
Thi thoảng có thể bạn vẫn gặp hiện tượng tự dưng bị chảy máu chân răng, tuy nhiên máu thường sẽ ngưng chảy ngay sau đó. Tuy nhiên có những trường hợp chảy máu chân răng không ngừng, vậy đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì nguy hiểm không? Phải làm thế nào nếu chảy máu răng không cầm được? Tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.
Có rất nhiều kiểu bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng không ngừng. Dưới đây là danh sách một số vấn đề được coi là có mức độ liên quan cao nhất, thường thấy nhất.
Lý do phổ biến nhất khiến chảy máu răng liên tục, không cầm được là do bị viêm nướu hoặc viêm lợi.
Chứng viêm nướu, viêm lợi thường là do mật độ vi khuẩn và cao răng đang bám quá dày ở xung quanh nướu răng. Vi khuẩn sẽ liên tục gây kích ứng và khiến nướu bị sưng đỏ lên.
Vì vậy nếu không điều trị sớm, đôi khi chỉ cần bạn hơi nghiến răng nhẹ một chút cũng có thể khiến máu chảy ra từ chân răng.
TÌM HIỂU VỀ: Hiện tượng chảy máu chân răng
Khi bị chảy máu răng không ngừng bạn cũng nên đi kiểm tra xem có bị tiểu đường không. Lý do là bởi nếu bị tiểu đường đồng nghĩa với lượng đường trong nước bọt & xung quanh nướu đang ở mức cao.
Lượng đường cao sẽ càng thu hút nhiều vi khuẩn hơn, từ đó làm gia tăng tỷ lệ và mức độ viêm nướu răng. Cuối cùng máu sẽ dễ bị chảy khi gặp tác động & khó cầm hơn so với bình thường.
Bạch cầu được xếp vào một dang ung thư & có bao gồm triệu chứng chảy máu chân răng. Các tế bào có hại của bệnh bạch cầu sẽ tiêu hủy và làm tan rã tiểu cầu đông máu, do đó sẽ khiến máu trở nên khó đông hơn và khó cầm hơn nếu không may bị chảy máu.
Vì vậy nếu bạn bị chảy máu răng không ngừng kèm theo các dấu hiệu như sụt cân, xuất hiện nốt bầm tím trong miệng,… thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sâu hơn.
Cơ chế để máu ngưng chảy phụ thuộc rất lớn vào các tế bào tiểu cầu. Khi có tổn thương xuất hiện khiến máu chảy ra, các tế bào tiểu cầu sẽ lập tức liên kết lại với nhau và tạo ra cục máu đông, từ đó tạo ra lớp màng ở miệng vết thương và ngăn máu chảy ra ngoài.
Do vậy hiện tượng chảy máu răng không ngừng cũng có thể do bạn đang bị giảm tiểu cầu. Bạn cần tới bệnh viện để được kiểm tra & điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Chứng chảy máu răng không ngừng đôi khi chỉ là do bạn bổ sung thiếu vitamin C & K trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ máu đông đúng cách, vitamin C thì tăng cường khả năng lành thương & chống nhiễm trùng.
NẾU VẬY THÌ: Tại sao bà bầu hay bị chảy máu chân răng
Thậm chí nếu tình trạng cơ thể quá thiếu vitamin C thì có thể dẫn tới bệnh còi & có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da hoặc scorbut.
Nếu thấy máu chảy nhiều mà không có dấu hiệu ngừng lại, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp dưới đây:
Bạn hãy sử dụng gạc tiệt trùng đặt nhẹ lên vị trí đang chảy máu và giữ nguyên cho đến khi máu ngừng chảy.
Cách này giúp cầm máu khá hiệu quả và thường được các bác sĩ áp dụng. Tuy nhiên với những người bị chứng khó đông máu thì quá trình này có thể kéo dài hơn một chút.
Gói vài viên nước đá lạnh trong một miếng gạc sạch và chườm lên vị trí chảy máu là cách cầm máu khá hữu hiệu.
Bạn hãy áp dụng quy tắc chườm 10 phút – nghỉ 10 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các biện pháp kể trên chỉ có thể làm giảm tạm thời chảy máu chân răng không ngừng. Do đó khi không cầm được máu, bạn hãy đến nha khoa để nhờ hỗ trợ.
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ khám và xác định nguyên nhân gây chảy máu. Từ đó mới có phương án cầm máu hiệu quả.
Mặc dù không ai biết trước khi nào sẽ bị chảy máu răng không ngừng, thậm chí có những người sẽ không bao giờ bị. Tuy nhiên để đảm bảo nhất, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:
Lông bàn chải cứng sẽ không giúp răng bạn sạch hơn. Ngược lại chúng còn khiến nướu bị tổn thương và chảy máu nhiều.
Do đó hãy lựa chọn các loại bàn chải lông mềm và vệ sinh nhẹ nhàng hàng ngày để hạn chế chảy máu chân răng.
Một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ luôn có lợi cho sức khỏe của bạn. Vì vậy đừng chỉ nên ăn một vài loại thực phẩm nào đó.
Hãy đa dạng thật nhiều loại thực phẩm, ngoài ra cũng cần gia tăng lượng rau xanh & giảm thiểu lượng thịt hoặc đồ ăn dầu mỡ mỗi ngày.
Có rất nhiều bệnh lý khiến chảy máu chân răng không ngừng & hầu hết mọi người đều không nhận ra cho tới khi phát bệnh.
Vì thế bạn nên dành một chút thời gian để tới bệnh viện khám sức khỏe định kỳ. Như vậy sẽ đảm bảo bệnh được phát hiện sớm & có hướng điều trị chính xác.
TP. HÀ NỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. NGHỆ AN
TP. ĐÀ NẴNG
TP. THỦ DẦU MỘT
TP. HẠ LONG
TP. BẮC NINH
TP.THANH HÓA