
Trụ Implant bị đào thải là tình trạng trụ răng và xương hàm không còn liên kết chặt chẽ với nhau. Hiện tượng trên thường xảy ra do các nguyên nhân sau: hút thuốc lá, mật độ xương, nhiễm trùng, dị ứng với implant, bác sĩ có chuyên môn kém… Khi phát hiện trụ Implant có dấu hiệu bị đào thải ra khỏi cơ thể, bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xử lý kịp thời.
Đào thải Implant là tình trạng trụ implant và xương hàm mất đi khả năng tương thích với nhau và không còn sự liên kết chặt chẽ. Trụ răng được làm bằng titanium và đặt trực tiếp vào trong xương hàm để thay thế cho răng thật. Do đó, khi trụ răng không còn sự gắn kết với xương hàm sẽ khiến cho răng Implant bị lung lay, làm giảm chức năng ăn nhai hàng ngày.
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hải Nam tại Nha Khoa Paris chi nhánh Bà Triệu, hiện tượng trụ Implant bị đào thải có thể diễn ra ở các giai đoạn sau:
Trụ Implant bị đào thải khiến răng giả không còn chắc chắn trên cung hàm
Các bác sĩ nha khoa đã chia sẻ, những dấu hiệu điển hình khi trụ Implant bị đào thải là:
Trụ Implant bị trồi lên khỏi nướu
Hiện tượng Implant bị đào thải trong và ngay sau quá trình trồng răng thường xảy ra do những nguyên nhân dưới đây: hút thuốc lá, mật độ xương, nhiễm trùng, dị ứng với Implant, bác sĩ trồng răng có chuyên môn kém…
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đào thải trụ Implant. Bởi trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại như Benzen, Nicotine, nhựa thuốc, Monoxit Carb…
Chúng không chỉ khiến cho quá trình lành thường kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại khu vực cấy ghép răng Implant. Khi đó, trụ răng Implant rất khó có thể tương thích hoàn toàn với xương hàm và làm tăng khả năng bị đào thải sớm.
Không chỉ vậy, khói thuốc lá còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến nước bọt. Chúng làm cho miệng của bạn bị khô, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển và tác động xấu tới vị trí trồng răng giả. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo không nên hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng xấu tới quá trình cấy ghép răng Implant.
Hút thuốc lá có thể khiến vị trí cấy Implant bị viêm nhiễm
Mật độ xương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và tuổi thọ của răng Implant. Thông thường, mật độ xương hàm của con người sẽ được chia ra thành 4 cấp độ từ D1 đến D4.
Trong đó, D1 là cấp độ có mật độ xương cao nhất. Tuy nhiên, do xương D1 rất dày nên có thể làm giảm lượng máu tới khu vực cấy ghép trụ Implant. Điều đó làm tăng ma sát sau khi cắm trụ, dẫn tới tình trạng hoạt tử và đào thải trụ Implant.
Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, D2 và D3 là hai cấp độ xương hàm có khả năng tích hợp xương cao nhất, giúp đảm bảo sự ổn định của trụ Implant.
Còn đối với với những người có mật độ xương hàm ở cấp D4 thì diện tích tiếp xúc của xương và bề mặt Implant khá ít nên việc tích hợp rất khó khăn. Khi đó, các bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật cấy ghép xương để tránh nguy cơ trụ bị đào thải sớm.
Biến chứng nhiễm trùng sau khi cấy ghép răng Implant thường xảy ra môi trường trồng răng không đảm bảo yếu tố vô khuẩn, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ… Vi khuẩn sẽ dần xâm nhập sâu vào trong vị trí trồng răng Implant và gây viêm nhiễm.
Những dấu hiệu điển hình của biến chứng nhiễm trùng là sưng, đau kéo dài, chảy máu liên tục, chảy dịch mủ ở vị trí cấy ghép… Nếu như không được xử lý kịp thời, trụ Implant sẽ bị đào thải ra khỏi xương hàm và ca trồng răng giả bị thất bại hoàn toàn.
Hầu hết các loại Implant ở trên thị trường đều được làm từ titanium. Đây là chất liệu được nhiều bác sĩ nha khoa đánh giá cao về mức độ lành tính và an toàn với sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một vài trường hợp dị ứng với titanium, dẫn tới trụ răng bị đào thải sớm ra khỏi xương hàm. Ngoài ra, hiện tượng kích ứng cũng có thể xảy ra do trụ Implant có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Dị ứng với trụ Implant có thể khiến cho trụ nhanh bị đào thải
Trồng răng Implant là một kỹ thuật cực kỳ phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện chính xác mọi thao tác.
Ngược lại, những bác sĩ tay nghề kém thường rất dễ mắc phải sai lầm trong quá tình trồng răng như: không ghép xương đối với trường hợp mật độ xương thấp, ghép Implant lệch hướng sai vị trí… Đây cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến cho trụ Implant nhanh bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Sau khi cấy ghép trụ răng Implant, các bác sĩ luôn hướng dẫn kỹ cách chăm sóc để vết thương mau chóng hồi phục và đẩy nhanh tiến độ tích hợp của trụ răng và xương hàm. Tuy nhiên, nếu như bạn thường xuyên ăn những thực phẩm cứng, đồ cay nóng… thì vết thương sẽ bị ảnh hưởng xấu và kéo dài thời gian tích hợp xương.
Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn vệ sinh răng miệng không cần thận thì vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và khiến cho vết thương viêm nhiễm. Điều đó sẽ làm tăng nguy cơ trụ Implant bị lung lay và đào thải.
Trụ Implant bị đào thải sớm là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau khi trồng răng giả nên bạn không được tự ý uống thuốc hay xử lý tại nhà. Bởi điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng lẫn sức khỏe toàn thân.
Thay vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của hiện tượng đào thải trụ Implant như chảy máu kéo dài, trụ răng bị trồi lên khỏi nướu… thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân khiến trụ đào thải và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất.
Để phòng tránh trụ răng Implant bị đào thải ra khỏi cơ thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Bạn nên ăn nhiều hoa quả để vết thương nhanh hồi phục
Tóm lại, trụ Implant bị đào thải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không xử lý kịp thời thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích, giúp quá trình phục hình răng diễn ra suôn sẻ và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×