Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Lấy cao răng có bị HIV không? Cách phòng tránh lây nhiễm

Lấy cao răng là phương pháp nha khoa đơn giản giúp làm vệ sinh răng miệng và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nhiều người vẫn e ngại việc đến nha khoa lấy cao răng và lo lắng về việc dụng cụ lấy cao răng có thế lây nhiễm bệnh. Vậy lấy cao răng có bị HIV không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Vi rút HIV lây truyền qua đường nào?

Theo Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. HIV có thể lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

– Lây truyền qua đường máu: HIV có thể lây qua máu và các chế phẩm của máu nhiễm HIV thông qua: dùng chung bơm kim tiêm, nhất là người tiêm chích ma túy hoặc các dụng cụ y tế có máu của người nhiễm HIV mà không khử khuẩn, tiệt trùng đúng cách; dùng chung dao cạo, kim châm cứu, kim xăm trổ;… có vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV.

– Lây truyền từ mẹ sang con: Virus HIV có thể xâm nhập vào trong cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường: lây qua nhau thai khi mang thai; lây qua dịch âm đạo, nước ối, hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ; lây qua sữa mẹ.

– Lây qua đường tình dục: Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh. Virus có thể xâm nhập vào cơ qua vết loét ở miệng hoặc vết rách nhỏ ở trực tràng hoặc vùng kín khi sinh hoạt tình dục.

Con đường lây nhiễm HIV

Con đường lây nhiễm HIV

2. Lấy cao răng có bị nhiễm HIV không?

Lấy cao răng là phương pháp mà bác sĩ sẽ dùng đầu mũi máy lấy cao để tác động vào các mảng bám làm chúng bong ra. Nếu trong quá trình thực hiện, do cao răng quá nhiều cần phải tác động mạnh, hoặc do các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi mà có thể làm chảy máu chân răng.

Nếu máu dính vào các dụng cụ lấy cao răng mà không được vệ sinh bằng phương pháp vô trùng theo tiêu chuẩn Bộ Y tế thì nguy cơ lây nhiễm HIV là có thể xảy ra.

Phần lớn chúng ta đều mắc phải những bệnh có thể lây qua nước bọt, đường máu hay hô hấp. Do đó mà các bác sĩ đều phải đeo găng tay y tế và khẩu trang và để đảm bảo an toàn. Những đồ dùng này cũng cần được thay mới sau mỗi lần dùng để tránh lây nhiễm.

Lấy cao răng có bị HIV không

Lấy cao răng có bị nhiễm HIV không

3. Cách phòng tránh lây nhiễm HIV khi lấy cao răng

Lấy cao răng có bị lây nhiễm HIV hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở nha khoa. Nếu cơ sở uy tín, việc lấy cao răng được an toàn, đúng cách sẽ không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.

Để phòng tránh lây nhiễm HIV khi thăm khám và lấy cao răng, các phòng khám nha khoa cần đảm bảo các yếu tố về vô trùng như sau:

– Các dụng cụ như ly, khẩu trang, ống hút, chổi đánh bóng, kim phẫu thuật, kim chích, cọ quẹt bond, dao phẫu thuật, găng tay,… đều sử dụng 1 lần duy nhất.

– Dụng cụ như mũi khoan, trâm nội nha, đầu máy đo chiều dài ống tủy,… sẽ được đưa vào máy rung siêu âm với dung dịch có Hexanios, phù hợp với các tiêu chuẩn Châu Âu, giúp diệt các virus, nấm, vi khuẩn lao, HIV, viêm gan B,… sau đó đưa vào lò hấp autoclave để tiệt trùng.

– Các bác sĩ phải rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước khử trùng có chất diệt khuẩn.

– Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, khẩu trang, găng tay, kính cá nhân.

– Tất cả các loại khăn và đồng phục sau khi dùng phải đem giặt và khử trùng đúng quy định.

– Sau khi ho, hắt hơi cần phải xử lý ngay ở vị trí đó.

– Phân loại và xử lý rác thải y tế phù hợp.

Phòng tránh lây nhiễm HIV khi lấy cao răng

Phòng tránh lây nhiễm HIV khi lấy cao răng

4. Răng của người nhiễm HIV sẽ như thế nào?

Khoảng 30 – 40% người nhiễm HIV bị khô miệng bởi sự thâm nhiễm tế bào CD8 trong tuyến nước bọt lớn hoặc do tác dụng phụ của các thuốc ART như didanosine. Đây là nguyên nhân gây sâu răng ở người bị nhiễm HIV.

Những thay đổi về chất và lượng của nước bọt làm giảm khả năng kháng khuẩn, gây sâu răng và viêm nha chu. Người nhiễm HIV do nghiện ma túy hoặc sử dụng methamphetamine có nguy cơ bị sâu răng do khô miệng, nhu cầu ăn đường cao và vệ sinh răng miệng kém.

Răng của người nhiễm HIV

Răng của người nhiễm HIV

5. Lấy cao răng có bị lây nhiễm bệnh không?

Trên thực tế, lấy cao răng nếu không thực hiện đúng cách có thể lây một số bệnh truyền nhiễm qua đường máu và nước bọt. Tuy nhiên trường hợp hầu như không xảy ra.

Vấn đề đảm bảo vệ sinh, quy định về an toàn là điều kiện bắt buộc cần được tuân thủ đối với mỗi nha khoa. Bất kì cơ sở nào không đảm bảo được điều này đều không được cấp phép hoạt động.

Ngoài ra, vấn đề y đức của một người bác sĩ luôn được đề cao. Mọi bác sĩ hành nghề đều mong muốn bệnh nhân có sức khỏe tốt nhất. Mỗi dụng cụ sử dụng trong nha khoa đều được đảm bảo vô trùng tuyệt đối, không thể xảy ra bất kỳ sai sót nào.

Lấy cao răng có bị lây nhiễm bệnh không

Lấy cao răng có bị lây nhiễm bệnh không

6. Người bị HIV có nhổ răng được không?

Đối với các trường hợp nhổ răng thông thường, bệnh nhân khỏe mạnh thì việc nhổ răng là rất đơn giản, không cần thiết phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, đối với việc nhổ răng khôn thì cần thăm khám cẩn thận, phải cho bệnh nhân làm xét nghiệm máu trước khi nhổ răng. Xét nghiệm máu bao gồm các bệnh về máu, tim mạch, bệnh lao, bệnh thần kinh, bệnh đái tháo đường và các bệnh lây nhiễm như gan B, giang mai, HIV,…

Nếu bệnh nhân đang bị các bệnh lý toàn thân, bệnh tim mạch bệnh mãn tính giai đoạn cuối, bệnh nhân đang mắc AIDS thì không thể thực hiện nhổ răng.

7. Người bị HIV có niềng răng được không?

Tình trạng HIV không hoàn toàn cản trở việc niềng răng, nhưng quá trình niềng răng cho người bị HIV cần được thực hiện cẩn thận và chặt chẽ hơn so với người không bị HIV. Bạn cần thông báo cho nha sĩ rằng mình đã bị nhiễm HIV. Bác sĩ cần biết về tình trạng này để có kế hoạch chăm sóc và ngăn ngừa lây nhiễm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc cho bạn về lấy cao răng có bị HIV không. Để đảm bảo an toàn khi đi lấy cao răng, bạn cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng. Các cơ sở nha khoa tốt, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại đảm bảo vô trùng sẽ đảm bảo cho việc lấy cao răng được an toàn, đúng cách và không lây nhiễm bệnh tật.

Hiển thị nguồn

Báo Tuổi Trẻ: “Lây nhiễm trong nha khoa, chuyện không nhỏ”

Sở Y tế TPHCM: “Con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh”

Diễn Đàn HIV/AIDS: “Cho em hỏi cạo vôi răng có nguy cơ nhiễm HIV?”

Euronda: “HIV transmission in dental practices”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề lấy cao răng
Giải đáp: Dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không

Giải đáp: Dùng chung bàn chải đánh răng có lây HIV không

HIV rất nguy hiểm, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, mọi người đều rất lo lắng sẽ bị lây nhiễm,

Ngày 06/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Có nên lấy cao răng không, 5 lợi ích khi lấy cao răng

Có nên lấy cao răng không, 5 lợi ích khi lấy cao răng

Cao răng là những mảng bám đã bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Vậy có nên lấy cao răng không? Lấy cao răng đem

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Lấy cao răng có làm trắng răng không? Làm cùng lúc được ko?

Lấy cao răng có làm trắng răng không? Làm cùng lúc được ko?

Lấy cao răng giúp loại bỏ những mảng bám vàng, nâu trên răng. Chính vì vậy, lấy cao răng có làm trắng răng không khiến khá nhiều người

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Lấy cao răng mất Bao Lâu? Rút ngắn thời gian tại Nha Khoa Paris

Lấy cao răng mất Bao Lâu? Rút ngắn thời gian tại Nha Khoa Paris

Thời gian lấy cao răng mất bao lâu là câu hỏi nhiều khách hàng băn khoăn. Bởi vôi răng thường bám rất cứng vào thân răng, vì vậy nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Lấy cao răng ở Đà Nẵng có tốt không? Giải đáp bởi chuyên gia

Lấy cao răng ở Đà Nẵng có tốt không? Giải đáp bởi chuyên gia

1/ Lấy cao răng ở Đà Nẵng có tốt không?2/ Địa chỉ nào lấy cao răng uy tín ở Đà Nẵng? 1/ Lấy cao răng ở Đà Nẵng có tốt không? Đa phần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại và cách điều trị triệt để

Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại và cách điều trị triệt để

Cao răng huyết thanh (Vôi răng dưới nướu) là một thuật ngữ dùng để chỉ những mảng bám trên răng rất khó làm sạch bằng phương pháp thông

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam