Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Healing Abutment là gì? Vai trò trong cấy ghép Implant

Healing trong Implant là 1 trong 2 loại khớp nối cơ bản của Abutment, được sử dụng phổ biến trong giai đoạn liền vết thương khi cấy ghép Implant. Vậy thực chất Healing là gì? Vì sao cần phải đặt Healing sau khi trồng trụ răng Implant? Bài viết sau của Nha khoa Paris sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.

1. Healing là gì

Healing Abutment là khớp nối quan trọng trong quá trình cấy trụ Implant vào xương hàm để tạo ra chiếc răng Implant (1). Răng Implant gồm 3 bộ phận chính là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Khớp nối Abutment gồm có Healing Abutment và Abutment Implant.

Healing Abutment có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, phù hợp với nhiều trường hợp mất răng. Khớp nối Healing được gắn ở đầu trụ Implant và có nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo hình nướu. Vai trò của Healing Abutment là điều chỉnh và tạo thể tích lợi thích hợp để chuẩn bị cho việc cắm trụ răng Implant. Chất lượng của Healing Abutment quyết định tới quá trình liền vết thương và hiệu quả của ca cấy ghép trụ Implant.

healing là gì

Healing được gắn ở đầu trụ Implant

2. Đặc điểm của Healing Abutment

Healing Abutment thường có những đặc điểm quan trọng như sau (2):

– Vật liệu chế tác: được làm từ sứ, Titanium hoặc các kim loại quý

– Kích thước phù hợp: Healing có kích thước, hình dáng phù hợp với trụ Implant và khít với đường viền nướu, đảm bảo tính chính xác trong quá trình liền vết thương và tạo hình nướu

– Hình dạng: Healing có nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với các vị trí mất răng cụ thể

– Tuổi thọ bằng với trụ răng: Healing Abutment có tuổi thọ giống với trụ Implant để đảm bảo độ bền vững và ổn định trong khi cấy ghép trụ Implant

3. Vì sao cần đặt Healing sau trồng răng Implant

Healing Abutment và Abutment Implant là 2 bộ phận tạo thành khớp nối Abutment (3). Trong đó, Healing Abutment giúp bảo vệ cổ trụ Implant và còn là mối nối trong quá trình liền vết thương. Chúng được xem như một trụ liền vết thương với vai trò là khớp cắn trung gian nối giữa trụ Implant và khoang miệng.

Vị trí lắp đặt Healing Abutment là cổ trụ Implant, giúp phần lợi ôm sát vào chân răng. Bộ phận này có thể xoay ra xoay vào để kiểm tra hoặc nới rộng hơn. Do đó Healing Abutment trở thành một bộ phận quan trọng, giúp ca trồng răng được thành công.

4. Các loại Healing Abutment phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, trên thị trường Healing Abutment được phân loại theo vật liệu chế tạo và theo hình dạng.

4.1. Phân loại theo hình dạng

Phục hình răng sẽ có nhiều vị trí trồng răng Implant và dạng cấu trúc khung hàm khác nhau. Vì vậy sẽ cần có các loại Healing Abutment với hình dạng thích hợp để đảm bảo độ tương thích cao với khung hàm. Phổ biến nhất có 2 loại Healing Abutment đó là:

– Healing Abutment dạng thẳng: thường sử dụng ở vùng răng hàm, có khả năng chịu lực tốt và bền vững cao

– Healing Abutment dạng tùy chỉnh: thường được sử dụng khi trồng Implant ở răng cửa, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, nhìn giống với răng thật

Healing Abutment có dạng thẳng hoặc tuỳ chỉnh

Healing Abutment có dạng thẳng hoặc tuỳ chỉnh

4.2. Phân loại theo vật liệu

Phân loại Healing Abutment theo vật liệu chế tạo ra có 3 loại phổ biến dưới đây:

– Chất liệu titanium: là loại vật liệu có độ lành tính cao và không làm kích ứng cho nướu răng. Healing Implant chế tạo từ titanium còn có độ bền cao và chịu lực tốt, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ các loại thức ăn nóng. Titanium cũng có chi phí thấp giúp khách hàng tiết kiệm hơn

– Chất liệu sứ: sứ cũng có độ bền và khả năng chịu lực rất tốt. Nếu chăm sóc đúng cách có thể duy trì trọn đời. Khả năng tích hợp của loại vật liệu này cũng rất cao, đảm bảo thẩm mỹ

– Kim loại quý: các kim loại quý có thể dùng là vàng, bạc hoặc bạch kim. Vật liệu này có độ bền và tuổi thọ cao, tuy nhiên chi phí đắt đỏ hơn

5. Healing Abutment hỏng có thể thay thế được không

Healing Abutment bị hỏng có thể thay thế được (4). Bởi cấu tạo của răng Implant gồm có 3 phần tách biệt được kết nối lại với nhau. Vì thế, nếu một trong 3 bộ phận bị hư hỏng hoặc gặp vấn đề khiến răng không tích hợp, thì hoàn toàn có thể thay thế mới mà không ảnh hưởng tới chức năng của bộ phận khác.

Do vậy, nếu Healing Abutment không đảm bảo chất lượng, bị hỏng nhưng trụ răng Implant vẫn hoạt động tốt, thì bác sĩ có thể tháo gỡ và thay Healing Abutment mới.

Việc tháo và thay mới Healing Abutment thay vì trồng lại toàn bộ răng giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên, sử dụng Healing Abutment không đảm bảo chất lượng và gây hỏng hóc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, có thể để lại biến chứng và mất thời gian để điều trị.

healing là gì

Healing Abutment có thể thay thế được

6. Healing Abutment được đặt vào giai đoạn nào khi trồng răng

Có 2 giai đoạn có thể thực hiện lắp Healing răng:

– Ngay sau cấy trụ Implant: thực hiện khi trụ Implant tương thích với xương hàm tốt, tình trạng ban đầu ổn định

– Sau khi cấy Implant 1 – 2 tháng: khi đó bác sĩ sẽ đặt Healing Abutment lên và sau vài tuần thì mô nướu sẽ phát triển quanh Healing theo hình dáng mong muốn. Bác sĩ sẽ cố định Abutment và răng sứ để hoàn thiện trồng răng Implant

7. Đặt Healing có đau không

Đặt Healing hoàn toàn không gây đau đớn. Trong quá trình cắm trụ Implant và đặt Healing Abutment, bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê nên rất nhẹ nhàng. Sau khi ghép trụ, thuốc tê dần hết tác dụng nên có cảm giác đau rát, khó chịu ở má, cằm.

Tình trạng đau còn tùy vào cơ địa mỗi người. Đây là triệu chứng bình thường, cảm giác đau đớn sẽ thuyên giảm dần trong 1 – 2 ngày.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thăm khám lại sau phẫu thuật và kê thuốc giảm đau, chống viêm. Bạn cần thực hiện theo chỉ dẫn sau khi đặt Healing để tránh đau nhức và viêm nhiễm.

Bài viết đã chia sẻ với bạn chi tiết về khái niệm Healing là gì. Đây là 1 trong 3 bộ phận không thể thiếu để hoàn thiện ca trồng răng Implant. Để đặt lịch hẹn thăm khám và được tư vấn trồng răng miễn phí, bạn có thể liên hệ tới Nha khoa Paris để được hỗ trợ.

Hiển thị nguồn

Răng Hàm Mặt: “Quy trình chụp sứ các loại gắn bằng ốc vít trên implant”

Thiết bị nha khoa: “Healing Abutment và Healing Cap”

South Carolina Oral Surgery: “Healing Abutment Care Charleston SC”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cấy ghép implant
Tại sao phải cấy ghép Implant, 6 lợi ích tuyệt vời mà bạn nên biết

Tại sao phải cấy ghép Implant, 6 lợi ích tuyệt vời mà bạn nên biết

Trong hầu hết các trường hợp mất răng như mất 1 răng, mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm, các bác sĩ nha khoa đều tư vấn nên áp dụng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Các Biến chứng thường gặp khi trồng Implant, Nha khoa paris

Các Biến chứng thường gặp khi trồng Implant, Nha khoa paris

Những biến chứng Implant có thể xảy ra ngay sau khi cấy ghép hoặc phải vài năm sau mới xuất hiện. Mặc dù với sự hỗ trợ của các trang

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cấy Ghép Implant All On 4, all on 6 toàn hàm, Giải pháp trồng răng

Cấy Ghép Implant All On 4, all on 6 toàn hàm, Giải pháp trồng răng

Cấy ghép Implant All On 4, 6 là kỹ thuật trồng 4 hay 6 trụ implant vào hàm sau đó gắn nguyên hàm răng giả lên. Kỹ thuật này giúp đảm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trồng răng bằng cấy ghép implant có tốt không? Đối tượng nào phù hợp?

Trồng răng bằng cấy ghép implant có tốt không? Đối tượng nào phù hợp?

Trồng răng bằng cấy ghép implant được biết đến là giải pháp có thể giúp khôi phục tình trạng thiếu hụt về răng, cải thiện chức năng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Các bước cấy ghép implant tiêu chuẩn quốc tế

Các bước cấy ghép implant tiêu chuẩn quốc tế

Các bước cấy ghép implant có độ khó và tính phức tạp cao nên đòi hỏi phải được diễn ra theo đúng trình tự, tiêu chuẩn và dưới bàn tay

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cấy ghép implant có nguy hiểm không? Biện pháp hạn chế rủi ro

Cấy ghép implant có nguy hiểm không? Biện pháp hạn chế rủi ro

Cấy ghép implant có nguy hiểm không là điều mà rất nhiều người bệnh lo ngại khi có ý định phục hình cho khoảng trống răng đã mất. Bởi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh