31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ răng dịch chuyển sẽ có các giải pháp khắc phục hiệu quả là thiết kế lại hàm duy trì, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và niềng lại răng.
Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) cho biết, tình trạng răng bị chạy dù đeo hàm duy trì thường xảy ra do hai nguyên nhân là khách hàng sử dụng hàm duy trì không phù hợp hoặc sử dụng sai cách trong việc cố định răng chắc chắn sau khi tháo niềng.
Hiểu đơn giản răng bị chạy hay di chuyển khi đeo hàm duy trì là hiện tượng răng dịch chuyển sang vị trí khác và thậm chí là quay lại vị trí ban đầu sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha.
Nếu không kịp thời phát hiện cũng như xử lý thì tình trạng răng xô lệch, sai khớp cắn còn nặng hơn so với thời điểm trước khi bạn tiến hành niềng răng.
Để cố định răng một cách chắc chắn và ổn định sau khi tháo niềng, hàm duy trì đòi hỏi phải được thiết kế với kiểu dáng cũng như kích thước vừa vặn với cung hàm của từng người.
Chỉ có như vậy thì hàm duy trì mới giữ được răng cố định, không bị nghiêng ngả hay chạy sang vị trí khác.
Vì thế, nếu như hàm duy trì thiết kế không phù hợp, lỏng lẻo thì không thể tạo ra lực siết răng chắc chắn để cố định ở vị trí hiện tại. Thậm chí, trong quá trình sử dụng còn khiến bạn bị đau nhức, tổn thương mô nướu xung quanh.
Đối với trường hợp hàm duy trì thiết kế không phù hợp thì ngay cả khi bạn sử dụng đúng thì răng vẫn bị chạy lại vị trí cũ.
Hiện tại có hai loại hàm duy trì là hàm duy trì cố định và tháo lắp. Nhưng phần lớn mọi người thường ưa chuộng sử dụng loại tháo lắp nhiều hơn vì tính tiện nghi.
Thế nhưng, vì có thể tự mình tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng nên có không ít người gặp phải tình trạng sử dụng sai cách và nhất là đeo không đủ thời gian.
Để đảm bảo hiệu quả như mong muốn, bạn cần đeo hàm duy trì từ 20 – 22 giờ đồng hồ/ngày, thậm chí là 24 tiếng trong thời gian đầu. Sau khoảng vài tháng, răng đã tương đối ổn định thì thời gian sử dụng trong ngày cũng dần giảm xuống.
Cùng với đó, bạn phải vệ sinh hàm duy trì hàng ngày đúng cách để không làm ảnh hưởng đến cấu tạo của sản phẩm hay tích tụ vi khuẩn gây bệnh.
Ngay khi phát hiện răng của mình có hiện tượng bị chạy trong quá trình đeo hàm duy trì bạn cần tới bác sĩ nha khoa kiểm tra, thăm khám trực tiếp.
Tùy theo mức độ di chuyển của răng cũng như nguyên nhân sẽ có 3 giải pháp khắc phục là thiết kế lại hàm duy trì, sử dụng hàm duy trì đúng cách và tiến hành chỉnh nha lại.
Nếu như răng của bạn bị di chuyển do hàm duy trì thiết kế không phù hợp thì phải làm lại hàm duy trì mới sao cho vừa vặn, đúng với cung hàm của mình.
Tuy rằng điều trên sẽ tốn thêm một khoảng thời gian cũng như chi phí, nhưng việc thiết kế lại hàm duy trì mới là điều rất cần thiết, để đảm bảo cho hiệu quả nắn chỉnh răng cuối cùng cũng như hạn chế được các biến chứng do đeo hàm duy trì không phù hợp.
Nhưng bạn cần phải lưu ý là tìm kiếm một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín trong trường hợp trên. Bởi thường thì các nha khoa có dịch vụ kém chất lượng mới hay sản xuất hàm duy trì không vừa vặn, không đúng dấu răng cho khách hàng.
Nên để không phải “tiền mất tật mang” lần thứ 2 thì việc lựa chọn một đơn vị nha khoa uy tín để khắc phục vấn đề sử dụng hàm duy trì nhưng răng vẫn chạy là điều cần thiết.
Cách tiếp theo vừa đơn giản mà vẫn đầy hiệu quả, trong trường hợp răng chạy do việc sử dụng hàm duy trì sai cách thì bạn cần điều chỉnh lại cách sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nhất là trong vấn để về thời gian sử dụng mỗi ngày, cần phải đảm bảo đầy đủ để không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng hàm duy trì sớm hơn theo yêu cầu của bác sĩ, vì đây chính là lý do khiến cho răng của bạn bị di chuyển sau niềng nghiêm trọng.
Khi không đeo hàm duy trì, bạn cần bảo quản chúng trong hộp chuyên dụng và cất nơi kín đáo. Tránh làm hàm duy trì bị va chạm với vật khác hay bị rơi dẫn đến cong vênh, biến dạng làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả cố định răng.
Trong trường hợp răng bị chạy quá nhiều, thậm chí còn bị sai lệch khớp cắn thì bác sĩ sẽ chỉ định tạm ngừng sử dụng hàm duy trì và tiến hành niềng răng lại.
Quá trình niềng răng lại trung bình kéo dài từ 3 – 6 tháng để giúp răng dịch chuyển về lại vị trí đúng trên cung hàm. Sau đó, bác sĩ mới cân nhắc tháo niềng để tiếp tục sử dụng hàm duy trì như lúc trước.
Chắc chắn khi dùng hàm duy trì lần 2 thì bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng một cách nghiêm ngặt.
Đối với tình trạng đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể là gì, bởi từ đó mới đưa ra được phương án khắc phục tốt nhất. Hơn thế, khi bạn bắt đầu nhận thấy răng của mình bị dịch chuyển thì nên liên hệ ngay cho bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý chứ không nên kéo dài thời gian chờ đợi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×