Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Dán răng sứ Veneer có đau không? Review thực tế

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh

Dán răng sứ Veneer có đau không? Thủ thuật này chỉ mài rất ít trên men răng mặt ngoài, việc sửa soạn cùi răng khi làm sứ Veneer của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn và không gây đau hay ê buốt. Hơn nữa, trước khi mài bác sĩ còn gây tê nên trong suốt quá trình thực hiện bạn vẫn cảm thấy thoải mái.

1. Kỹ thuật dán sứ thẩm mỹ

Dán sứ veneer hay còn gọi là dán răng sứ, là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiện đại và phổ biến được sử dụng để cải thiện ngoại hình cũng như chức năng ăn nhai.

Trong phương pháp trên, nha sĩ sẽ sử dụng một lớp sứ mỏng chỉ từ 0,3 – 0,5mm cố định lên mặt trước của răng. Mỗi mặt sứ đều được thiết kế theo kích thước và màu sắc của từng vị trí, giúp tạo ra một nụ cười tuyệt đẹp.

Trước khi cố định lớp sứ veneer, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lượng men bên ngoài để tạo ra một bề mặt phù hợp cho việc phục hình. So với phương pháp bọc sứ thì tỷ lệ mài mô cứng khi làm veneer ít hơn rất nhiều, hạn chế tối đa tác động xâm lấn trong quá trình điều trị.

Hiểu rõ về kỹ thuật dán răng sứ thẩm mỹ

Hiểu rõ về kỹ thuật dán sứ thẩm mỹ

2. Dán răng sứ có đau không?

Theo bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công, quá trình dán răng sứ Veneer không gây đau đớn hay ê buốt đối với đa số người. Kỹ thuật này chỉ mài một phần men cứng trên bề mặt ngoài của răng, nên không gây đau đớn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, việc làm sứ Veneer không yêu cầu mài răng.

Nếu bạn cần thực hiện thủ thuật này, nha sĩ thường sẽ sử dụng thuốc gây tê trước khi tiến hành, do đó bạn sẽ không cảm nhận được đau đớn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, sau khi dán sứ, có thể có một số cảm giác hơi ê buốt và nhức nhẹ, nhưng nó thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.

Lưu ý rằng trải nghiệm của mỗi người có thể khác nhau và còn phụ thuộc vào cơ địa cá nhân, tay nghề của nha sĩ và công nghệ được áp dụng. Để có nhận định chính xác hơn về quá trình dán răng sứ Veneer, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa trực tiếp.

Dán răng sứ có đau không?

Dán sứ xong chỉ hơi ê buốt, nhức nhẹ

3. Dán sứ veneer có đau không – Review từ khách hàng

Để nhìn nhận khách quan và thực tế hơn đối với vấn đề trên thì những review từ khách hàng đã trải nghiệm dịch vụ luôn là tốt nhất.

Chú Phạm Văn Thắng dán Veneer

Chú Phạm Văn Thắng sau khi làm dịch vụ

“Chú đã dán sứ toàn bộ răng cửa ở Nha Khoa Paris. Trước chú bị xỉn màu nặng lắm có tẩy trắng bình thường cũng không được, vì hút thuốc nhiều mà. Chưa làm thì nghe mọi người đồn bảo ê buốt, rất khó chịu này kia, nhưng mà như chú thì chú không thấy cảm giác gì. Chắc tùy từng bác sĩ với cơ địa mỗi người” – Chú Phạm Văn Thắng, Hà Nội.

Chị Thu Hiền dán sứ Veneer

Chị Thu Hiền sau khi làm dịch vụ

“Không biết mọi người thấy sao, chứ chị thấy dán sứ chỉ hơi ê lúc hết thuốc tê thôi. Nhưng nghe bác sĩ giải thích là bình thường nên chị cũng an tâm lắm. Chị cũng không bị buốt lâu, đến ngày hôm sau là ổn rồi. Hơn nữa chi phí cũng phải chăng” – Chị Thu Hiền, Quảng Ninh.

Bạn Phương Hoa dán sứ Veneer không đau

Bạn Phương Hoa chia sẻ sau khi làm dịch vụ

“Răng mình cũng không quá lộn xộn, mà bị cái là xỉn màu quá. Thế nên mình cũng nghe bạn bè động viên đi dán sứ vì nghe nói không phải mài răng nhiều. Ban đầu không tin nhưng làm rồi mới biết đúng thật. Mình khá là hài lòng với trải nghiệm và hàm răng mới của mình” – Bạn Phương Hoa, TP.HCM

Như vậy, thực tế đa số khách hàng làm răng tại Nha Khoa Paris đều cảm thấy dán sứ chỉ hơi ê buốt, khó chịu trong khoảng thời gian đầu. Cùng lắm cũng chỉ khó chịu một chút khi hết thuốc tê và cảm giác đó cũng sẽ chấm dứt sớm. Bạn hãy an tâm nhé!

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4. Làm sao để hạn chế tình trạng khó chịu sau khi dán sứ veneer?

Dẫu biết rằng dán veneer sẽ chỉ mài ít mô cứng bên ngoài, nên quá trình thực hiện sẽ thoải mái hơn rất nhiều so với bọc sứ. Thế nhưng với những người đang chuẩn bị làm dịch vụ này thì đây vẫn là điều làm họ rất băn khoăn.

Hiểu được tâm lý đó, nên chúng tôi đã tổng hợp một số mẹo giúp bạn hạn chế tình trạng ê buốt, khó chịu sau thực hiện như chọn bác sĩ tay nghề giỏi, dùng thuốc giảm, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý…

4.1. Chọn bác sĩ tay nghề giỏi

Trên thực tế, sự thành công của ca nha khoa thẩm mỹ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ phụ trách. Đặc biệt là trong khâu mài răng, đòi hỏi bác sĩ phải sở hữu chuyên môn vững vàng, nắm rõ kỹ thuật và kinh nghiệm điều khiển máy mài cực kỳ tốt.

Nếu men bên ngoài bị mài đi quá tỷ lệ cần thiết, từ đó dễ làm tổn hại tới phần ngà bên trong hoặc các dây thần kinh xung quanh dẫn tới tình trạng nhức, ê buốt kéo dài nghiêm trọng.

Chưa kể, nếu như trong lúc cố định lớp sứ veneer, bác sĩ cố định bị lệch, cộm sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho bạn.

Vì thế bạn nên tìm hiểu và chọn bác sĩ tay nghề giỏi để hạn chế các rủi ro, biến chứng nguy hiểm. Bởi khi đó, ngoài nhức ra thì bạn sẽ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ khôn lường khác.

Chọn bác sĩ tay nghề giỏi

Chọn bác sĩ tay nghề giỏi

4.2. Sử dụng thuốc

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mỗi người lại có một ngưỡng chịu đau khác nhau. Vì thế nhiều khi cùng một thủ thuật, một bác sĩ mà một số người thấy vẫn cảm thấy khó chịu hơn.

Vậy nên mặc dù phương pháp trên sẽ chỉ mài một chút mô cứng, nhưng một số người cơ địa kém thì lại cảm thấy những cảm giác ê buốt, nhức đấy vẫn là mộ “cơn ác mộng”.

Trong trường hợp bạn bị khó chịu nhiều sau khi thực hiện xong thì bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc với tác dụng giảm ê nhức hiệu quả.

+ Paracetamol: Đây là một loại thuốc phổ biến và an toàn để sử dụng sau khi dán sứ. Liều lượng thường là 500mg đến 1000mg mỗi lần uống và tránh sử dụng quá 4 lần trong 24 giờ.

+ Ibuprofen: Là loại thuốc giảm nhức và chống viêm nên cũng được sử dụng để giảm tình trạng khó chịu sau khi dán sứ. Liều lượng thường là 200mg đến 400mg mỗi lần uống và tránh sử dụng quá 4 lần trong 24 giờ.

+ Naproxen: Có cả tác dụng giảm nhức, ê buốt và chống viêm. Liều lượng thường là 250mg đến 500mg mỗi lần uống và tránh sử dụng quá 2 lần trong 24 giờ.

+ Codeine: Đây là một loại thuốc có công dụng mạnh hơn các dòng trên. Tuy nhiên, Codeine cũng có thể gây ra tác dụng phụ nên cần phải sử dụng quá liều.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

4.3. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Một mẹo hạn chế tình trạng khó hic hiệu quả là bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi làm veneer. Chẳng hạn, bạn nên chọn thời điểm đi làm vào cuối tuần để thêm thời gian nghỉ ngơi cũng như hồi phục lại.

Bởi tình trạng khó chịu, ê buốt, nhức sau khi làm xong thường xảy ra khi hết thuốc tê. Do đó, bạn hãy căn giờ để nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng trong khoảng thời gian đó.

4.4. Tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh răng veneer từ bác sĩ

Việc vệ sinh răng veneer sau khi hoàn thành là cực kỳ quan trọng. Bởi vậy tại các nha khoa uy tín, bác sĩ luôn dặn dò kỹ khách hàng làm sao để bảo vệ răng tốt nhất.

Việc chăm sóc và vệ sinh veneer được các chuyên gia đánh là giá khá đơn giản, không khác biệt nhiều so với răng tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn vẫn cầm đảm bảo thực hiện theo đúng những hướng dẫn dưới đây nhằm hạn chế tình trạng ê buốt, nhức, khó chịu cũng như kéo dài tuổi thọ của mặt sứ veneer.

+ Chải răng đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm và chải với độ nghiêng khoảng 45 độ. Chải nhẹ nhàng và đều trên cả mặt dán veneer và răng thật trong khoảng 2-3 phút. Bạn nên chải ít nhất là hai lần mỗi ngày. Trong những ngày đầu, bạn cần lưu ý là chải thật nhẹ nhàng để không bị ê buốt nhiều.

+ Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Kem đánh răng chứa fluoride sẽ giúp hạn chế tình trạng tích tụ mảng bám, ngăn ngừa sâu và đồng thời còn giúp răng sẽ nhanh chắc khỏe, không còn ê buốt. Nếu như bạn bị ê buốt nhiều thì nên cân nhắc chuyển sang các sản phẩm chuyên dụng hơn.

+ Sử dụng chỉ nha khoa: Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các kẽ răng hiệu quả hơn rất nhiều so với bàn chải thông thường. Mặt khác, chúng cũng hạn chế được tình trạng làm hư hại mặt dán veneer như khi bạn sử dụng tăm để xỉa.

+ Tránh sử dụng nước súc miệng chứa cồn: Nước súc miệng chứa cồn sẽ làm giảm tuổi thọ của keo cố định veneer, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn. Nên hãy chọn nước súc miệng không chứa cồn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định của mình.

Tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh răng veneer từ bác sĩ

Tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh từ bác sĩ

4.5. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Sau khi làm xong thủ thuật nha khoa thẩm mỹ, việc thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp để hạn chế tình trạng nhức, ê buốt và đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất là điều rất quan trọng.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và giảm ê buốt, nhức sau khi làm veneer:

+ Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu: Chọn các loại thực phẩm dễ tiêu như súp, cháo, bột, thịt hầm mềm, trái cây mềm như chuối, dưa hấu, dưa chuột.

+ Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, dai: Thịt khô, hạt, trái cây cứng như táo, lê, vì chúng dễ làm mặt dán bị nứt hoặc vỡ.

+ Hạn chế đồ uống có ga và đồ uống chứa cồn, màu đậm: Tránh uống đồ có ga, bia rượu, trà, cà phê… vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của mặt dán.

+ Uống đủ nước: Uống đủ nước để giữ cho miệng luôn ẩm và giảm nguy cơ viêm nhiễm dẫn tới tình trạng ê buốt, nhức dữ dội.

+ Hạn chế ăn đồ ngọt và các loại thực phẩm nhiều đường: Đường sẽ gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, gây viêm nhiễm và làm mặt dán bị hư hỏng.

+ Hạn chế ăn đồ cay, nóng, lạnh: Ăn đồ nóng, lạnh hoặc cay sẽ làm mặt dán bị nhạy cảm và nhức.

Ắt hẳn, thông qua bài viết trên bạn đã giúp bạn có được thật nhiều thông tin hữu ích. Với sự phát triển vượt bậc của ngành Nha Khoa hiện đại, thực chất các vấn đề ê buốt hay khó chịu trong quá trình tiến hành các thủ thuật đã được giảm thiểu một cách đáng kể. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cần tìm kiếm được một địa chỉ dịch vụ uy tín để tin tưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề dán răng sứ veneer
Giá dán răng sứ Veneer bao nhiêu tiền? Cách tối ưu chi phí

Giá dán răng sứ Veneer bao nhiêu tiền? Cách tối ưu chi phí

Bạn băn khoăn vì không biết giá dán răng sứ Veneer bao nhiêu tiền? Và cũng chưa biết làm sao để tiết kiệm chi phí tối ưu nhất? Đừng lo

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Dán sứ Veneer Emax có ưu điểm gì? Chi phí bao nhiêu tiền?

Dán sứ Veneer Emax có ưu điểm gì? Chi phí bao nhiêu tiền?

Dán sứ veneer Emax gần đây đã trở thành một trào lưu thẩm mỹ răng mới, được đông đảo khách hàng quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn không ít

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tổng hợp câu hỏi thường gặp khi dán răng sứ Veneer

Tổng hợp câu hỏi thường gặp khi dán răng sứ Veneer

Phương pháp gắn mặt dán sứ được nhiều người lựa chọn để khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng bởi nhiều ưu điểm nổi bật như tính

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
5 Kinh nghiệm dán răng sứ Veneer không nên bỏ qua

5 Kinh nghiệm dán răng sứ Veneer không nên bỏ qua

Từ những chia sẻ của hàng ngàn khách hàng đã làm dịch vụ thực tế, kinh nghiệm dán răng sứ Veneer đã được chúng tôi tổng hợp một cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Cầu răng sứ là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu tiền? Có bền không?

Cầu răng sứ là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu tiền? Có bền không?

Trong các phương pháp phục hình răng, cầu răng sứ luôn là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn. Cầu răng không chỉ đảm bảo tính thẩm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Làm cầu răng sứ có đau không? Nha khoa Paris

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map