Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nướu răng đỏ, sưng đau cảnh báo điều gì? Cách xử lý nhanh chóng

Răng miệng là bộ phận quan trọng của cơ thể, kết nối với nhiều dây thần kinh trung ương và tham gia vào hoạt động nạp năng lượng hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người vẫn không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng gây tình trạng nướu răng đỏ. Vậy nguyên nhân nướu răng bị đỏ là gì và điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn.

1. Hình ảnh nướu răng đỏ

Nướu răng đỏ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng và thường đi kèm với các triệu chứng khác như chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Những hình ảnh nướu đỏ sau đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn:

nướu răng đỏ

Nướu răng bị đỏ làm giảm tự tin khi cười

Mảng bám răng làm nướu răng bị đỏ

Mảng bám răng làm nướu răng bị đỏ

Nướu sưng đỏ cả hàm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nướu sưng đỏ cả hàm cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nướu răng sưng đỏ kèm theo chảy máu

Nướu răng sưng đỏ kèm theo chảy máu

2. Nguyên nhân làm nướu răng đỏ

Tình trạng nướu răng bị đỏ có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan như: đánh răng sai cách, nhiệt miệng, bọc răng sứ, vệ sinh răng miệng kém, viêm nướu, thay đổi nội tiết tố.

2.1. Đánh răng sai cách

Nhiều người có thói quen đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, chải theo chiều ngang hoặc chải quá nhiều lần trong ngày dễ tác động đến nướu, làm nướu tổn thương và sưng đỏ, dễ chảy máu.

Dù bạn đánh răng bằng tay hay dùng bàn chải điện thì vẫn cần lựa chọn bàn chải có lông mềm. Bởi bàn chải lông cứng dễ làm hỏng men răng, khiến nướu sưng tấy.

Ngoài ra, sử dụng tăm và dùng chỉ nha khoa sai cách cũng là nguyên nhân gây xước nướu, làm to lỗ chân răng khiến thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào và làm chảy máu nướu răng.

Đánh răng quá mạnh làm nướu tổn thương

Đánh răng quá mạnh làm nướu tổn thương

2.2. Nhiệt miệng

Nhiệt miệng cũng là nguyên nhân khiến nướu răng đau và đỏ. Khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống quá nóng, bạn có thể cảm nhận được nướu răng sưng to và đỏ lên. Nhiệt độ cao có thể gây tổn thương cho mô nướu mềm và gây viêm nướu tạm thời.

2.3. Bọc răng sứ

Thông thường phần nướu xung quanh cổ răng sẽ bám chặt vào chân răng và tạo hàng rào bảo vệ. Hàng rào này sẽ ngăn không cho vi khuẩn và thức ăn tác động được vào vùng mô mềm phía dưới.

Nếu bác sĩ thực hiện bọc răng sứ có tay nghề kém hoặc làm sai kỹ thuật, mài răng quá sâu vào trong lợi sẽ làm khoảng sinh học của răng bị phá vỡ. Qua đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu. Thậm chí còn có thể phá hủy tổ chức quanh răng, làm chảy máu chân răng, răng đau nhức, hôi miệng.

2.4. Vệ sinh răng miệng kém

Nguyên nhân phổ biến làm nướu bị đỏ là do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám tích tụ giữa nướu và răng. Khi đánh răng không kỹ hoặc lười đánh răng, các mảng bám sẽ đọng lại tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu, vi khuẩn sẽ phát triển gây viêm nướu.

2.5. Viêm nướu

Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm nướu đó là viền nướu bị đỏ. Nướu không bám chặt vào chân răng, khi đánh răng dễ bị chảy máu chân răng. Viêm nướu cần được điều trị ngay khi phát hiện, để lâu sẽ biến chứng thành viêm nha chu, có thể gây mất răng vĩnh viễn.

Khi thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần phải cảnh giác:

– Nướu răng đỏ, sưng đau và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc ăn đồ cứng

– Tụt nướu, nướu không bám chặt vào chân răng

– Dù đã vệ sinh răng miệng nhưng vẫn có mùi hôi miệng khó chịu

– Răng có dấu hiệu lung lay như sắp tự rụng

2.6. Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi lượng hormone progesterone và estrogen ở nữ giới trong một số độ tuổi cũng có thể là nguyên nhân làm nướu răng đỏ. Những giai đoạn thay đổi hormone bất thường:

– Tuổi dậy thì: lượng hormone thường có xu hướng tăng mạnh khiến lượng máu đến bề mặt nướu cũng tăng theo, làm nướu răng bị đỏ và sưng tức

– Sắp đến kỳ kinh nguyệt: đây cũng là thời điểm hormone ở nữ giới tăng cao, kích thích tuần hoàn máu và làm các vùng niêm mạc dễ sưng tấy

– Tiền mãn kinh: hormone thay đổi thất thường ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng khiến cho niêm mạc miệng khô, nướu nhạy cảm, dễ sưng đỏ và chảy máu

– Mang thai: viêm nướu thai kỳ thường kéo dài từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8 của thai kỳ

Viêm nướu thai kỳ

Viêm nướu thai kỳ

3. Nướu răng đỏ là dấu hiệu của bệnh gì

Nướu răng đỏ, dễ chảy máu là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm lợi và viêm nha chu:

– Viêm lợi:

Đây là bệnh lý thường gặp khi chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng chưa khoa học. Viêm lợi ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của người bệnh. Trong đó, nướu răng sưng đỏ kèm theo chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh lý này.

– Viêm nha chu:

Lợi sưng đỏ là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nha chu. Nếu viêm lợi không điều trị dứt điểm thì tất yếu dẫn đến viêm nha chu. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà người bệnh có thể phải đối mặt khi bị viêm nha chu là nguy cơ mất răng rất cao.

4. Biện pháp điều trị nướu răng đỏ

Nướu răng bị đỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Một số phương pháp điều trị giúp làm giảm sưng đỏ nướu răng nhanh chóng như: lấy cao răng, vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao và thư giãn.

4.1. Lấy cao răng

Hầu hết các vấn đề về răng miệng đều xuất phát từ các mảng bám cứng đầu quanh chân răng. Vì thế, khi nướu răng bị đỏ thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là lấy cao răng. Quá trình lấy cao răng chỉ mất 20 – 30 phút, giúp làm sạch hoàn toàn mảng bám mà không gây đau đớn cho người bệnh.

Lấy cao răng

Lấy cao răng

4.2. Vệ sinh răng miệng

Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ hết các thức ăn thừa trong kẽ răng, tránh cho vi khuẩn sinh sôi.

Khi đánh răng cũng cần di chuyển bàn chải đúng cách, nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu răng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước nước súc miệng sau khi đánh răng để đánh bay những vi khuẩn sót lại trong miệng.

Dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng bị đóng thức ăn mà không thể làm sạch bằng bàn chải.

4.3. Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, bao gồm sức khỏe nướu.

Đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng và vitamin trong bữa ăn hàng ngày vì thiếu chất cũng khiến nướu bị đỏ. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và probiotic giúp ngăn ngừa mảng bám, bảo vệ mô nướu khỏe mạnh.

Đồng thời nên uống nhiều nước và không sử dụng các thực phẩm quá lạnh, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều axit như giấm, nước có gas, me,… Thức ăn từ đường và tinh bột tạo thành mảng bám làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu, viêm nướu. Vì thế bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng và vitamin

Đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng và vitamin

4.4. Tập luyện thể thao và thư giãn

Căng thẳng và mệt mỏi có thể làm tăng hormone trong cơ thể, qua đó dẫn đến tình trạng nướu răng sưng đỏ. Hơn nữa, hormone gia tăng có thể gây ra các phản ứng viêm ở các bộ phận khác của cơ thể.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng bạn cần thường xuyên luyện tập nâng cao sức đề kháng. Cần giải tỏa những áp lực cuộc sống, áp lực công việc để có một cơ thể thoải mái, khỏe mạnh.

Nướu răng đỏ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý không thể xem thường được. Thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị và phòng ngừa để hạn chế viêm nhiễm này xảy ra. Nếu thấy dấu hiệu bất thường phải nhanh chóng đến thăm khám tại các nha khoa uy tín.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Nướu răng bị đỏ, sưng đau kéo dài cảnh báo điều gì?”

Texas Periodontal Associates: “Caring for Red and Swollen Gums”

Pickett Family Dental: “Red Swollen Gums: What Does It Mean?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và xương ổ răng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong khoang miệng. Vậy cụ thể nướu răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Tại sao viêm họng mãi không khỏi và cách khắc phục

Viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh lý trên chỉ kéo dài trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương