Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Tiêu xương răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách chữa trị hiệu quả

Tiêu xương chân răng có chữa được không? Tiêu xương chân răng là tình trạng nghiêm trọng, nếu không được điều trị sớm có thể gây mất răng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, y học ngày càng phát triển, tình trạng tiêu xương hàm có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp hiện đại như trồng răng Implant, ghép xương, nâng xoang hàm… Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Nha khoa Paris để biết thêm chi tiết.

1. Răng bị tiêu xương là gì?

Tiêu xương chân răng tình trạng xương tại khu vực xung quanh chân răng bị suy giảm mật độ và khối lượng. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến tụt nướu, lộ chân răng và mất răng. Hiện tượng này thường gặp nhất ở các đối tượng bị mất răng lâu năm hoặc thiếu toàn răng hàm, sử dụng răng giả thời gian dài hoặc lắp cầu răng sứ (1).

Tiêu xương hàm là gì

Tiêu xương hàm là gì

2. Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều người bị tiêu xương răng

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tiêu xương răng bao gồm:

  • Viêm nha chu: Do quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám tích tụ lâu ngày thành cao răng bám chặt ở chân răng, làm ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng và xương răng.
  • Mất răng lâu ngày: Khi mất răng do sâu răng nặng, tai nạn, chấn thương sẽ không còn lực nhai kích thích xương hàm phát triển. Lâu ngày sẽ khiến tiêu biến xương hàm.
  • Bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như loãng xương, tiểu đường, hay bệnh tự miễn dịch có thể làm suy giảm sức khỏe của xương, khiến xương hàm dễ bị tiêu hơn.
  • Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại làm giảm lưu lượng máu đến nướu, làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và góp phần gây tiêu xương.

3. Tiêu xương răng nguy hiểm như thế nào?

Tiêu xương răng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Tụt nướu: Khi xương hàm bị tiêu đi, nướu sẽ không còn nền tảng vững chắc để bám, dẫn đến tình trạng tụt nướu. Điều này khiến chân răng bị lộ ra, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
  • Xô lệch răng: Tiêu xương gây ra sự thiếu ổn định của răng, làm cho các răng còn lại có xu hướng di chuyển, lệch khỏi vị trí ban đầu, tạo ra những khe hở giữa các răng và làm mất khớp cắn.
  • Răng dễ bị lung lay: Khi xương hàm không đủ vững chắc, các răng bị mất đi nền tảng hỗ trợ, dẫn đến tình trạng lung lay, đặc biệt với răng đã từng bị tổn thương hoặc chịu lực nhai lớn.
  • Gây viêm nhiễm: Tiêu xương thường đi kèm với các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng nếu không điều trị kịp thời.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: Khi xương răng tiêu biến, sức chịu đựng và chức năng nhai của hàm sẽ bị suy yếu, làm cho việc nhai và cắn trở nên khó khăn, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng (2).
  • Móm và lão hóa sớm: Tiêu xương làm cho khuôn mặt mất đi sự cân đối, má bị hóp lại, dẫn đến vẻ ngoài móm và khuôn mặt trông già hơn so với tuổi.
  • Khó khăn trong việc trồng răng thay thế: Tiêu xương làm giảm độ chắc khỏe của xương hàm, khiến cho việc trồng răng giả, đặc biệt là cấy ghép Implant, trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện mà không cần phẫu thuật ghép xương (3).

4. Hình ảnh tiêu xương răng

Dưới đây là một số hình ảnh minh hoạ về tinh trạng tiêu xương răng:

Xương hàm bị thu hẹp về chiều cao hoặc kích thước

Xương hàm bị thu hẹp về chiều cao hoặc kích thước

Răng bên cạnh dịch chuyển về phía răng mất

Răng bên cạnh dịch chuyển về phía răng mất

Tiêu xương hàm gây tụt nướu

Tiêu xương hàm gây tụt nướu

Tiêu xương hàm nặng

Tiêu xương hàm nặng

5. Tiêu xương chân răng có chữa được không?

Tiêu xương chân răng là tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể chữa trị được, tùy thuộc vào mức độ tiêu xương và nguyên nhân gây ra mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:

5.1. Cấy ghép Implant giải quyết triệt để tiêu xương răng

Cấy ghép Implant được coi là giải pháp lý tưởng đối với những người bị tình trạng bệnh tiêu xương răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắm trụ Titan trực tiếp tại những vị trí răng bị mất (4).

Sau khoảng 3 – 6 tháng, khi trụ đã đạt được độ tương thích sinh học, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên trụ để phục hình chức năng tốt nhất. Lúc này, chiếc răng mới sẽ đảm nhiệm vai trò thay chiếc răng thật, giúp xương hàm được tái kích thích hiệu quả.

Trồng implant không phải lo về vấn đề tiêu xương

Trồng implant không phải lo về vấn đề tiêu xương

5.2. Nâng xoang hàm điều trị bệnh tiêu xương răng

Ngoài cấy ghép răng Implant thì nâng xoang hàm cũng là giải pháp hiệu quả chữa trị tiêu xương răng. Với kỹ thuật này, bác sĩ nha khoa thực hiện vạt lợi quanh vị trí cần ghép xương và bổ sung thêm xương vào bên trong để lấp đầy.

Tùy theo lựa chọn của bệnh nhân mà có thể sử dụng xương nhân tạo hoặc xương tự thân trong đó xương của cơ thể vẫn được đánh giá cao hơn bởi độ tương thích hoàn hảo, hạn chế tối đa khả năng xảy ra biến chứng.

Khả năng phục hồi sau nâng xoang hàm cũng phụ thuộc vào tình trạng tiêu xương và loại xương được sử dụng. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 2 – 6 tháng, đem lại hiệu quả lâu dài cho cấu trúc xương hàm và khả năng phục hồi chức năng ăn nhai.

5.3. Ghép xương hàm

Ghép xương là thủ thuật nha khoa sử dụng một phần xương từ vị trí khác trong cơ thể (như cằm, xương chậu) hoặc sử dụng xương nhân tạo để ghép vào vùng xương hàm bị tiêu. Mục đích của việc ghép xương là tạo ra một nền xương mới, đủ dày và chắc chắn để đặt trụ implant.

Thời gian phục hồi thường từ 3 – 6 tháng. Sau khi xương đã lành, bác sĩ sẽ tiến hành trồng Implant để phục hình răng cho khách hàng.

Ghép xương hàm tạo điều kiện cấy trụ Implant thành công

Ghép xương hàm tạo điều kiện cấy trụ Implant thành công

6. Những việc cần làm để phòng ngừa tiêu xương răng

Để phòng ngừa tiêu xương răng, quý vị cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trồng răng ngay sau khi nhổ: Ưu tiên phương pháp cấy ghép Implant bởi trụ Titanium sẽ thay thế chân răng đã mất, kích thích lực nhai tự nhiên.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày và dùng tăm hoặc chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám tích tụ, thức ăn thừa mắc vào kẽ răng.
  • Khám nha khoa định kỳ: Nên thăm khám 2 lần/năm và thực hiện lấy cao răng và điều trị sớm viêm nướu, viêm nha chu.
  • Hạn chế thực phẩm có hại: Hạn chế sử dụng các đồ ăn chứa nhiều đường và nước có gas, vì chúng dễ dẫn tới sâu răng và làm hỏng men răng
  • Tăng cường dinh dưỡng: Tăng cường hấp thu các nhóm thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và canxi để tăng sức đề kháng, duy trì xương hàm khỏe mạnh. 
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày: Uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp làm sạch vi khuẩn, hạn chế mảng bám và thức ăn thừa tích tụ.
Các biện pháp phòng ngừa tiêu xương hàm

Các biện pháp phòng ngừa tiêu xương hàm

Trên đây là giải đáp chi tiết tiêu xương chân răng có chữa được không và giới thiệu các biện pháp khắc phục hiệu quả. Tiêu xương răng là bệnh lý không thể chủ quan vì có thể phát triển theo thời gian. Vì vậy đối với những người gặp phải tình trạng này cần điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, mời quý khách điền form đăng ký hoặc liên hệ hotline 1900 6900 để được giải đáp.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh lý răng miệng
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ