Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau: Nguyên nhân và cách xử lý

“Chào bác sĩ, tôi mới nhổ răng khôn được 5 ngày vẫn uống thuốc theo toa. Nhưng đến nay vẫn cảm thấy đau, má hơi sưng nhẹ. Vậy các triệu chứng trên có nguy hiểm gì hay không? Làm thế nào để khắc phục? Mong bác sĩ giải đáp,” chị Hằng (36 tuổi – Thanh Hóa), chia sẻ.

Nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau có thể do chấn thương mô mềm, nhiễm trùng vết thương, ảnh hưởng dây thần kinh, viêm ổ răng khô,… Đây đều là biến chứng nguy hiểm nên không được tự ý chữa hoặc uống thuốc tại nhà. Thay vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý, tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân đau kéo dài sau khi nhổ răng khôn

Tình trạng đau kéo dài sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: viêm nhiễm nhẹ sau khi nhổ răng; quá trình lành vết thương chậm; vị trí, độ phức tạp của răng khôn và việc chăm sóc sau khi nhổ răng khôn chưa đúng cách (1).

1.1. Viêm nhiễm nhẹ sau khi nhổ răng

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn là biến chứng phổ biến, xảy ra do các nguyên nhân như:

– Dụng cụ nhổ răng không được khử khuẩn kỹ lưỡng và vệ sinh răng miệng không được thực hiện tốt trước khi nhổ răng

– Tay nghề bác sĩ không đảm bảo, quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật

– Chế độ ăn uống không hợp lý sau khi nhổ răng, gây tổn thương và nhiễm trùng vết khâu ở vùng nướu

– Vận động mạnh hoặc duy trì các thói quen xấu như cắn móng tay, sử dụng ống hút và tiêu thụ chất kích thích, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.

Đau sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện của nhiễm trùng

Đau sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện của nhiễm trùng

1.2. Quá trình lành vết thương chậm

Mỗi người có tốc độ lành vết thương khác nhau. Người có cơ địa không tốt sẽ có thời gian lành vết thương lâu hơn, dẫn đến cảm giác đau kéo dài. Các yếu tố như tình trạng sức khỏe tổng quát, dinh dưỡng và mức độ chăm sóc sau nhổ răng đều ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

1.3. Vị trí và độ phức tạp của răng khôn

Răng khôn mọc ở vị trí phức tạp, nằm sâu trong xương hàm hoặc có hình dạng bất thường, cũng là một yếu tố khiến vết thương sau khi nhổ răng khó lành hơn và gây đau lâu dài. Các ca nhổ răng khôn có độ phức tạp cao thường cần thời gian hồi phục dài hơn.

1.4. Việc chăm sóc sau khi nhổ răng chưa đúng cách

Nếu việc chăm sóc không đúng cách, chẳng hạn như không giữ vệ sinh vùng nhổ răng, ăn uống không hợp lý hoặc không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, có thể dẫn đến tình trạng đau kéo dài.

2. Các dấu hiệu cần chú ý

Những dấu hiệu cần lưu ý về tình trạng đau sau khi nhổ răng: mức độ và tần suất của cơn đau, sưng tấy và tần suất của cơn đau, mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng, sốt hoặc cảm thấy không khỏe (2).

2.1. Mức độ và tần suất của cơn đau

Cơn đau sau khi nhổ răng khôn là tình trạng bình thường, nhưng nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần và không giảm, có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Đau nhức liên tục, không thuyên giảm hoặc đau dữ dội trở lại sau khi đã giảm có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc viêm ổ răng khô. Nếu bạn phải dùng nhiều thuốc giảm đau hơn hoặc không thấy hiệu quả từ thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

2.2. Sưng tấy và đỏ xung quanh khu vực nhổ răng

Tình trạng sưng nhẹ sau khi nhổ răng thường xảy ra, nhưng nếu khu vực nhổ răng tiếp tục sưng hoặc trở nên đỏ và nóng, có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm. Có thể xuất hiện mủ ở vùng bị nhiễm, gây đau và khó chịu. Để tránh tình trạng này, hãy tuân thủ các hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc răng miệng từ bác sĩ.

2.3. Mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng

Nếu bạn cảm nhận được mùi hôi khó chịu hoặc vị đắng trong miệng, đặc biệt là từ khu vực nhổ răng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Mùi hôi thường kèm theo mủ hoặc thức ăn kẹt trong vết thương. Điều này sẽ dẫn đến viêm ổ răng khô, tình trạng đau đớn và cần được điều trị ngay.

2.4. Sốt hoặc cảm thấy không khỏe

Sốt sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện của nhiễm trùng lan rộng. Nếu cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, hoặc có triệu chứng giống cảm cúm kèm theo sốt, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Sốt cao kéo dài hoặc kèm theo đau dữ dội có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu, tình trạng nguy hiểm cần được xử lý khẩn cấp.

Sốt sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện của nhiễm trùng lan rộng

Sốt sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện của nhiễm trùng lan rộng

3. Nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau

Nếu gặp phải tình trạng đau kéo dài sau 5 ngày nhổ răng khôn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm đau và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn (3):

– Liên hệ với bác sĩ: bạn nên liên hệ với bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng đau kéo dài. Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nếu cần thiết

– Tuân thủ chăm sóc sau nhổ răng: hãy chắc chắn rằng bạn đã thực hiện đúng các hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng, bao gồm việc súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, tránh ăn các thực phẩm cứng, nóng hoặc cay và duy trì vệ sinh răng miệng tốt

– Chườm lạnh: sử dụng túi đá hoặc túi chườm lạnh để giảm sưng và đau. Bạn có thể chườm lạnh khoảng 20 phút mỗi lần, vài lần trong ngày

– Nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh: hãy cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất mạnh để không làm tổn thương thêm vết thương

– Ăn uống nhẹ nhàng: chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt và không gây kích ứng vết thương như súp, cháo, hoặc sinh tố

Trong trường hợp đau kéo dài sau 5 ngày, giống như trường hợp của chị Hằng, cần phải thăm khám lại để kiểm tra tình trạng vết thương và xử lý kịp thời.

Chị Hằng đã tìm đến Nha khoa Paris, bác sĩ đã kiểm tra và xử lý tình trạng của chị. Sau khi được điều trị đúng cách, cơn đau của chị đã giảm đi rõ rệt.

Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt sau nhổ răng

Ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt sau nhổ răng

4. Tại sao nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau

Nếu cơn đau sau nhổ răng khôn kéo dài 1 tháng thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng sau: nhiễm trùng, ảnh hưởng dây thần kinh, tổn thương mô mềm, viêm ổ răng khô hoặc nhổ sót chân răng.

4.1. Nhiễm trùng

Vết thương sau khi nhổ răng khôn sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn gây hại xâm nhập. Đặc biệt, nếu môi trường nhổ răng không được vô khuẩn thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng còn có các triệu chứng điển hình như hôi miệng, khó nuốt thức ăn, chảy mủ vết thương,… Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn. Thậm chí, bạn còn có thể bị nhiễm trùng máu nếu như không điều trị sớm.

4.2. Ảnh hưởng dây thần kinh

Chân răng khôn nằm rất gần các dây thần kinh quan trọng. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm và không có trình độ chuyên môn thì rất dễ ảnh hưởng tới các dây thần kinh bên dưới răng.

Điều đó không chỉ làm tê lưỡi, cằm, nướu mà còn gây đau nhức kéo dài và khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp và ăn uống hàng ngày.

4.3. Tổn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm cũng là một biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn khiến cho cơn đau kéo dài nhiều ngày. Trong đó, vùng má, vòm miệng, sàn miệng,… là vùng dễ bị tổn thương nhất.

Tình trạng đau nhức do tổn thương mô mềm có thể kéo dài 1 tuần, vài tuần hoặc 1 tháng. Cơn đau thường xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm, thậm chí còn có thể lan sang những khu vực lân cận như má, hàm, khớp thái dương,…

Cơn đau khi chấn thương mô mềm có thể lan sang má, hàm...

Cơn đau khi chấn thương mô mềm có thể lan sang má, hàm

4.4. Viêm ổ răng khô

Đây là biến chứng thường xảy ra khi cục máu đông tại vị trí nhổ răng không hình thành, biến dạng hoặc tan trước khi vết thương lành lại. Viêm ổ răng khô có các dấu hiệu điển hình như đau nhức dữ dội, lộ xương hàm ở vị trí nhổ răng, miệng có mùi hôi,… (4)

Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn đau do viêm ổ răng khô

Biến chứng viêm ổ răng khô

4.5. Nhổ sót chân răng

Biến chứng nhổ sót chân răng thường xảy ra do chân răng dị dạng, bác sĩ nhổ răng sai kỹ thuật và không kiểm tra lại sau khi nhổ. Khi gặp phải trường hợp trên, cơn đau nhức ở vị trí nhổ răng sẽ ở mức độ nghiêm trọng và thường xuyên xuất hiện. Thậm chí, vết nhổ còn bị sưng tấy, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.

5. Nhổ răng khôn 1 tháng vẫn bị đau có nguy hiểm không

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, đau nhức kéo dài 1 tháng sau khi nhổ răng khôn rất nguy hiểm. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng, viêm ổ răng khô, sót chân răng, chấn thương mô mềm xung quanh răng,…

Tình trạng đau nhức càng kéo dài thì càng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cùng với sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, tính mạng của bạn còn có thể bị đe dọa.

6. Cách xử lý khi nhổ răng khôn bị đau nhức kéo dài

Tất cả các biến chứng khiến cho vết nhổ răng khôn đau nhức kéo dài đều không thể tự xử lý dứt điểm tại nhà. Thay vì thế, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng vết thương.

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị tối ưu để tránh biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bạn chữa trị càng sớm thì thời gian hồi phục sẽ càng nhanh.

7. Lưu ý để quá trình nhổ răng khôn diễn ra suôn sẻ, an toàn

Để ngăn chặn những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau: chọn cơ sở uy tín, chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám đúng hẹn.

7.1. Chọn cơ sở uy tín

Quá trình nhổ răng khôn chỉ an toàn nếu như bạn thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín. Do đó, khi lựa chọn cơ sở nha khoa, bạn nên cân nhắc theo những tiêu chí sau:

– Có giấy phép hoạt động được cấp bởi bởi Bộ/Sở Y tế

– Quy tụ đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn

– Trang thiết bị và công nghệ tiên tiến hàng đầu, giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ

– Quy trình nhổ răng khoa học, bài bản và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế

– Phòng nhổ răng khôn vô khuẩn tuyệt đối

– Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nhổ răng được khử khuẩn theo quy trình khép kín

– Được nhiều khách hàng phản hồi tích cực về chất lượng của dịch vụ

nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau

Cơ sở nha khoa uy tín cần có bác sĩ giỏi

7.2. Chế độ ăn uống khoa học

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học để vết thương mau chóng hồi phục, cụ thể như sau:

– Ăn thực phẩm ở dạng mềm, lỏng trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn để tránh phải dùng quá nhiều lực nhai

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá,… để bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất để vết thương mau chóng hồi phục

– Tránh những loại thực phẩm quá cứng, dai như các loại hạt, gân bò, kẹo lạc, mía,… Bởi quá trình ăn nhai thực phẩm trên có thể tác động tới vết nhổ và gây đau nhức kéo dài

– Không ăn những loại thực phẩm giòn, có nhiều mảnh vụn như bánh quy, đồ chiên,… bởi các mảnh vụn có thể mắc lại ở trong vết thương

– Không dùng thực phẩm có tính cay, nóng. Chúng có thể làm cho vết thương bị kích ứng và làm chậm quá trình liền vết thương

– Tuyệt đối không được sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Chúng sẽ khiến vết thương lâu hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng

7.3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Vết thương hở trong khoang miệng sau khi nhổ răng khôn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Do đó, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.

Trong ngày đầu tiên, hãy súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm. Việc dùng nước muối, khạc nhổ mạnh hoặc chải răng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông và gây đau nhức kéo dài.

Sang ngày thứ 2, có thể chải răng bằng bàn chải lông mềm nhưng cần tránh vị trí nhổ răng. Khi đánh răng, bạn nên chải theo chiều dọc hoặc đường tròn để không gây hại tới nướu và men răng.

Nếu có cặn thức ăn giắt lại trong kẽ răng, bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch. Ngoài ra, bạn đừng quên súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày nhằm loại bỏ toàn bộ mảng bám, cặn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.

nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau

Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm

7.4. Tái khám đúng hẹn

Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên tới nha khoa tái khám theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn. Các bác sĩ đã sẽ thăm khám tình trạng răng miệng và kiểm tra khả năng hồi phục vết thương. Bên cạnh đó, nếu như bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào như đau nhức, chảy máu kéo dài,… thì cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý sớm.

Nhổ răng khôn 5 ngày vẫn đau báo hiệu bạn đang gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Trải nghiệm của chị Hằng là một ví dụ điển hình cho thấy tầm quan trọng của việc chọn đúng cơ sở nha khoa và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng. Nếu gặp phải tình trạng đau kéo dài sau khi nhổ răng khôn, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Paris để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ