Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là tình trạng vùng nướu bị chảy máu khi đánh răng, mới khi ngủ dậy hoặc ngay cả khi không có tác động. Vậy chảy máu chân răng do đâu? Có phải là bệnh ung thư không? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau để có lời giải đáp cụ thể nhất.

1. Chảy máu chân răng có gây ung thư không

Nếu chảy máu chân răng thường xuyên và không xác định rõ nguyên nhân thì có thể là dấu hiệu cực kỳ nguy hiểm của bệnh ung thư.

Trong một số trường hợp chảy máu chân răng nhẹ do dùng tăm xỉa răng hay tác động bởi ngoại lực lúc ăn nhai là triệu chứng bình thường của răng miệng và sẽ tự khỏi sau vài ngày và đây không phải là dấu hiệu của ung thư.

Ngoài ra chảy máu chân răng còn là triệu chứng của một số bệnh lý cơ thể như viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm nha chu,… Bên cạnh đó, việc chảy máu chân răng cũng xảy ra khi cơ thể thiếu Vitamin, căng thẳng quá mức hoặc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường.

chảy máu chân răng ung thư

Chảy máu chân răng có gây ung thư không

2. Chảy máu chân răng thường xuyên là biểu hiện của bệnh ung thư nào

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư khác nhau như: ung thư miệng, ung thư máu, ung thư họng, ung thư nướu.

2.1. Ung thư miệng

Nếu có tế bào ung thư phát triển trong khoang miệng, chân răng cũng có thể chảy máu. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe bị suy giảm rõ rệt. Bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn và có phương pháp để điều trị kịp thời. Ung thư miệng có các triệu chứng như:

– Hôi miệng

– Khó nhai hoặc nuốt

– Viêm loét trong khoang miệng

– Nướu chuyển màu đỏ đậm hoặc đen

– Nướu sưng và nổi hạch

chảy máu chân răng ung thư

Ung thư miệng

2.2. Ung thư họng

Ung thư vòm họng có tiến triển thầm lặng, triệu chứng thường không rõ ràng, nhiều người dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về mũi xoang khác. Triệu chứng của ung thư vòm họng chỉ xuất hiện khi bướu đã xâm lấn, chèn ép đến các cơ quan khác ở họng và khoang miệng. Lúc này người bệnh sẽ bị chảy máu chân răng. Ung thư vòm họng có các triệu chứng khác như:

– Thay đổi giọng nói hoặc khó khăn khi nói

– Đau, khó nuốt

– Cảm giác có vật nặng ở cổ

– Sưng hoặc đau tai

– Sụt cân bất thường

– Sưng nút cổ và họng

Ung thư họng

Ung thư họng

2.3. Ung thư máu

Các tế bào ung thư phát triển trong tủy xương và máu dẫn đến giảm tiểu cầu, hồng cầu gây xuất huyết trong, cơ thể mệt mỏi. Hơn nữa, người bệnh có khả năng bị nhiễm khuẩn và nấm do tế bào bạch cầu suy giảm nghiêm trọng.

Biểu hiện ban đầu là chảy máu chân răng rất khó phát hiện, bạn chỉ cho rằng bản thân mệt mỏi và đau chân răng chảy máu bình thường mà thôi.

Nếu thường xuyên chảy máu chân răng và có các vết bầm tím trên da không phải do tác động thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Việc phát hiện sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

2.4. Ung thư nướu

Ung thư nướu răng ban đầu có biểu hiện giống như vết loét hoặc sưng tấy gây đau khiến nhiều người nhầm với bệnh viêm nướu. Tuy nhiên triệu chứng của ung thư nướu kéo dài và làm thay đổi màu sắc của niêm mạc xung quanh. Tế bào ung thư sẽ phát triển thành khối u ác tính và di căn tới các cơ quan xung quanh.

Một số triệu chứng phổ biến của ung thư nướu:

– Nướu bị tổn thương, lâu lành: nướu có vết loét và lâu lành, gây viêm, chảy máu chân răng,…

– Nướu răng có khối bất thường: vùng nướu xuất hiện khối u nhỏ, màu đậm và đau

– Răng lung lay: chân răng lỏng lẻo và răng dễ bị lung lay

– Lưỡi lở loét: vùng lưỡi bị lở loét và rất đau đớn, khiến người bệnh khó khăn khi giao tiếp

Ung thư nướu răng

Ung thư nướu răng

3. Biện pháp xử lý khi chảy máu chân răng ung thư

Khi bị chảy máu chân răng ung thư, bạn có thể xử lý bằng những biện pháp như: chăm sóc răng miệng đúng cách, dùng thuốc điều trị, bổ sung dinh dưỡng, giảm căng thẳng, bỏ hút thuốc lá,…

3.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chảy máu chân răng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu vệ sinh răng miệng sai cách, bạn cần điều chỉnh lại thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, lựa chọn loại bàn chải mềm mại tránh gây tổn thương đến nướu. Thay bàn chải thường xuyên, khoảng sau 3 tháng.

– Khi đánh răng, cần lưu ý, đánh dọc và xoay tròn theo chân răng, không nên đánh ngang hoặc chà xát quá mạnh gây tổn thương niêm mạc.

– Sau khi ăn nên súc miệng ngay, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ được những mảnh vụn thức ăn nhỏ nhất.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách

3.2. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Bạn cần bổ sung các loại Vitamin như Vitamin C để quá trình làm lành vết thương nhanh hơn và vitamin K giúp hạn chế gây chảy máu chân răng. Vitamin C, K có nhiều trong các loại trái cây như đu đủ, dâu tây, xoài, cam, chuối, củ cải,…

Canxi, magie và các chất chống viêm trong dầu cá cũng đều có lợi cho sức khỏe răng miệng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh vì chất xơ trong rau củ có thể giúp loại bỏ các mảng bám trên răng và bề mặt nướu tương tự như khi sử dụng bàn chải đánh răng.

Đu đủ giàu Vitamin C tốt cho răng miệng

Đu đủ giàu Vitamin C tốt cho răng miệng

3.3. Tránh căng thẳng quá mức

Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Vì thế, bạn hãy suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng để không bị chảy máu chân răng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

3.4. Bỏ hút thuốc lá

Ngoài việc tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim, hút thuốc lá còn có liên quan tới bệnh nướu răng. Thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh nướu răng nghiêm trọng.

Chất Nicotine trong thuốc lá sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, vi khuẩn và mảng bám sẽ càng phát triển nhanh hơn. Bỏ hút thuốc lá có thể giúp nướu khỏe mạnh và tránh chảy máu chân răng.

3.5. Dùng thuốc điều trị

Một số loại thuốc kháng sinh có công dụng loại bỏ vi khuẩn và mảng bám chứa vi khuẩn, giảm sưng viêm, đỏ tấy, đau do viêm nướu. Người dùng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để biết liều lượng chính xác. Các loại thuốc kháng sinh để điều trị chảy máu chân răng:

– Azithromycin: ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn làm viêm nướu nghiêm trọng. Loại thuốc này cũng được dùng cho người bị bị nghiện thuốc lá nặng. Liều dùng phù hợp là 500mg vào ngày đầu và 250mg trong 4 ngày sau.

– Tetracycline: chống lại sự phát triển của vi khuẩn có hại. Chỉ định uống vào lúc đói, trước khi ăn 1 – 2 giờ. Liều dùng 500mg mỗi ngày uống 2 lần, dùng 5 – 7 ngày tùy thuộc vào tình trạng chảy máu.

– Amoxicillin: loại bỏ vi khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn. Amoxicillin an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Liều dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên, thời gian uống 5 – 7 ngày.

– Metronidazol: Dùng cho người bị viêm nha chu nặng. Thuốc đáp ứng tốt nhất khi uống kèm với Spiramycin.

Azithromycin ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn làm viêm nướu

Azithromycin ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn làm viêm nướu

3.6. Khám nha khoa định kỳ

Đi khám nha khoa định kỳ là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh và tránh các bệnh lý răng miệng. Bác sĩ sẽ lấy cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên răng, giảm nguy cơ viêm nhiễm nướu và bệnh lý răng miệng khác.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bệnh lý về răng miệng có thể ảnh hưởng và phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều này có nghĩa là chảy máu nướu răng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác ngoài miệng.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu nhận thấy:

– Chảy máu chân răng quá nhiều

– Tình trạng chảy máu chân răng không cải thiện trong 7 – 10 ngày

– Chân răng vẫn chảy máu dù đã được chữa trị

Thăm khám nha sĩ

Thăm khám nha sĩ

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chảy máu chân răng ung thư và các nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Bạn nên chủ động bảo vệ và có những biện pháp phù hợp tránh việc chảy máu chân răng nhé!

Hiển thị nguồn

Báo điện tử Tiền Phong: “Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư”

YouMed: “Chảy máu chân răng ung thư: liệu có phải không?”

Nhà thuốc Long Châu: “Chảy máu chân răng là ung thư hay cảnh báo bệnh gì?”

WebMD: “What Diseases Could Cause My Gums to Bleed?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Hay chảy máu chân răng: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Chảy máu chân răng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân chủ yếu là do viêm lợi và nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến
Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu khi đánh răng là bị gì, các biện pháp khắc phục

Chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng hàng ngày. Hiện tượng trên diễn ra thường xuyên có thể là

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Viêm lợi là bệnh đặc trưng bởi tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi giao tiếp bình thường. Tình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng thiếu chất gì? bổ sung ngay các chất sau

Chảy máu chân răng là dấu hiệu thường gặp khi có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng điều này có thể

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền