Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên cạo lưỡi không – Những điều bạn cần biết

Lưỡi là một bộ phận tích tụ rất nhiều mảng bám, tế bào chết, vi khuẩn gây hại… Do đó, ngoài chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng, bạn nên tiến hành cạo lưỡi 1 – 2 lần hàng ngày. Thói quen trên không chỉ ngăn chặn hôi miệng mà còn bảo vệ sức khỏe răng, nướu. Đây là lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “có nên cạo lưỡi không”. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện đúng cách mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Cạo lưỡi là gì

Cạo lưỡi, còn được gọi là làm sạch lưỡi, là một thủ thuật đơn giản để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng một công cụ gọi là bàn chải lưỡi hoặc kìm cạo lưỡi.

Cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn

Cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và các tế bào chết trên lưỡi

2. Có nên cạo lưỡi không?

Theo thông tin từ Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, nên cạo lưỡi hai lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn và tế bào chết trên bề mặt lưỡi. Thói quen này giúp duy trì sạch sẽ và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cạo lưỡi là một bước quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Việc cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và các tế bào chết trên lưỡi. Nếu bạn không cạo lưỡi thường xuyên, vi sinh vật gây hại có thể sinh sôi và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng. Do đó, cạo lưỡi là một thói quen tốt để duy trì sức khỏe răng miệng

Có nên cạo lưỡi không

Có nên cạo lưỡi không

3. Cạo lưỡi có tốt không

Theo Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương, Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe răng miệng, việc cạo lưỡi chính là một cách hiệu quả để giảm thiểu mùi hôi miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, thói quen cạo lưỡi hàng ngày cũng có thể giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn và cải thiện trải nghiệm ăn uống do không bị mảng bám, vi khuẩn trên lưỡi cản trở.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó có thể thay thế hoàn toàn cho việc đánh răng hàng ngày. Cạo lưỡi chỉ làm sạch bề mặt lưỡi chứ không loại bỏ được mảng bám hay cặn thức ăn thừa còn sót lại trên răng. Do đó, bạn vẫn cần kết hợp với chải răng bằng kem đánh răng chuyên dụng và súc miệng 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài ra, cạo lưỡi chỉ tốt nếu như bạn thực hiện đúng cách. Nếu làm sai cách, bạn sẽ phải đối mặt với những hậu quả như: tổn thương chồi vị giác, nhiệt lưỡi, chảy máu lưỡi… Đặc biệt, với những người đang mắc bệnh lý răng miệng, việc cạo lưỡi quá nhiều có thể làm tổn thương lưỡi và bị bội nhiễm. Do đó, bạn nên tham khảo kỹ cách làm sạch lưỡi trước khi thực hiện để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

4. Lợi ích của việc cạo lưỡi

Làm sạch lưỡi mang tới cho bạn rất nhiều lợi ích như: loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong miệng, giảm hôi miệng, tăng tính thẩm mỹ cho lưỡi, cảm nhận thức ăn tốt hơn, mang tới cảm giác sảng khoái, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng và cải thiện hệ tiêu hóa.

4.1. Loại bỏ tạp chất và vi khuẩn

Lưỡi chứa rất nhiều mảng bám, tế bào chết và vi khuẩn gây hại. Nếu không làm sạch lưỡi thường xuyên, chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại sinh sôi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng. Bằng cách cạo lưỡi, bạn có thể loại bỏ những tạp chất này, giữ cho lưỡi luôn sạch sẽ và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

4.2. Giảm hôi miệng

Các tế bào chết, vi khuẩn tồn tại lâu ngày trên bề mặt lưỡi sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Đây là nguyên nhân làm nhiều người tự ti và mặc cảm trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.

Vệ sinh lưỡi thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng trên và duy trì hơi thở thơm mát trong khoảng thời gian dài. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang Journal of Periodontology vào năm 2004, cạo lưỡi hàng ngày giúp giảm tới 75% hợp chất volatile sulfur compounds. Đây là một hợp chất gây ra mùi hôi miệng và có rất nhiều trên bề mặt lưỡi.

Vệ sinh lưỡi mỗi ngày giúp giảm hiện tượng hôi miệng

Vệ sinh lưỡi mỗi ngày giúp giảm hiện tượng hôi miệng

4.3. Tăng tính thẩm mỹ cho lưỡi

Các mảng bám màu do vi khuẩn bám lại hoặc thực phẩm sẽ khiến cho lưỡi bị mất đi tính thẩm mỹ và làm bạn mặc cảm, tự ti khi giao tiếp. Chưa hết, các mảng bám không đều nhau còn khiến cho lưỡi xuất hiện lốm đốm màu nâu, vàng. Việc cạo lưỡi hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ đi những mảng bám đó và tăng tính thẩm mỹ của lưỡi.

4.4. Cảm nhận thức ăn tốt hơn

Các hạt vị giác trên lưỡi ảnh hưởng trực tiếp tới sự cảm nhận hương vị của bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp lưỡi có nhiều mảng bám, vi khuẩn… thì những hạt vị giác sẽ bị cản trở hoạt động. Điều đó làm giảm khả năng cảm nhận mùi vị của thức ăn, khiến bạn cảm thấy kém ngon miệng trong quá trình ăn uống.

Vì vậy, bạn nên tạo cho mình thói quen vệ sinh lưỡi mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và tế bào chết trên bề mặt lưỡi. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của những món mà mình yêu thích.

4.5. Mang tới cảm giác sảng khoái

Các tế bào chết, mảnh vụn thức ăn, mảng bám… được loại bỏ, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn cảm giác sảng khoái và tươi mới. Bên cạnh đó, cạo lưỡi còn giúp duy trì hơi thở thơm mát lâu dài. Bạn không còn cảm thấy khó chịu hay tự ti bởi mùi hôi trong miệng. Nhờ vậy, bạn sẽ có tâm trạng thoải mái hơn mỗi ngày.

4.6. Giảm tối đa các bệnh lý răng miệng

Lưỡi tồn đọng nhiều vi khuẩn, cặn thức ăn thừa… không chỉ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng mà còn ảnh hưởng xấu tới những bộ phận khác trong khoang miệng. Vi khuẩn từ lưỡi sẽ tiếp tục phát triển và tấn công răng, nướu… Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn gặp phải các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn ở lưỡi có thể đi xuống vùng cổ họng và gây nên bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Do đó, cạo lưỡi thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn chặn những bệnh lý trên.

4.7. Cải thiện hệ tiêu hóa

Ngoài đem lại nhiều lợi ích cho răng miệng, thói quen làm sạch lưỡi hàng ngày còn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bởi lưỡi là bộ phận tiếp xúc nhiều với thức ăn trước khi chúng đi xuống dạ dày.

Cạo lưỡi thường xuyên sẽ giúp làm sạch bề mặt lưỡi, tránh tình trạng vi khuẩn và những chất độc hại đi theo thức ăn xuống hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, vệ sinh lưỡi còn kích thích sản sinh nước bọt và thúc đẩy agni (năng lượng trao đổi chất) giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Làm sạch lưỡi thường xuyên giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Làm sạch lưỡi thường xuyên giúp cải thiện hệ tiêu hóa

5. Nên cạo lưỡi trước hay sau khi đánh răng

Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực nha khoa, bạn nên cạo lưỡi sau khi đánh răng để đảm bảo lưỡi của bạn sạch sẽ và tránh bị nhiễm khuẩn. Bởi sau khi đã chải răng sạch sẽ, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những mảng bám còn sót lại ở lưỡi hơn. Ngoài ra, những cặn bẩn trên lưỡi sẽ được rửa trôi ngay lập tức mà không bị bám lại trên răng.

Ngược lại, nếu như bạn cạo lưỡi trước khi đánh răng, khoang miệng sẽ không được làm sạch hiệu quả. Bởi trong quá trình đánh răng, các mảng bám, vi khuẩn từ răng lại có thể tiếp tục bám lên lưỡi và gây hôi miệng.

6. Có nên cạo lưỡi hàng ngày không

Theo bác sĩ Trần Kim Thành, để đạt hiệu quả tốt nhất, tần suất cạo lưỡi nên là 1 đến 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Cạo lưỡi cần được thực hiện hàng ngày là bởi khi ăn uống, vi khuẩn, mảng bám không chỉ tích tụ trên răng mà còn bám cả trên nướu và lưỡi.

Tuy nhiên, bạn nên làm sạch lưỡi quá nhiều lần trong ngày bởi điều đó không giúp loại bỏ mùi hôi miệng ngay lập tức mà còn gây tổn thương cho niêm mạc miệng và lưỡi. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng hôi miệng và ngăn chặn các bệnh lý răng miệng, bạn cần kết hợp cạo lưỡi với đánh răng và súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng.

Có nên cạo lưỡi hàng ngày không

Có nên cạo lưỡi hàng ngày bằng bàn chải lưỡi không

7. Những điều cần chú ý khi cạo lưỡi

Khi cạo lưỡi, bạn nên chú ý một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

– Không nên lạm dụng cạo lưỡi nhiều lần trong ngày.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại dụng cụ cạo lưỡi trước khi dùng. 

– Không cố gắng cạo lưỡi hoặc loại bỏ lưỡi ngay lập tức trong trường hợp mảng bám trên lưỡi quá dày. Bởi đây có thể là do bệnh nhiễm khuẩn gây ra.

– Chọn dụng cụ cạo lưỡi chính hãng, đảm bảo chất lượng để tránh gây kích ứng trong khoang miệng.

– Cạo lưỡi không thể thay thế cho việc chải răng hàng ngày. Do đó, bạn vẫn cần chải răng, súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa.

– Nếu như cạo lưỡi bằng bàn chải, bạn nên chọn bàn chải lưỡi lông mềm để tránh làm tổn thương tới lưỡi.

– Đổi dụng cụ cạo lưỡi định kỳ để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cạo lưỡi sau khi sử dụng để tránh sự tích tụ của vi khuẩn gây hại.

8. Một số hậu quả khi cạo lưỡi sai cách

Mặc dù cạo lưỡi được xem là một phương pháp hữu ích để giảm thiểu vi khuẩn gây hôi miệng và giúp khoang miệng sạch sẽ nhưng nếu bạn không thực hiện đúng cách thì có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

– Gây tổn thương gai vị giác: Cạo lưỡi quá mạnh có thể gây tác động xấu tới lưỡi, khiến cho bạn bị rát lưỡi, dễ bị nhiệt lưỡi và không cảm nhận được rõ hương vị của thức ăn. Do đó, bạn sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, ngay cả khi ăn những món mà mình yêu thích.

– Buồn nôn: Trong trường hợp bạn chọc dụng cụ cạo lưỡi vào quá sâu trong vùng họng thì sẽ gây ra phản ứng kích thích hoặc trào ngược. Khi đó, bạn sẽ gặp phải tình trạng buồn nôn và khó chịu.

– Chảy máu lưỡi: Cạo lưỡi quá mạnh hoặc khoang miệng đang gặp vấn đề hoàn toàn có thể khiến cho lưỡi bị chảy máu. Bạn nên dừng cạo lưỡi trong vòng ngày để lưỡi có thể phục hồi.

– Gây ra nhiễm trùng: Nếu bạn không vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi sạch sẽ, chúng sẽ khiến cho vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển trên lưỡi và gây nhiễm trùng.

– Bội nhiễm: Trong trường hợp khoang miệng đang bị nhiễm trùng, việc cạo lưỡi sai cách có thể làm tổn thương lưỡi, nguy hiểm hơn là gây ra bội nhiễm. Đây là tình trạng hiện tượng xuất hiện chủng virus hoặc vi khuẩn mới bên cạnh bệnh lý chính.

9. Hướng dẫn cách cạo lưỡi đúng cách

Để làm sạch lưỡi, bạn có thể áp dụng một trong 3 cách sau: dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng, bàn chải đánh răng hoặc nước súc miệng.

9.1. Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên nghiệp

Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, trước tiên, bạn cần lựa chọn dụng cụ làm sạch lưỡi phù hợp với bản thân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dụng cụ cạo lưỡi được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại cầm chắc tay và có kích thước phù hợp với khoang miệng. Ngoài ra, dụng cụ vệ sinh lưỡi cần có đầu cạo mềm giúp tránh làm tổn thương tới lưỡi cũng như những bộ phận khác trong miệng như răng, nướu…

Dưới đây là các bước làm sạch lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt mà bạn có thể tham khảo:

– Đưa đầu cạo lưỡi vào trong miệng và bắt đầu chải lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài, từ trái sang phải ở mặt trên của lưỡi.

– Rửa cây cạo lưỡi để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và tiếp tục chải lại lưỡi một lần nữa.

– Uốn lưỡi lên trên và chải phần mặt dưới của lưỡi cùng với phần hàm ếch phía trên.

– Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để rửa trôi những cặn bẩn sau khi cạo lưỡi.

– Rửa cây cạo lưỡi, đem phơi khô rồi cất vào hộp chống khuẩn.

Dụng cụ cạo lưỡi cần có kích thước phù hợp với khoang miệng

Dụng cụ cạo lưỡi cần có kích thước phù hợp với khoang miệng

9.2. Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng

Ngay sau khi đánh răng, bạn cũng có thể sử dụng bàn chải đánh răng để làm sạch các mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi. Mặc dù không hiệu quả cao bằng việc dùng dụng cụ chải lưỡi chuyên biệt nhưng cách trên rất tiện lợi và dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng.

Cách thực hiện:

– Lựa chọn loại bàn chải đánh răng có thiết kế mặt sau là các rãnh để làm sạch lưỡi.

– Đưa lưỡi ra phía bên ngoài nhiều nhất có thể.

– Đặt bàn chải ở phần cuống lưỡi.

– Đưa bàn chải dọc theo lưỡi để làm sạch các mảng bám.

– Súc miệng để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn còn sót lại ở trong khoang miệng.

– Rửa bàn chải và để ở nơi khô ráo. 

9.3. Vệ sinh lưỡi bằng nước súc miệng

Để nâng cao hiệu quả làm sạch lưỡi, bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng chuyên dụng sau khi đã vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải đánh răng. Không chỉ vậy, các thành phần trong nước súc miệng còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Sau khi cạo lưỡi, bạn hãy ngậm khoảng 15 – 20 mililit nước súc miệng. Tiếp theo, bạn hãy súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 – 60 giây rồi nhổ ra ngoài. Bạn không nên súc miệng quá lâu bởi có thể làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn duy trì hơi thở thơm mát lâu dài và ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

10. Top 5 dụng cụ cạo lưỡi hot nhất

Theo đánh giá của nhiều bác sĩ răng hàm mặt, cây cạo lưỡi giúp loại bỏ mảng bám, cặn bẩn trên bề mặt lưỡi cực kỳ hiệu quả. Sau đây là 5 dụng cụ làm sạch lưỡi được nhiều người sử dụng nhất: cây cạo lưỡi Nhật – Okamura, que cạo lưỡi Inox, dụng cụ cạo lưỡi bằng thìa, cây cạo lưỡi cho bé và bàn chải đánh răng.

10.1. Cây cạo lưỡi Nhật – Okamura

Cây cạo lưỡi Okamura được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Okamura – tập đoàn Nhật Bản có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Sản phẩm trên được làm từ chất liệu nhựa PE đã được kiểm định về chất lượng nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cây cạo lưỡi Okamura có chiều dài khoảng 15 centimet, chiều rộng đầu cạo 2,5 centimet và chiều rộng thân 1 centimet nên rất phù hợp với khuôn miệng của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Cạo lưỡi Okamura được thiết kế thông minh, tiện lợi và tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Đầu cạo có thể dễ dàng lấy đi những cặn bẩn trên lưỡi mà không gây tổn thương tới những bộ phận trong khoang miệng.

Cách dùng:

– Đưa lưỡi ra phía bên ngoài, giữ 2 đầu của cây cạo lưỡi trong tay và đưa phần vòng cung của cây đến phần sau của lưỡi (1/3 sau của lưỡi).

– Cạo lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài khoảng vài lần rồi súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ mảng bám rồi tiếp tục sử dụng.

Cây cạo lưỡi Okamura của Nhật được nhiều người ưa chuộng

Cây cạo lưỡi Okamura của Nhật được nhiều người Việt Nam ưa chuộng

10.2. Que cạo lưỡi Inox

Dụng cụ cạo lưỡi bằng Inox được bán với đa dạng chủng loại và kích thước khác nhau. Chúng được sản xuất từ chất liệu Inox cao cấp, an toàn với người dùng và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Hầu hết các loại que cạo lưỡi Inox đều có kiểu dáng nhỏ gọn và được đựng trong hộp tránh bụi bẩn. Do đó, bạn có thể mang theo khi đi công tác, du lịch hay bất cứ nơi đâu.

Chất liệu Inox cao cấp không gỉ giúp que cạo lưỡi luôn giữ được vẻ sáng bóng và bền chắc hơn hẳn những sản phẩm được làm từ nhựa. Không chỉ vậy, độ cong của cây cạo lưỡi Inox đạt chuẩn nên không gây tổn thương bề mặt lưỡi.

Cách dùng:

– Rửa sạch tay và que cạo lưỡi bằng inox trước khi sử dụng.

– Mở rộng miệng và đưa que cạo lưỡi vào bên trong miệng.

– Cạo lưỡi nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, không dùng lực quá mạnh để tránh gây tổn thương cho niêm mạc miệng và lưỡi.

– Làm sạch các mảng bám ở lưỡi và răng bằng nước sạch.

10.3. Dụng cụ cạo lưỡi bằng thìa

Thìa cà phê, thìa ăn cơm cũng là một công cụ được nhiều người sử dụng để cạo lưỡi. Chúng thường được làm bằng nhựa hoặc inox và có một đầu cong tương tự như thiết kế của cây cạo lưỡi thông thường nên có thể làm sạch các mảng bám trên lưỡi.

Tuy nhiên, thìa không thể loại bỏ vi khuẩn gây mùi hay tế bào chết hiệu quả như những dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng khác. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo chúng được làm sạch trước khi sử dụng để tránh gây tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng.

Cách dùng:

– Vệ sinh khoang miệng và làm sạch thìa.

– Đặt thìa vào giữa lưỡi và vòm miệng.

– Nhẹ nhàng kéo thìa từ phía sau lên phía trước để làm sạch các vi khuẩn và mảng bám trên bề mặt lưỡi. Lặp lại thao tác trên khoảng vài lần.

– Rửa thìa sạch sẽ bằng nước để loại bỏ vi khuẩn.

10.4. Cây cạo lưỡi cho bé

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là đối tượng cần phải vệ sinh lưỡi mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như những chiếc răng sữa đầu tiên. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý và làm sạch toàn bộ bề mặt lưỡi của trẻ. Đây là sản phẩm được thiết kế đặc biệt để phù hợp vệ sinh lưỡi của bé và đáp ứng yêu cầu về an toàn.

Những bé từ 1 tuổi trở lên, các mẹ nên lựa chọn dụng cụ cạo lưỡi được làm từ nhựa để tránh gây tổn thương tới khoang miệng của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể chọn những loại có hình thù ngộ nghĩnh và dễ thương để tạo hứng thú cho trẻ khi tự vệ sinh lưỡi. Một số cây cạo lưỡi cho trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo là: Trisa Kid, Trisa Double Action Thụy Sĩ…

Cách dùng:

– Hướng dẫn bé đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể.

– Đặt dụng cụ cạo lưỡi ở phía cuống lưỡi và vuốt nhẹ xuống phía trước của lưỡi. Bạn không nên cạo quá sâu để tránh làm đau bé.

– Rửa sạch que nạo lưỡi của trẻ bằng nước ấm.

– Làm sạch miệng của bé bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn còn lại trong miệng.

Cạo lưỡi Trisa Kid dành cho bé

Cây cạo lưỡi Trisa Kid dành cho trẻ em

10.5. Dụng cụ cạo lưỡi bằng bàn chải

Để tiết kiệm chi phí và tiện lợi khi sử dụng, rất nhiều người đã chọn bàn chải đánh răng có kết hợp cả chải lưỡi. Các loại bàn chải trên có thiết kế mặt sau là các gờ, rãnh giúp loại bỏ những mảng bám còn tồn đọng trên bề mặt lưỡi.

Cách sử dụng bàn chải để nạo lưỡi đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết ở phần trên. Bạn chỉ cần áp dụng đúng cách, lưỡi sẽ được làm sạch và ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại bàn chải có kích thước phù hợp với khuôn miệng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

11. Những thắc mắc thường gặp liên quan đến vấn đề cạo lưỡi

Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một vài vấn đề được nhiều người quan tâm liên quan đến cạo lưỡi như: dùng cây cạo lưỡi nhiều có tốt không, tại sao cạo lưỡi bị chảy máu và dụng cụ làm sạch lưỡi mua ở đâu.

11.1 Dùng cây cạo lưỡi nhiều có tốt không

Các bác sĩ răng hàm mặt luôn khuyến cáo, bạn không nên lạm dụng việc cạo lưỡi quá nhiều lần trong ngày vì không thể khiến miệng hay lưỡi hết mùi hôi ngay lập tức. Không chỉ vậy, điều đó còn có thể khiến cho các mô lưỡi dễ bị tổn thương. Thậm chí, bạn còn phải đối mặt với tình trạng mất vị giác.

Thay vì thế, bạn chỉ nên cạo lưỡi khoảng 1 – 2 lần một ngày vào buổi sáng và tối để làm sạch răng miệng và đảm bảo an toàn.

11.2. Tại sao cạo lưỡi bị chảy máu

Cạo lưỡi bị chảy máu thường xảy ra khi bạn sử dụng lực quá mạnh khiến lưỡi bị tổn thương. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ cách dùng cây cạo lưỡi và thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh.

Ngoài ra, các bệnh lý ở lưỡi cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu khi cạo lưỡi. Khi đó, bạn nên tới phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương án xử lý phù hợp.

11.3. Dụng cụ cạo lưỡi mua ở đâu

Bạn có thể đến trực tiếp các cơ sở nha khoa uy tín hoặc cửa hàng thuốc, tạp hóa, siêu thị lớn trên toàn quốc để mua dụng cụ cạo lưỡi. Ngoài ra, những dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng cũng được bày bán rất nhiều trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,… Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên lựa chọn đơn vị uy tín, tránh tình trạng mua phải sản phẩm kém chất lượng và không có xuất xứ rõ ràng.

Các dụng cụ làm sạch lưỡi được bán trên những sàn thương mại điện tử

Các dụng cụ làm sạch lưỡi được bán trên những sàn thương mại điện tử

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề “có nên cạo lưỡi không” mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Tóm lại, đây là một bước mà bạn không thể bỏ qua trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng hướng dẫn và chọn dụng cụ phù hợp để không làm tổn thương tới lưỡi cũng như tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng, nướu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc răng miệng
[Giải đáp] Làm răng xong có được uống nước có ga không?

[Giải đáp] Làm răng xong có được uống nước có ga không?

Làm răng xong có được uống nước có ga không? Nước có ga có chứa rất nhiều thành phần gây hại cho răng miệng mà bạn không thể ngờ đến.

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
TEETH SPA – Giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện từ chuyên gia

TEETH SPA – Giải pháp chăm sóc răng miệng toàn diện từ chuyên gia

TEETH SPA LÀ GÌ?AI PHÙ HỢP ĐỂ SỬ DỤNG GÓI TEETH SPA?TOP 4 LỢI ÍCH GÓI TEETH SPA ĐEM LẠI CHO KHÁCH HÀNG5 BƯỚC CHUẨN TRONG QUY TRÌNH CHĂM

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
TẶNG 5000 thẻ chăm sóc răng “French Dental” trị giá 10 triệu

TẶNG 5000 thẻ chăm sóc răng “French Dental” trị giá 10 triệu

Đồng hành cùng chuỗi hoạt động kỷ niệm 5 năm thành lập Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam, nha khoa Paris

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
10 Bí quyết Chăm sóc răng miệng Đúng Cách & Toàn Diện

10 Bí quyết Chăm sóc răng miệng Đúng Cách & Toàn Diện

Chăm sóc răng miệng ai cũng biết là cần thiết nhưng ít người biết làm thế nào mới đúng cách. Kết hợp với nhịp sống nhanh ngày nay, việc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nước xịt thơm miệng loại nào tốt? 8 Loại nước xịt miệng tốt nhất

Nước xịt thơm miệng loại nào tốt? 8 Loại nước xịt miệng tốt nhất

Nước xịt thơm miệng là sản phẩm có tác dụng đem đến hơi thở thơm mát, sảng khoái, đồng thời kích thích tế bào khứu giác và gây ra phản

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi như thế nào mới đúng?

Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi như thế nào mới đúng?

Cách vệ sinh răng miệng sau khi phun môi cần kiêng đánh răng khoảng 1 tuần, thay vào đó dùng chỉ nha khoa (hoặc tăm chỉ) cùng với nước

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map