Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng là dấu hiệu thường gặp khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng điều này có thể liên quan đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng. Vậy chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cần bổ sung Vitamin nào để bảo vệ sức khỏe răng miệng?

1. Chảy máu chân răng thiếu chất gì

Chảy máu chân răng là hiện tượng phần chân răng bị chảy máu khi đánh răng, khi ăn nhai hoặc tự dưng chảy máu. Hầu hết, nguyên nhân chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu hụt các khoáng chất cần thiết như canxi, photpho và kẽm.

1.1. Thiếu canxi

Canxi là khoáng chất giúp xương và cấu tạo hàm răng được chắc khỏe. Hơn nữa, canxi còn hỗ trợ quá trình đông máu, ngăn chặn tình trạng băng huyết khi mạch máu bị tổn thương. Nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi có nguy cơ khiến chân răng chảy máu.

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được canxi. Vì vậy, bạn cần bổ sung canxi thông qua các thực phẩm hàng ngày như trứng, hải sản, sữa, thịt gà, cà rốt, cải bó xôi, đậu tương,…

chảy máu chân răng thiếu chất gì

Thiếu canxi gây chảy máu chân răng

1.2. Thiếu photpho

Cơ thể không được cung cấp đủ photpho sẽ khiến răng dễ suy yếu và lung lay. Đây là cơ hội cho các vi khuẩn tấn công vào chân răng gây viêm nha chu, viêm nướu, chảy máu chân răng và nhiều vấn đề răng miệng khác. Vì thế, cung cấp đủ photpho là một trong những cách để bảo vệ răng và ngăn chặn chảy máu chân răng.

Tuy nhiên, cơ thể không hấp thu được trực tiếp photpho mà phải thông qua các dưỡng chất như protein, canxi. Do đó, chế độ ăn giàu canxi và đạm sẽ cung cấp đủ photpho cho cơ thể.

1.3. Thiếu kẽm

Tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng sẽ trầm trọng hơn nếu cơ thể thiếu kẽm. Để ngăn chặn tình trạng chảy máu răng kéo dài, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, nấm, hàu, sữa, các loại hạt,…

2. Chảy máu chân răng là do thiếu vitamin nào

Ngoài các khoáng chất ở trên thì tình trạng thiếu vitamin C, D, E, K và B3 cũng có thể khiến bạn bị chảy máu chân răng.

2.1. Thiếu Vitamin C

Vitamin C có vai trò không nhỏ trong việc tăng cường hệ miễn dịch, khả năng đề kháng giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây hại. Thiếu vitamin C sẽ khiến cho việc sản sinh collagen ở mô xương, mô liên kết và mao mạch bị ảnh hưởng. Lúc này nướu cũng kém săn chắc và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc ăn nhai.

Ngoài ra, thiếu vitamin C còn gây bệnh Scorbut làm thoái hóa các tế bào tonoplast với triệu chứng nướu và tủy răng xốp hơn, chảy máu chân răng, viêm nướu,…

Thiếu vitamin C gây nhiều bệnh lý

Thiếu vitamin C gây nhiều bệnh lý

2.2. Vitamin D

Vitamin D đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe của răng và xương. Thiếu hụt vitamin D này không chỉ ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương mà còn khiến răng yếu dần và dễ chảy máu.

Bạn có thể bổ sung vitamin D qua những loại thực phẩm phổ biến như: trứng, cá hồi, sữa,… Ngoài ra, vitamin D còn được bổ sung vào cơ thể qua việc tiếp nhận ánh nắng từ mặt trời.

2.3. Vitamin E

Vitamin E có khả năng chống lại các gốc tự do và giảm sưng viêm hiệu quả. Khi cơ thể không có đủ vitamin E, tình trạng viêm nướu diễn biến nặng hơn gây chảy máu chân răng.

Vitamin E có nhiều trong thịt, rau, các loại hạt dinh dưỡng, quả bơ, bí, bông cải xanh, tôm, cá hồi, măng tây, cải bó xôi,…

2.4. Vitamin K

Vitamin K hỗ trợ khả năng cầm máu quan trọng của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin K sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu, khó cầm và chảy lâu hơn. Người bị thiếu hụt Vitamin K thường do dùng thuốc kháng sinh dài ngày làm giảm lợi khuẩn đường ruột, chế độ ăn uống thiếu hụt Vitamin K. Một trong những triệu chứng của thiếu Vitamin K là bị chảy máu chân răng thường xuyên.

2.5. Vitamin B3

Vitamin B3 giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ổn định lượng hồng cầu trong máu. Khi cơ thể bị thiếu hụt Vitamin B3 sẽ gây chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin B3 từ thịt gà, các loại nấm, cá hồi, các loại hạt,…

3. Một số thực phẩm cần tránh khi đang chảy máu chân răng

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung, bạn còn cần lưu ý đến thực phẩm không tốt cho răng miệng khi bị chảy máu chân răng như:

– Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: đường và tinh bột dễ tạo thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó tình trạng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy hạn chế các đồ ăn nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo, socola, nước ngọt, bánh kem, hoa quả sấy,…

– Thực phẩm gây khô miệng: cà phê, nước tăng lực, trà sẽ khiến cho khoang miệng bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nướu và làm tình trạng chảy máu chân răng nặng nề hơn

– Thực phẩm quá cứng, nóng hoặc lạnh: đồ ăn cứng, nóng hoặc lạnh sẽ khiến tình trạng răng miệng bỏng rát, đau nhức. Hãy loại bỏ các thực phẩm như kẹo cứng, đá lạnh, tiêu, ớt, kem,… ra khỏi thực đơn hàng ngày

– Các loại thịt dai: ăn các loại thịt dai như thịt bò, thịt trâu, thịt gà dễ bị mắc vào kẽ răng và gây tình trạng viêm sưng, tụt lợi và chảy máu chân răng

Tránh ăn thực phẩm nhiều đường và tinh bột

Tránh ăn thực phẩm nhiều đường và tinh bột

4. Những người đang bị chảy máu chân răng cần lưu ý gì

Vi khuẩn trong khoang miệng là tác nhân chính khiến chảy máu răng trầm trọng hơn. Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng với các khoáng chất và vitamin cần thiết, bạn cần lưu ý:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn

– Chọn bàn chải có lông mềm để tránh tác động mạnh làm tổn thương nướu

– Kết hợp dùng tăm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được

– Dùng nước muối sinh lý để súc miệng lại, đánh bay vi khuẩn

– Khi bị chảy máu chân răng, bạn có thể chườm lạnh tại khu vực răng bị tác động để làm co mạch, hạn chế mất máu nhiều

– Đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần và kiểm tra răng miệng, tránh tình trạng viêm lợi hoặc chảy máu răng

Chảy máu răng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn có được lời giải đáp về chảy máu răng thiếu chất gì. Bạn hãy đến thăm khám nha khoa định kỳ để được bác sĩ kiểm tra sớm, từ đó bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Giải đáp: Bị chảy máu răng thiếu chất gì?”

Nhà thuốc Long Châu: “Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cách phòng tránh như thế nào”

Healthline: “Bleeding Gums: Causes and Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Chảy máu chân răng khi niềng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Chảy máu chân răng khi niềng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Chảy máu chân răng khi niềng thường xảy ra do bị khí cụ cọ xát, thiếu chất dinh dưỡng, viêm lợi hoặc liên quan đến một số bệnh lý toàn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp bạn cầm máu rất tốt. Vì vậy, chảy máu chân răng súc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

6 Cách đơn giản để giảm đau chân răng và đầu

Chảy máu chân răng đau đầu thường là do sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng răng… Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp là do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam