Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Góc giải đáp: Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không

Bạn có thể uống thuốc giảm đau để giảm nhanh tình trạng đau nhức do các tác động trong quá trình niềng răng. Nhưng điều quan trọng nhất là phải uống đúng loại, dùng đúng liều lượng. Vậy nên, niềng răng có được uống thuốc giảm đau không thì đáp án là CÓ.

1. Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không

Theo bác sĩ nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, bạn hoàn toàn có thể uống thuốc giảm đau khi niềng răng để xoa dịu các cơn đau, cảm giác khó chịu một cách nhanh chóng với hiệu quả cao.

Tuy nhiên, đối với vấn đề uống thuốc giảm đau cần thực hiện theo đúng chỉ định, đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau khi niềng răng, như vậy sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không

Niềng răng vẫn uống được thuốc giảm đau

2. Niềng răng bị đau uống thuốc gì

Trong trường hợp bạn bị đau khi niềng răng, bác sĩ thường sẽ kê đơn cho bạn sử dụng Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin, Benzocain hoặc viên sủi Efferalgan để giảm đau. Đây là những loại thuốc có tác dụng giảm đau đặc hiệu. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau này sau khi nhổ răng hoặc trong quá trình cấy vít khi niềng răng.

+ Thuốc Ibuprofen:

Đây là thuốc thuộc vào nhóm kháng viêm không steroid. Thuốc sẽ làm hạn chế tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó giảm tính cảm nhận với các tác nhân gây đau của dây thần kinh cảm giác. Do đó, Ibuprofen thường được bác sĩ sử dụng để cải thiện những cơn đau từ nhẹ đến vừa trong quá trình chỉnh nha.

– Liều dùng: Uống 200 – 400mg sau mỗi 4 – 6 giờ

– Tác dụng phụ: Khó thở, tăng cân nhanh chóng, buồn nôn…

+ Thuốc Acetaminophen:

Thuốc Acetaminophen cũng thường được sử dụng trong trường hợp đau từ nhẹ đến vừa khi niềng răng. Thuốc không gây tác dụng phụ đến đường ruột, dạ dày như nhóm kháng viêm không steroid nhưng lại không làm giảm sưng, viêm.

– Liều dùng: Uống 1 – 2 viên/lần, cách nhau 4 – 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ…

+ Thuốc Aspirin:

Là thuốc nằm trong nhóm chống viêm không steroid, Aspirin vừa hỗ trợ giảm đau nhức đồng thời chống viêm hiệu quả. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu như bạn uống ngay khi có biểu hiện đau nhức, sưng tấy,

– Liều dùng: Uống 300-650 mg đường uống, cách nhau 4 – 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Khó thở, phát ban, đau dạ dày…

+ Thuốc Benzocain:

Thành phần chính của thuốc Benzocain là hợp chất Benzocain. Đây là chất thuộc nhóm gây tê cục bộ ở dạng dạng ester. Do đó, thuốc Benzocain cũng được các bác sĩ nha khoa chỉ định dành cho những trường hợp đau nhức khi cắm minivis hoặc sau nhổ răng.

– Liều dùng: Sử dụng thuốc Benzocaine ở dạng dung dịch 2,5 – 20% khi cần.

– Tác dụng phụ: Nhịp tim chậm, phát ban…

+ Viên sủi Efferalgan:

Viên sủi Efferalgan là thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol. Thuốc được điều chế ở dạng viên sủi nên được hấp thụ nhanh chóng vào máu, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.

– Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên Efferalgan 500mg mỗi 4 – 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Chán ăn, tiêu chảy, đau dạ dày…

3. Niềng răng dùng thuốc giảm đau có tốt không

Theo bác sĩ Hiền, việc sử dụng thuốc giảm đau khi niềng răng chỉ có hiệu quả khi tuân thủ đúng cách sử dụng và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bạn tự ý mua thuốc giảm đau và sử dụng nó mà không tuân theo liều lượng được chỉ định, có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Niềng răng dùng thuốc giảm đau có tốt không

Cần đảm bảo uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ

4. Tham khảo một số cách giảm đau khi niềng răng

Ngoài cách uống thuốc, bạn có giảm đau khi niềng răng bằng rất nhiều giải pháp khác nhau như chườm nóng, ăn đồ mềm – miếng nhỏ, dùng sáp nha khoa

4.1. Giảm đau nhanh bằng cách chườm túi nóng

Chườm nóng có tác dụng giảm đau khi niềng răng trong trường hợp bạn bị đau ở vùng nướu hoặc xung quanh hàm rất hiệu quả.

Để giảm đau, bạn hãy sử dụng túi chườm nóng hoặc dùng một chiếc khăn sạch được nhúng nước nóng chườm lên vị trí đang bị ảnh hưởng. Hãy lưu ý về nhiệt độ nếu như không muốn làn da của bạn bị tổn thương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các miếng dán chườm nóng được bán ở tiệm thuốc rất nhiều.

Sau khi chườm khoảng 5 – 7 phút, bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức, khó chịu được cải thiện một cách đáng kể.

Giảm đau nhanh bằng cách chườm túi nóng

Giảm đau nhanh bằng cách chườm túi nóng

4.2. Ăn các đồ mềm, miếng nhỏ

Trong quá trình chỉnh nha, răng của chúng ta phải chịu lực siết lớn từ các khí cụ niềng răng nên sẽ nhạy cảm hơn mức bình thường.

Để tránh tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng, bạn cần hạn chế ăn các món quá cứng, dai. Chưa kể, việc ăn đồ quá cứng, quá dai còn có thể làm răng di chuyển sai vị trí.

Thay vào đó, bạn nên ưu tiên ăn các món mềm như súp, cháo, khoai tây nghiền, đồ hầm… vừa dễ hấp thụ chất dinh dưỡng vừa đỡ bị đau nhức răng hơn.

Ngoài ra, bạn nên cắt nhỏ thức ăn hoặc băm nhuyễn khi chế biến để hạn chế việc cơ hàm phải hoạt động quá nhiều dẫn đến đau nhức.

4.3. Chải răng thật nhẹ nhàng, sạch sẽ

Vì răng của bạn đang nhạy cảm, đau nhức nên khi chải răng cần chú ý là chải một cách nhẹ nhàng nhưng thật kỹ lưỡng để giữ gìn răng miệng thật sạch sẽ.

Việc xuất hiện các khí cụ trên răng và nhất là các khí cụ cố định như mắc cài, dây cung sẽ làm cho hoạt động vệ sinh răng miệng của bạn trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, bạn cần chải răng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng mỗi ngày để đảm bảo răng nướu được làm sạch, ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có thể làm cho nướu bị viêm nhiễm gây đau nhức hơn.

Một mẹo nhỏ là bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm khi niềng răng, vì chúng cũng sẽ hạn chế các tác động vào răng giúp giảm đau phần nào.

Chải răng thật nhẹ nhàng, sạch sẽ

Chải răng thật nhẹ nhàng, sạch sẽ

4.4. Đeo đồ bảo hộ răng

Đeo đồ bảo hộ răng khi tham gia các hoạt động thể thao sẽ giúp bảo vệ các mô mềm xung quanh khỏi tác động của các khí cụ như mắc cài, dây cung.

Khi các mô mềm đã được bảo vệ thì sẽ tránh tình trạng trầy xước, đau nhức do quá trình cọ xát với các khí cụ chỉnh nha.

4.5. Dùng túi chườm đá lạnh

Không chỉ chườm nóng mà ngay cả chườm lạnh cũng giúp bạn giảm đau khi chỉnh nha rất tốt.

Bởi nhiệt độ thấp sẽ giúp làm tê liệt dây thần kinh tạm thời ở vùng đang bị ảnh hưởng, nhờ vậy cảm giác đau nhức răng sẽ từ từ được xoa dịu.

Khi chườm lạnh, bạn cần lưu ý là tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên mặt vì sẽ gây rát da, bỏng lạnh. Thay vào đó, bạn nên dùng túi hoặc miếng vải sạch để bọc đá lại rồi mới chườm.

Chỉ chườm đá để giảm đau chỉnh nha mỗi lần không quá 20 phút, cần có khoảng thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện.

4.6. Súc miệng bằng nước muối

Trong quá trình chỉnh nha, do các mô mềm bị cọ xát với mắc cài, dây cung dẫn đến trầy xước nên mới đau nhức, viêm loét.

Vậy nên, ngoài việc giảm đau thì bạn có thể phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm nướu/môi/má bằng cách súc miệng nước muối loãng.

Nhờ các hoạt chất có lợi, nước muối sẽ giảm các hiện tượng kích ứng, kháng viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong miệng.

Ngoài ra, nước muối còn xử lý được tình trạng hôi miệng rất hiệu quả giúp hơi thở của bạn được thơm tho hơn.

4.7. Dùng sáp nha khoa

Sáp nha khoa là một sản phẩm tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn hạn chế tình trạng tổn thương các mô mềm trong miệng khi niềng răng.

Theo đó, sáp nha khoa sẽ giúp giảm sự cọ xát tại các vị trí tiếp xúc của khí cụ niềng với các phần mô mềm trong miệng.

Bạn chỉ cần bôi sáp nha khoa vào các vị trí tiếp xúc, nhờ vậy những khí cụ chỉnh nha sẽ không thể gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng được nữa và tình trạng đau nhức, khó chịu cũng được hạn chế hơn rất nhiều.

4.8. Massage vùng nướu răng

Việc massage thường xuyên cho nướu răng sẽ tăng sự lưu thông của các mạch máu, giúp nướu được thư giãn và đồng thời còn giảm các cơn đau khó chịu khi niềng răng.

Cách massage nướu cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một ngón tay để xoa nướu một cách nhẹ nhàng trong vòng 2 – 3 phút.

Dưới sự chuyển động của ngón tay, các mô nướu sẽ được thư giãn thoải mái, giảm thiểu sự đau nhức do lực tác động từ khí cụ niềng.

4.9. Giữ tâm trạng thoải mái trong khi niềng

Tâm trạng thoải mái bao giờ cũng giúp mọi thứ trở nên dễ dàng, bớt khó khăn hơn và ngay cả trong việc giảm đau khi niềng cũng vậy.

Thực chất việc đau nhức trong quá trình chỉnh nha chỉ là tạm thời và sẽ dần được cải thiện theo từng giai đoạn.

Hãy luôn tin rằng chỉ cần vượt qua những cơn đau nhức thì bạn sẽ sở hữu một hàm răng khỏe đẹp, chuẩn khớp cắn.

Giữ tâm trạng thoải mái trong khi niềng

Giữ tâm trạng thoải mái trong khi niềng

4.10. Sử dụng thuốc tê

Thuốc tê có tác dụng giảm các cơn đau tạm thời nhanh chóng và bạn cũng có thể mua chúng ở các tiệm thuốc.

Hiện tại, có hai loại thuốc tê được bán sẵn là dạng xịt và dạng gel bôi trực tiếp.  Nhưng bạn cần lưu ý là nên mua ở những nha khoa uy tín hoặc các tiệm thuốc lớn.

Thực tế thì hiệu quả của thuốc tê sẽ không kéo dài, nhưng phần nào cũng giúp khắc phục tình trạng trên.

Mong rằng, với những giải đáp về vấn đề niềng răng có được uống thuốc giảm đau không của chúng tôi trong bài đã gửi đến bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Dùng thuốc giảm đau khi niềng răng là cách được rất nhiều người áp dụng, nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị một cách kỹ lưỡng trước khi uống thuốc. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề trên, hãy liên hệ cho chúng tôi..

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “10 cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả”
Tolleson Orthodontics: “How Long Do Braces Hurt? Tips For Pain Relief”
Dược Phẩm Tâm Bình: “Ibuprofen là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map