19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Giai đoạn mọc răng của trẻ là giai đoạn nhạy cảm đầu tiên xảy ra trong cơ thể trẻ. Đây là quy luật phát triển tất yếu nhưng không có nghĩa rằng mọi trẻ đều phát triển bình thường. Trong thời gian này, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng hàm miệng trẻ và nắn chỉnh răng sớm nếu có sai lệch.
Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, cha mẹ quan sát nếu miệng trẻ có những dấu hiệu sau đây chứng tỏ trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng:
– Chảy dãi quanh miệng
Việc nhú xương răng sữa gián tiếp làm kích thích dây thần kinh số 5, từ đó miệng trẻ tiết ra nhiều dãi hơn mức bình thường. Dãi thường chảy ra ngoài miệng khi trẻ ngủ, ăn, cắn hoặc có thể chảy ra tự nhiên bởi khoang miệng của trẻ lúc này còn nhỏ, nông, chưa hoàn thiện hết.
– Sốt nhẹ, nóng mặt hoặc tay chân
Răng sữa nhú lên làm thay đổi tổ chức giải phẫu răng. Trong thời điểm mọc lên, chúng tách các mô mềm trong xương ổ răng ra nên ít nhiều vị trí này sẽ bị tổn thương và sinh ra vi khuẩn. Nhiễm khuẩn làm cơ thể trẻ nóng hơn mức bình thường, mức độ nặng có thể bị sốt cao, co giật…
– Ngứa răng, nổi mẩn quanh miệng
Hàm răng có “vật thể lạ” mọc lên sinh ra cảm giác ngứa ngáy, bí bách nên trẻ phải cắn, gặm đồ vật để bớt ngứa hơn. Ngoài ra, dãi chảy xuống cằm ít nhiều sẽ làm cho vùng da miệng bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện là sưng đỏ cằm, nổi mụn đỏ, ngứa ngáy, sưng cằm.
– Chán ăn, trở nên nhạy cảm và khó chịu trong cơ thể
Những biểu hiện mọc răng sữa làm trẻ ngứa, đau hàm, chảy dãi nên tâm trạng lúc này là “khó ở”. Trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, khóc nhè, mất ngủ thường xuyên.
Theo các nha sĩ, thời điểm phát triển răng sữa của trẻ là không cố định. Có nhiều trẻ mọc răng từ rất sớm nhưng cũng có trẻ mọc răng sữa muộn. Thời gian mọc răng tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, di truyền và thói quen sinh hoạt.
Tuy nhiên, theo sự phát triển thông thường toàn bộ răng sữa sẽ mọc đầy đủ trong giai đoạn khởi phát từ 6 tháng tuổi đến hoàn thiện lúc 30 tháng tuổi (2,5 tuổi).
Giai đoạn đầu mọc răng của trẻ bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi đến tháng thứ 9. Cha mẹ sẽ thấy vị trí răng cửa hàm dưới của trẻ nhú lên mầm cứng màu trắng, đó chính là 2 chiếc răng sữa đầu tiên trên hàm. Sau đó 2-3 tháng tiếp tục xuất hiện “mầm non” ở vị trí răng cửa hàm trên.
Đây là giai đoạn trẻ gặp nhiều khó chịu và cảm giác đau đớn nhất. Biểu hiện sốt có thể diễn ra cả ngày thậm chí cả tuần liền. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận trong giai đoạn này.
Vào tháng thứ 7 đến 10, cơ bản là quá trình phát triển của 4 chiếc răng sữa. Đến tháng thứ 10 cơ bản 4 chiếc răng này đã mọc lên hoàn thiện với hình chữ nhật, thon dài, mặt nhai sắc nhọn, men răng trắng ngần.
Lúc này trẻ có thể sử dụng răng sữa để gặm, cắn, nhai đồ ăn mềm, hoa quả cắt nhỏ.
Giai đoạn này là thời gian xuất hiện của những răng hàm. Thông thường 2 chiếc răng hàm trên sẽ mọc đầu tiên. Vị trí những răng này là nằm cách răng cửa 2-3 chiếc răng. Tiếp hàm trên là các răng hàm dưới xuất hiện, những răng này cũng ở vị trí đối diện răng hàm bên trên.
Hình dáng răng hàm của trẻ tương tự như răng người lớn tuy nhiên các rãnh trên mặt nhai sẽ ít hơn. Lúc này trẻ có thể dùng răng hàm cứng chắc để ăn nhai nhiều đồ ăn thường nhật hơn.
Các răng nanh sữa sẽ liên tiếp mọc lên vào thời điểm này. Răng nanh sữa là những răng nằm giữa răng cửa với răng hàm. Thông thường các mầm răng nanh cung hàm dưới sẽ mọc sau cung hàm trên. Răng nanh có mặt nhai nhọn, hình dáng nhỏ, thon.
Thời điểm răng nanh mọc được coi là thời điểm nhạy cảm bởi răng này có nhiệm vụ cắn, xé thức ăn. Khi ngứa miệng, trẻ có thể cắn xé đồ nhiều hơn, gián tiếp làm răng nanh mọc lệch, nghiêng, chéo khỏi cung hàm.
Những răng tiền hàm sẽ mọc cuối cùng trong giai đoạn trẻ được 2 đến 2,5 tuổi. Sau khi những răng hàm này mọc, mọi chỗ trống trên răng đã được lấp đầy. Trẻ đã có một bộ răng sữa hoàn thiện.
Lưu ý từ nha sĩ:
– Thứ tự mọc răng ở các vị trí trên hàm với mỗi trẻ không giống nhau. Có trẻ mọc răng nanh trước răng hàm và ngược lại. Vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi răng con không mọc đều đặn theo từng vị trí.
– Sự chênh lệch trong thời gian mọc răng giữa các bé sẽ không quá 1 năm. Nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ hàm miệng trẻ đang có dấu hiệu bất thường. Cha mẹ cần cho trẻ đến nha sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Mọc răng sữa là những biến đổi lớn nhất của trẻ trong giai đoạn đầu đời. 3 giai đoạn đầu tiên từ 6 tháng đến 1,5 năm là giai đoạn nhạy cảm nhất. Vì thế cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến hàm miệng của con lúc này.
Sau đây nha sĩ sẽ phổ biến cho các bậc cha mẹ cách chăm sóc con khi mọc răng.
– Thường xuyên lau dãi cho con bằng khăn sạch
– Dùng bông gạc sạch quấn lên tay để chà sát vào vùng nướu toàn hàm. Việc này giúp làm sạch khoang miệng của con, “dọn” hết những vi khuẩn có hại khỏi vùng nướu, chuẩn bị bề mặt sạch sẽ cho răng sữa đâm lên.
– Cho trẻ chườm khăn mát hoặc uống kháng sinh hạ sốt theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự cho con uống thuốc hạ sốt kiểu tự phát.
– Khử trùng mọi đồ chơi và vật dụng trong nhà, đề phòng con cắn, gặm phải đồ vật bẩn, nhiều vi khuẩn, nấm mốc.
– Khoảng 10 đến 12 tháng trẻ đã cứng cáp hơn, cha mẹ có thể buộc khăn lỏng lên cổ con và hướng dẫn con tự lau cằm khi có dãi chảy ra. Khăn dùng là khăn sạch để đảm bảo da trẻ không bị dị ứng, nhạy cảm.
– Chỉ cho con cắn, gặm đồ chơi mềm, tránh cắn đồ cứng làm ảnh hưởng đến xương chân răng gây ra tình trạng mọc lệch, mọc chìa, mọc nghiêng răng vĩnh viễn sau này. Cha mẹ cần loại bỏ những thứ đồ chơi có cạnh sắc nhọn, chất liệu cứng, có các rãnh… để trẻ không cắn phải.
– Cho con uống đủ lượng nước ấm trong ngày, kết hợp uống vitamin C trong nước ép cam, quýt để tăng sức đề kháng, diệt khuẩn. Bổ sung canxi trong sữa, phomai, hải sản giúp xương răng chắc khỏe. Thời gian này cơ thể trẻ phát triển rất nhanh và có nhiều thay đổi, đặc biệt là hàm răng.
– Thời gian này hầu hết trẻ đang tập nói, tập đi và hiểu được người lớn nói gì. Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng, cụ thể là đánh răng.
Cha mẹ mua cho trẻ bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng cho trẻ con với lông mềm, hàm lượng fluor từ 0,5 – 1 mg/l. Để giúp trẻ bớt “ám ảnh” vì mùi kem đánh răng, cha mẹ có thể tìm các loại kem cay nhẹ, ngọt dịu, thơm mát trong các tiệm thuốc.
Cha mẹ giúp trẻ vệ sinh các mặt răng, làm sạch lưỡi, nướu 2 ngày/lần sau khi ăn. Cuối cùng là súc miệng nước muối để khử vi khuẩn trong khoang miệng.
Ngoài ra, cần chú ý thay bàn chải cho bé khoảng 3-4 tháng/lần, khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần.
– Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ tiếp tục bổ sung các loại vitamin C, K, canxi khoáng chất cho trẻ để các răng được phát triển cứng chắc và hoàn thiện. Để hạn chế tình trạng sâu răng, chúng ta hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ có ga như bánh, kẹo, kem, nước ngọt…
Cho con ăn trong giai đoạn đầu mọc răng có lẽ là thử thách khó khăn của nhiều gia đình. Lúc này trẻ thường quấy khóc, chán ăn, mất ngủ, tiêu chảy, sốt cao, mẩn ngứa nên có đến 90% là bỏ bữa, ghét ăn. Vậy cha mẹ nên làm gì?
Dưới đây là những kinh nghiệm “dụ dỗ” trẻ ăn hiệu quả khi mọc răng:
– Không cần bắt ép, dọa nạt trẻ ăn nhiều trong mỗi bữa. Thay vì 3-4 bữa hãy chia nhỏ các bữa ăn của trẻ trong ngày thành 6-8 lần. Mỗi lần cách nhau khoảng 1, 5 đến 2 giờ.
– Với các bữa ăn mặn, hãy cho trẻ ăn đồ ăn loãng, dễ nuốt như cháo, canh hầm, súp. Món ăn nên trang trí đa màu sắc, nhìn bắt mắt để trẻ thích thú hơn. Đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ chất xơ trong rau để hạn chế tình trạng táo bón.
– Với bữa phụ, cho trẻ uống nước ép trái cây. Đặc biệt là nước trái cây để lạnh. Bởi nước lạnh giúp gây tê hàm nhẹ, trẻ sẽ thấy bớt đau nhức hàm hơn rất nhiều. Những loại nước nên cho trẻ uống: nước ép táo, nước ép cam, nước ép đu đủ…
– Trẻ thích ăn món ăn gì cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn món đó nhiều hơn, miễn là không phải những món ăn bị cấm như món cay, ngọt, cứng.
– “Cấm tiệt” trẻ đụng chạm vào những món ăn nhiều vi khuẩn sống như tiết canh, gỏi, đồ xông khói, đồ bẩn, rau sống. Cơ địa trẻ còn non nên dễ nhạy cảm, những món ăn trên có thể làm vi khuẩn trú ngụ trong miệng và sinh ra tình trạng viêm nhiễm nha chu.
– Cha mẹ rèn thói quen tập thể dục cho trẻ mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng. Trẻ chỉ cần tập thể dục từ 10-15 phút mỗi ngày là đủ duy trì sức khỏe, tăng sự năng động.
Trên đây nha sĩ đã chia sẻ cho cha mẹ những giai đoạn mọc răng của trẻ và kiến thức chăm sóc con trong thời gian mọc răng đầu đời. Nếu trẻ bỏ ăn trong nhiều ngày kèm triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, chảy máu răng cha mẹ cần cho trẻ đến ngay nha khoa gần nhất để xử lý.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×