định nguyên nhân và chỉ định một số phương pháp như sau:
Chảy máu chân răng và hôi miệng không phải là bệnh khó điều trị nếu khách hàng sớm phát hiện và tới nha sĩ thăm khám.
Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó tốt nhất bạn vẫn nên có các biện pháp phòng tránh tình trạng này như sau:
XEM THÊM: Công nghệ lấy cao răng siêu âm tại Nha Khoa Paris
Chảy máu chân răng hôi miệng tưởng như không nguy hiểm nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe của bạn. Bởi vậy bạn không nên chủ quan mà ngược lại cần chú ý hơn khi nhận thấy dấu hiệu bất thường.
Liên hệ ngay đến nha khoa Paris theo số hotline 1900.6900 để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả dứt điểm đối với tình trạng này!
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA