Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ: Nguy hiểm và cần hạn chế

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Nhổ răng không phải là một kỹ thuật khó trong nha khoa, tuy nhiên vẫn có những thời điểm chúng ta không nên thực hiện. Vậy có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không, hãy tìm kiếm đáp án trong khuôn khổ nội dung bài viết này.

1. Có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không?

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, bạn không nên nhổ răng vào những ngày đèn đỏ, vì sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu và dễ bị nhiễm trùng hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cần phải tiến hành nhổ răng vào thời điểm trên như:

– Răng khôn phát triển gây biến chứng quá nặng.

Răng bị hư hỏng nghiêm trọng gây đau nhức dữ dội.

– Răng viêm nhiễm nặng, có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết.

Điều quan trọng, nếu nhổ răng vào những ngày đèn đỏ rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề dưới đây.

1.1. Nguy cơ bị khô ổ răng

Trong thời gian hành kinh, nồng độ Estrogen trong cơ thể phụ nữ thường tăng cao nên sẽ làm tăng nguy cơ bị khô ổ răng. Điều đó làm cho xương, dây thần kinh bên trong huyệt răng sau khi nhổ lộ ra ngoài khiến bạn cảm thấy đau nhức nhiều và vết thương lâu lành hơn.

Hậu quả khi bị khô ổ răng.

– Đau nhức dữ dội.

– Huyệt răng lâu lành.

– Dễ bị nhiễm trùng huyệt răng.

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.

– Suy giảm chất lượng xương ổ răng.

Dễ bị khô ổ răng

Dễ bị khô ổ răng

1.2. Mất nhiều máu hơn

Do chức năng đông máu trong những ngày đèn đỏ không hoạt động tốt, nên nếu tiến hành nhổ răng sẽ gây ra tình trạng mất máu nhiều hơn, thậm chí là không cầm máu được.

Hậu quả của việc mất máu nhiều sau khi nhổ răng:

– Viêm tắc tĩnh mạch.

– Viêm phế nang.

– Viêm tủy xương.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng huyệt răng.

– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi.

– Hệ miễn dịch duy giảm.

– Tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không?

Nhổ răng vào ngày đèn đỏ sẽ bị chảy máu nhiều hơn

2. Nhổ răng khôn có gây tình trạng chậm kinh không?

Theo bác sĩ Vũ Đình Công, việc nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt nói riêng hoàn toàn không gây ra tình trạng chậm kinh.

Trên thực tế, có một số chị em gặp phải tình trạng chậm kinh sau khi thực hiện nhổ răng khôn, nhưng nguyên nhân của hiện tượng trên thường là do.

– Căng thẳng quá độ.

– Nội tiết tố thay đổi.

– Tăng cân đột ngột.

– Giảm cân đột ngột.

– Vận động quá mức.

– Sử dụng chất kích thích.

– Tiền mãn kinh.

– Tác dụng phụ khi uống một số loại thuốc.

Nếu như có tình trạng chậm kinh sau khi nhổ răng số 8 xảy ra, bạn hãy:

– Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày điều độ.

– Nghỉ ngơi một cách khoa học.

– Thư giãn nhẹ nhàng.

– Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không kiêm khem quá độ.

– Ngủ đủ giấc mỗi ngày, ngủ trước 11 giờ đêm.

Còn trong trường hợp bị chậm kinh nhiều ngày, bạn nên đi thăm khám bác sĩ phụ khoa.

Nhổ răng khôn có làm chậm kinh không?

Nhổ răng khôn hoàn toàn không làm bạn bị chậm kinh

3. Nên nhổ răng khôn vào lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Theo bác sĩ Công, bạn nên đi nhổ răng vào những ngày sau khi đã hết đèn đỏ, vì đây là thời điểm lượng Estrogen sẽ giảm ở mức thấp. Do đó tình trạng chảy máu hay đau nhức cũng được giảm thiểu rất nhiều.

Phụ nữ nên nhổ răng khôn vào thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt?

Nên nhổ răng khôn vào thời điểm đã hết kinh nguyệt

4. Nên chọn thời điểm nào trong ngày để đi nhổ răng khi đang bị đèn đỏ

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Đình Công, bạn nên nhổ răng vào buổi sáng trong ngày, vì sau một đêm nghỉ ngơi bạn sẽ có tinh thần và thể lực tốt nhất cho ca nhổ răng của mình. Chưa kể nha sĩ cũng có nhiều thời gian hơn để theo dõi sức khỏe của bạn.

5. Vừa hết kinh nguyệt có nên nhổ răng không

Chị em phụ nữ sau khi vừa kết thúc hành kinh thì cũng không nên nhổ răng luôn. Bởi khi vừa hết kinh nguyệt xong, thể chất của chị em vẫn còn khá yếu, chức năng đông máu cũng chưa hoạt động được tốt nhất.

Vừa hết kinh nguyệt có nhổ răng được không

Không nên nhổ răng khi vừa hết đèn đỏ

6. Những ngày không nên nhổ răng

Theo bác sĩ Công, ngoài ngày đèn đỏ ra thì vẫn còn một số ngày khác mà bạn không nên nhổ răng, để đảm bảo cho vấn đề sức khỏe của bản thân.

– Khi đang ốm.

– Mới khỏi ốm xong.

– Răng đang bị áp xe.

– Răng đang bị viêm đau.

– Khi đang mang thai.

– Mắc bệnh lý toàn thân nhưng chưa kiểm soát được.

Những ngày không nên nhổ răng

Đang ốm không nên đi nhổ răng

Qua những chia sẻ trên, chúng tôi đã giải đáp rất chi tiết về vấn đề có nên nhổ răng vào ngày đèn đỏ không. Mong rằng, từ đó đã mang đến cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích.

Hiển thị nguồn

Herald Ave Dental Centre Willetton: “Menstruation & Oral Health”
Kotex: “Having Wisdom Teeth Pulled While On My Period”
Báo Người Lao Động: “Những thời điểm tuyệt đối tránh đi nhổ răng”
Chuyên trang Gia Đình Và Xã Hội: “Có thể nguy hiểm tính mạng nếu nhổ răng không đúng lúc”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Câu hỏi phổ biến “Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu” đặt ra quan tâm về thời gian tồn tại của răng sau khi thực hiện quá

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Sự nguy hiểm của tình trạng răng lòi xỉ và cách phòng ngừa

Bạn đang thắc mắc: Răng lồi xỉ là gì? Chúng có gây ra ảnh hưởng gì không? Có nên nhổ răng này đi không? Đừng lo lắng! Ngay sau đây, các

Nên nhổ răng vào buổi sáng hay buổi chiều | Lưu ý quan trọng

Nên nhổ răng vào buổi sáng hay buổi chiều | Lưu ý quan trọng

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Không nên đánh răng ngay sau khi nhổ răng? Tại sao

Nhổ răng xong bạn vẫn có thể đánh răng như bình thường, nhưng để vết thương không bị ảnh hưởng thì nên đánh răng sau 24 giờ, đây chính

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Nhổ răng có đau không? Cách giảm đau sau khi nhổ răng hiệu quả

Nhổ răng có đau không? Cách giảm đau sau khi nhổ răng hiệu quả

Nhổ răng là một kỹ thuật đơn giản, chỉ cần thực hiện tại nha khoa uy tín sẽ không đau cũng như không có bất kỳ nguy hiểm nào. Tất

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map