03/10/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm lợi chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng phổ biến, nếu không điều trị ngay sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết hôm nay Nha khoa Paris sẽ chia sẻ các cách chữa chảy máu chân răng viêm lợi an toàn.
Viêm lợi (còn gọi là viêm nướu) là tình trạng viêm nhiễm mô nướu xung quanh răng, gây ra bởi mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng. Chảy máu chân răng là tình trạng tổn thương mô lợi khiến máu chảy từ nướu khi chải răng hoặc ăn uống. Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm lợi giai đoạn nặng. Nếu không điều trị sớm sẽ tiến triển thành bệnh lý nha chu nguy hiểm (1).
Viêm lợi chảy máu chân răng do các nguyên nhân chính sau:
Khi bị viêm lợi chảy máu chân răng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
Có. Viêm lợi chảy máu chân răng gây chảy máu, đau nhức và hôi miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày. Nếu tình trạng viêm sưng và chảy máu kéo dài, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như răng bị lung lay hoặc mất răng. Mức độ chảy máu càng nặng thì thời gian phục hồi các mô mềm càng kéo dài và chi phí điều trị cũng tăng cao.
Viêm lợi chảy máu chân răng không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như:
Khi bị viêm lợi chảy máu chân răng, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để điều trị: Dùng bông gạc y tế, chườm đá, súc miệng bằng nước súc miệng bảo vệ nướu,…
Bông gạc y tế có tác dụng cầm máu nhanh chóng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương do viêm lợi gây ra. Bông gạc giúp giữ vùng lợi sạch sẽ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng thêm.
Cách thực hiện: Rửa tay sạch trước khi thực hiện. Dùng bông gạc y tế vô trùng nhẹ nhàng ấn vào vùng lợi bị chảy máu, giữ khoảng 5 – 10 phút để cầm máu. Thực hiện khi có dấu hiệu chảy máu chân răng hoặc sau khi đánh răng nếu tình trạng chảy máu tái diễn.
Chườm đá giúp giảm sưng viêm và làm co mạch máu. Từ đó cầm máu chân răng hiệu quả. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh còn giúp giảm đau tạm thời ở vùng lợi bị viêm.
Cách thực hiện: Bọc một vài viên đá nhỏ trong khăn sạch. Nhẹ nhàng chườm lên vùng má ngoài nơi răng và lợi bị chảy máu trong khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc chảy máu.
Nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng, dầu dừa, tinh dầu sả,… giúp loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa bám vào kẽ răng, làm sạch vùng miệng, giảm viêm lợi, giảm tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Có 3 loại thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng phổ biến: Kháng sinh, chống viêm và giảm đau.
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm lợi gây ra bởi vi khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm tình trạng viêm và chảy máu chân răng.
Liều lượng và cách dùng:
Uống trong 5 – 7 ngày, tùy theo tình trạng viêm và chỉ định của bác sĩ. Chỉ uống 1 loại thuốc, tuyệt đối không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.
NSAIDs giúp giảm viêm, đau, sưng và chảy máu ở chân răng do viêm lợi. Thuốc kháng viêm non-steroid không điều trị nguyên nhân gốc rễ nhưng giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu do viêm lợi gây ra (2).
Liều lượng và cách dùng:
Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ uống 1 loại thuốc, tuyệt đối không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.
Corticosteroid có tác dụng mạnh trong việc giảm viêm và sưng ở mô lợi, giúp giảm chảy máu chân răng hiệu quả khi viêm lợi nặng hoặc mãn tính.
Liều lượng và cách dùng:
Điều trị trong 7 – 10 ngày. Chỉ uống 1 loại thuốc, tuyệt đối không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.
Thuốc giảm đau giúp giảm các triệu chứng đau nhức răng và lợi do viêm, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị (3).
Liều lượng và cách dùng:
Dùng trong 3 – 5 ngày tùy thuộc vào tình trạng đau và chảy máu. Chỉ uống 1 loại thuốc, tuyệt đối không sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.
Lưu ý: Liều lượng và cách dùng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh, dược sĩ hoặc bác sĩ nha khoa sẽ điều chỉnh phù hợp. Có thể kết hợp giảm đau với kháng sinh và chống viêm theo chỉ định của chuyên gia y tế hoặc người chuyên môn.
Bạn có thể sử dụng các cách sau để giảm tình trạng chảy máu chân răng do viêm lợi gây ra:
Bàn chải lông mềm hoặc bàn chải điện kết hợp với chỉ nha khoa sẽ loại bỏ mảng bám mà không gây kích ứng vùng nướu bị viêm, giảm tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.
Khi bị chảy máu chân răng do viêm lợi, bạn cần trang bị các dụng cụ đánh răng chuyên dụng sau để giảm tình trạng tổn thương do viêm lợi gây ra:
Việc vệ sinh khoang miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm lợi, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trở nặng và hạn chế chảy máu chân răng.
Cách thực hiện: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm. Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Dùng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng. Vệ sinh răng miệng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày.
Vitamin C giúp củng cố sức khỏe mô lợi và tăng cường khả năng đề kháng. Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu tự nhiên, giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng. Bổ sung vitamin C và vitamin K hàng ngày thông qua chế độ ăn uống như sau:
Đường, carbs và tinh bột là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra viêm lợi và làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Hạn chế các loại thực phẩm này giúp kiểm soát viêm lợi hiệu quả hơn.
Khi bị viêm lợi chảy máu chân răng, cần hạn chế các thực phẩm sau:
Thay vào đó, bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong rau xanh, trái cây, sữa chua, hạt dinh dưỡng, trứng, cá béo,.. Đây là các dưỡng chất giúp phục hồi vết thương nhanh chóng, cải thiện viêm nhiễm và tăng lợi khuẩn trong miệng hơn.
Thuốc lá là nguyên nhân gây viêm lợi và làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu chân răng. Hút thuốc làm giảm lưu thông máu đến vùng lợi, giảm khả năng tự phục hồi của mô lợi và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các chất độc trong thuốc lá còn gây hại cho mô mềm và làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến lợi dễ bị tổn thương hơn.
Tránh sử dụng thuốc lá không chỉ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về nướu, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.
Massage nhẹ nhàng vùng nướu có thể giúp giảm bớt cảm giác đau và khó chịu khi nướu bị viêm.
Cách thực hiện:
Cao răng là nơi tích tụ vi khuẩn, gây ra viêm lợi và khiến chân răng chảy máu. Việc lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp lợi hồi phục, từ đó giảm chảy máu chân răng.
Đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Quá trình lấy cao răng được thực hiện bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc máy siêu âm, giúp làm sạch mảng bám mà không gây tổn thương đến lợi.
Nếu tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là khi gây mất mô nướu hoặc xương, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật. 3 cách chữa chảy máu chân răng viêm lợi nặng tại nha khoa gồm: phẫu thuật vạt, ghép nướu và mô và kéo dài thân răng (4).
Khi phẫu thuật vạt, nướu sẽ được nâng lên để loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi các túi sâu hơn. Sau đó, nướu được khâu lại để ôm sát răng, giúp làm sạch sâu và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Khi răng và hàm bị tổn thương quá mức, cần thực hiện phẫu thuật ghép nướu. Bác sĩ sẽ sử dụng mô từ vòm miệng để che đi phần chân răng bị lộ, ngăn ngừa mất thêm nướu và xương. Sau đó bác sĩ sẽ ghép nướu để kích thích cơ thể tái tạo lại xương hàm bị mất.
Một số trường hợp viêm nướu có thể gây ra mô nướu dư thừa. Bác sĩ sẽ tiến hành định hình lại mô nướu và xương để lộ nhiều phần răng hơn, giúp cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Thủ thuật này cũng có thể cần thiết trước khi thực hiện một số phương pháp thẩm mỹ hoặc phục hồi răng.
Trong và sau quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, chống viêm và giảm đau phù hợp để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nếu tình trạng nặng tiến triển thành viêm nha chu, nha sĩ sẽ điều trị bằng laser và các phương pháp hiện đại khác.
Bài viết đã cung cấp một số cách chữa chảy máu chân răng viêm lợi an toàn, hiệu quả, giúp điều trị triệt để tình trạng này. Khi áp dụng các cách điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn có thể trao đổi trực tiếp qua hotline 19006900 để được bác sĩ Nha khoa Paris hỗ trợ chi tiết nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×