Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nổi đẹn ở nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Nổi đẹn ở nướu răng là hiện tượng mà hầu hết ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Chúng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra khó khăn khi ăn uống, nuốt nước bọt, nói chuyện. Do đó, bạn nên chăm sóc đúng cách để các triệu chứng trên nhanh chóng giảm bớt.

1. Nổi đẹn ở nướu răng là gì? Có giống nhiệt miệng không

Đẹn miệng, nhiệt miệng, viêm loét miệng hoặc viêm niêm mạc miệng, đây đều là tên gọi chung của tình trạng viêm nhiễm trong miệng. Đây là những vết loét nhỏ màu vàng nhạt, kích thước 3-10mm, phát triển trên các mô nướu xung quanh răng. Nổi đẹn thường là một vết loét đơn lẻ hoặc nhiều vết cùng một lúc gây đau, xót nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Nổi đẹn ở nướu răng

Nổi đẹn ở nướu

2. Nổi đẹn ở nướu răng do đâu

Hiện tượng nổi đẹn ở lợi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là:

– Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài khiến cơ thể bị nóng và hệ vi khuẩn bị rối loạn, thúc đẩy cho sự phát triển của những vết loét ở nướu.

– Hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng dễ dàng phát triển và tấn công nướu.

– Nướu bị tổn thương do đánh răng quá mạnh hay chơi thể thao.

– Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai, dậy thì, tiền mãn kinh…

– Thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có tính nóng như đồ cay, quả mít, sầu riêng…

– Cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, folate, kẽm.

– Stress, áp lực tinh thần trong một khoảng thời gian dài làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tiết cortisol.

– Dùng kem đánh răngnước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate gây kích ứng niêm mạc miệng.

3. Nổi đẹn trong miệng có những triệu chứng nào

Bạn có thể dễ dàng nhận biết hiện tượng nổi đẹn ở nướu răng thông qua những triệu chứng điển hình như sau:

– Các vết loét nhỏ xuất hiện ở bề mặt nướu có màu trắng hoặc vàng nhạt.

– Phần niêm mạc bao quanh vết loét bị ửng đỏ và sưng tấy.

– Đau, rát đặc biệt là trong quá trình ăn uống, nuốt nước bọt hoặc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Thân nhiệt tăng cao.

– Bị sưng hạch bạch huyết.

Vết loét miệng tương đối nhỏ

Vết loét miệng tương đối nhỏ

4. Đẹn miệng có tự khỏi hay không

Theo bác sĩ Phương, nổi đẹn ở nướu hay nhiệt miệng hoàn toàn có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 14 ngày. Đối với những vết loét nhỏ, thời gian tự khỏi sẽ nhanh hơn, thậm chí chưa đến 1 tuần chúng đã biến mất.

Thông thường, những vết nhiệt miệng sẽ gây đau nhiều nhất trong khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên và dần giảm bớt trong những ngày tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp vết loét bị viêm nhiễm quá nặng, chúng sẽ không thể tự khỏi mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Điển hình như anh K.T.K 25 Tuổi (Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) bị nổi đẹn ở nướu răng. Tuy nhiên, sau 1 tuần, các triệu chứng đau nhức vẫn không hề có dấu hiệu giảm bớt. Sau khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán vết loét miệng đã bị viêm quá nặng và cần được can thiệp điều trị y tế mới có thể khỏi hoàn toàn.

5. Cách trị đẹn miệng tại nhà

Để những cơn đau do nổi đẹn ở nướu gây ra nhanh chóng giảm bớt, bạn có thể sử dụng muối, trà hoa cúc, mật ong, dầu dừa, giấm táo hoặc bôi thuốc.

5.1. Súc miệng bằng nước muối

Sử dụng nước muối là một phương pháp trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả, đơn giản mà không hề tốn kém chi phí. Muối có đặc tính kháng khuẩn cực kỳ tốt nên hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức cũng dần dần thuyên giảm và biến mất. Chưa kể, các khoáng chất trong muối còn giúp mô nướu bị tổn thương nhanh chóng tái tạo tế bào mới.

Cách thực hiện:

– Pha một thìa muối tinh khiết vào một cốc nước ấm.

– Dùng thìa ngoáy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn.

Súc miệng bằng nước muối vừa pha trong khoảng 60 giây.

– Súc miệng bằng nước sạch.

Súc miệng bằng nước muối trị nhiệt miệng

Súc miệng bằng nước muối trị nhiệt miệng

5.2. Trà hoa cúc chữa đẹn ở miệng

Sử dụng trà hoa cúc cũng là một phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà được chia sẻ rất nhiều ở các diễn đàn và hội nhóm Facebook. Bởi trong bàng thành phần của nguyên liệu trên có chứa hai hoạt chất Azulene và Levomenol với công dụng chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Nhúng túi trà hoa cúc vào trong nước.

– Đắp trực tiếp túi trà lên vùng lợi bị tổn thương và giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 phút.

Đối với phương pháp trên, bạn nên áp dụng hàng ngày cho đến khi vết nhiệt miệng khỏi hoàn toàn.

5.3. Mẹo chữa nhiệt miệng với mật ong

Không chỉ làm đẹp, giải độc cơ thể, mật ong còn được biết đến là một nguyên liệu chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Bởi trong mật ong chứa một lượng lớn hợp chất Hydroperoxide có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và khử trùng mạnh.

Chưa kể, mật ong còn tái tạo mô, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của các vết nhiệt miệng ở nướu.

Cách thực hiện:

– Cho mật ong và bột nghệ theo tỉ lệ 1:2 vào bát sạch.

– Khuấy nhẹ cho đến khi thu được một hỗn hợp đặc sánh.

– Lấy tăm bông sạch thấm vào hỗn hợp trên, chấm trực tiếp lên vết loét và giữ nguyên trong khoảng 2 – 3 phút.

– Súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn cặn mật ong, nghệ ra khỏi khoang miệng.

5.4. Các chữa nhiệt miệng với dầu dừa

Dầu dừa cũng là một loại nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để giúp cải thiện những cơn đau nhức do nhiệt miệng gây ra nhanh chóng. Trong các axit béo ở dầu dừa có đến 50% là axit lauric. Sau khi được hấp thụ, chúng sẽ chuyển hóa thành monolaurin với đặc tính kháng sinh mạnh và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng, các vết loét ở nướu sẽ nhanh chóng lành lại.

Cách thực hiện:

– Chải răng và súc miệng.

– Bôi trực tiếp dầu dừa vào chỗ nổi đẹn trong khoảng 5 – 10 phút để các tinh chất tiết ra giúp vết loét nhanh lành lại.

– Sử dụng nước sạch súc miệng.

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn

Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn

5.5. Cách chữa nổi đẹn ở nướu răng bằng giấm táo

Giấm táo được xem là một “thần dược” nhờ thành phần axit malic có khả năng khử trùng và kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu trên hàng ngày để giúp các vết loét miệng nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Hòa tan một muỗng cà phê giấm táo vào trong một cốc nước ấm.

– Dùng hỗn hợp giấm táo vừa pha để súc miệng trong vòng 30 – 60 giây.

– Nhổ giấm táo ra ngoài và súc miệng kỹ bằng nước sạch để tránh axit làm hỏng men răng.

5.6. Sử dụng thuốc trị nổi đẹn ở nướu răng

Bên cạnh những mẹo mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết loét miệng:

– Oracortia: Thuốc được điều chế ở dạng thuốc mỡ với thành phần chính là Triamcinolone Acetonide. Thuốc có công dụng giảm viêm tức thời trong khoang miệng, giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục. Mỗi ngày, bạn nên bôi thuốc khoảng 2 – 3 lần lên vết loét sau khi ăn xong.

– Zytee RB Gel: Đây là loại thuốc chống viêm ở dạng gel với khả năng kháng khuẩn vượt trội. Thuốc có hai thành phần chính là Cholin Salicylat và Clorua Benzalkonium. Bạn nên dùng thuốc 3 – 4 lần một ngày. Chỉ vài phút sau khi bôi thuốc, cơn đau nhức đã thuyên giảm đi đáng kể.

– Mouthpaste: Thuốc Mouthpaste dạng gel cũng thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng nhờ khả năng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Mỗi ngày, bạn có thể bôi thuốc khoảng 2 – 3 lần. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng liên tục quá 8 ngày để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

Thuốc trị nhiệt miệng Oracortia

6. Trường hợp nào bị đẹn ở miệng cần đi thăm khám

Nếu như vết loét miệng có các biểu hiện sau đây, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương án xử lý kịp thời:

– Những cơn đau nhức do vết loét miệng gây ra ở mức độ dữ dội, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

– Các vết loét miệng có kích thước lớn hơn nhiều so với bình thường.

– Sốt cao, thậm chí lên đến 40 độ và không cắt được sốt.

– Vết loét kéo dài đến tuần thứ 3 nhưng vẫn không hề có dấu hiệu hồi phục.

Hiện tượng trên có thể do các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, viêm đường ruột, bệnh Behcet… Tùy theo từng bệnh lý, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

7. Biện pháp phòng ngừa nổi đẹn ở nướu răng

Để ngăn ngừa viêm loét miệng, bạn nên:

– Vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng, chỉ nha khoa và nước súc miệng.

– Chải răng nhẹ nhàng, không sử dụng lựa quá mạnh,

– Ưu tiên sử dụng những loại nước súc miệng, kem đánh răng không chứa sodium lauryl sulfate.

– Tránh ăn nhiều thực phẩm có tính nóng.

– Tập thể dục thường xuyên, sinh hoạt điều độ để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng

Có thể nói, nổi đẹn ở nướu răng gây ra rất nhiều bất cập trong cuộc sống. Mặc dù đa số các trường hợp nhiệt miệng đều có thể tự khỏi nhưng bạn cũng không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Báo Thanh Niên: “Khi nào nổi đẹn là nghiêm trọng?”
Trang Dược Liệu Ngọc Châu: “Đẹn miệng là gì? Cách chữa trị nổi đẹn trong miệng”
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc: “Bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân và cách chữa trị”
Healthline: “Mouth Sores: Symptoms, Treatment, and Prevention”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa viêm nướu răng
Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng có tác dụng gì? Các thắc mắc liên quan đến nướu răng

Nướu răng là phần mô bao quanh chân răng và xương ổ răng, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong khoang miệng. Vậy cụ thể nướu răng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Tổng hợp các cách trị sưng nướu răng nhanh chóng và hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh răng miệng khác,

Ngày 12/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì : 7 Loại thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý thường gặp gây nhiều đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế rất nhiều người bệnh không

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Nướu răng bị đen: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng tránh

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Chăm sóc nướu răng đúng cách cho cả gia đình

Chăm sóc nướu răng đúng cách cho cả gia đình

Nướu là bộ phận rất dễ bị tổn thương dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó cần có những biện pháp hiệu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang