01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Hàm hô, móm là tình trạng không quá hiếm gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trong trường hợp bắt buộc can thiệp dao kéo thì phẫu thuật hàm hô, móm có nguy hiểm không? Có để lại di chứng hay hậu quả gì không? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này!
Trước khi giải đáp phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không, bạn nên tìm hiểu phẫu thuật hàm hô, móm là gì. Phẫu thuật hàm hô, móm là phương pháp dùng “dao kéo” để điều chỉnh phần xương hàm bất thường (có thể cắt bớt xương hàm thừa hoặc ghép xương nhân tạo) nhằm cải thiện sự cân đối cho hai hàm, giúp khớp cắn về đúng chuẩn và hỗ trợ việc ăn nhai tốt hơn.
Quá trình thay đổi sau khi phẫu thuật cắt xương chỉnh hàm hô.
Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh nhân nên chỉnh hàm hô, móm khi xương hàm đã ngừng phát triển, thường là khoảng từ 14 đến 16 tuổi trở lên đối với nữ và 17 đến 21 tuổi trở lên đối với nam.
Thông thường, nếu hàm răng lệch lạc do răng thì chỉ cần dùng đến phương pháp chỉnh nha là được. Còn phẫu thuật hàm hô, móm sẽ áp dụng với các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc do xương hàm.
Việc sưng, đau khi tiến hành phẫu thuật chỉnh hình là điều không thể tránh khỏi bởi đây là phương pháp tác động trực tiếp đến vùng mô mềm, đặc biệt là xương hàm sẽ được “uốn nắn” chúng về cung hàm mong muốn.
Thế nhưng, câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm đó là phẫu thuật hàm hô, móm có đau không và đau đến cỡ nào?
Bạn Thủy Tiên – khách hàng tại nha khoa Paris chia sẻ phẫu thuật hàm hô có đau không như sau: “Sau khi phẫu thuật mình chỉ thấy hơi ê nhẹ còn hoàn toàn không cảm giác đau nhức gì. Vì còn hơi sưng và chưa quen nên mình cần ăn cháo loãng trong khoảng 5 ngày đầu. Đến ngày thứ 10 là mình có thể ăn cơm với canh như bình thường được rồi. Hoàn toàn không đau như nhiều người nghĩ đâu”.
> Xem thêm: Cảm nhận của Thủy Tiên khi phẫu thuật hàm tại nha khoa Paris:
Click xem ngay…
Trả lời cụ thể về câu hỏi phẫu thuật hàm hô có đau không, TS.BS. Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris cho biết, bệnh nhân sẽ sử dụng các loại thuốc gây mê chất lượng cao để đưa bạn vào trạng thái vô thức trước khi tiến hành phẫu thuật hàm hô, móm. Lúc này bạn sẽ chìm sâu vào giấc ngủ và hoàn toàn không cảm nhận được bất cứ cảm giác nào.
Sau khoảng vài giờ đồng hồ khi bạn tỉnh lại thì cũng là lúc bác sĩ đã hoàn thành việc phẫu thuật hàm hô, móm cho bạn. Vì vậy, bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật hàm.
Khi hết thuốc tê, bệnh nhân có thể cảm thấy ê nhức nhưng sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau trong vài ngày đầu tiên.
Kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách tại nhà, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhiều khi phẫu thuật hàm hô, móm.
Bất kỳ phương pháp nào tác động đến cơ thể của bạn đều có những rủi ro và nguy hiểm, nhất là những ca phẫu thuật lớn như chỉnh hàm hô, móm . Hơn nữa, nếu bạn thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm tại những địa chỉ kém chất lượng thì khả năng thất bại càng cao. Một số nguy cơ nếu mắc sai lầm trong quá trình phẫu thuật như:
Mất máu quá nhiều
Nhiễm trùng do dụng cụ, máy móc phẫu thuật không được khử trùng cẩn thận
Chấn thương thần kinh khi bác sĩ phẫu thuật ẩu gây tổn thương dây thần kinh
Gãy xương hàm
Tái phát hàm hô về vị trí ban đầu
Chỉnh khớp cắn không chuẩn gây đau khớp hàm
Phẫu thuật không triệt để phải thực hiện thêm nhiều lần
Mất một phần xương hàm,…
Những biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật hàm.
Phẫu thuật hàm hô, móm là phương pháp phức tạp, đòi hỏi người phẫu thuật phải là bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao trong lĩnh vực răng hàm mặt, kết hợp cùng với hệ thống máy móc,dây chuyền hiện đại.
Vì thế, phẫu thuật hàm hô, móm có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc phần lớn vào trung tâm nha khoa bạn lựa chọn.
Nếu thực hiện tại trung tâm nha khoa uy tín thì phẫu thuật hàm hô móm không nguy hiểm bởi toàn bộ quá trình phẫu thuật được thực hiện bằng máy nội soi, cho phép bác sĩ có thể quan sát trực tiếp từng milimet, từ khung xương đến mạch máu, cho kết quả phẫu thuật chính xác, an toàn, hạn chế xâm lấn tối thiểu, giúp quá trình phục hồi nhanh.
Tại Nha khoa Paris, sau khi bác sĩ thăm khám, tư vấn và chụp Xquang, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp tùy vào từng trường hợp, cụ thể:
Đối với hàm hô – Sử dụng phương pháp Lefort 1.
Đối với hàm móm – Sử dụng phương pháp BSSO.
Nếu hàm hô – móm đồng thời sai khớp cắn do răng, thì bác sỹ sẽ chỉ định chỉnh nha ổn định trước sau đó mới thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm.
Bạn có thể yên tâm rằng phẫu thuật hàm hô, móm KHÔNG nguy hiểm khi được thực hiện tại nha khoa Paris bởi mỗi ca của bệnh nhân đều được các chuyên gia giỏi hàng đầu chẩn đoán và điều trị, giúp quy trình an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Như phần trên đã nói, phẫu thuật hàm hô hay móm sẽ vô cùng an toàn và không hề để lại di chứng hoặc hậu quả gì nếu bạn được một bác sĩ có tay nghề cao thực hiện.
Tuy nhiên, sẽ không thể nói trước phẫu thuật hàm hô, móm có biến chứng gì không khi bạn thực hiện tại nha khoa kém chất lượng. Nhiều trường hợp xảy ra các di chứng và hậu quả tương đối nguy hiểm như:
Phẫu thuật hàm hô, móm là biện pháp chắc chắn sẽ khiến cơ thể của bạn hao hụt đi một lượng máu nhỏ. Và chính vì lý do đó mà khi thực hiện, bác sĩ sẽ cần gây mê cho bạn để giảm lượng máu bị hao hụt, đảm bảo không cần thực hiện truyền máu thêm.
Tuy nhiên, nếu bác sĩ không kiểm tra tình trạng sức khỏe ban đầu kỹ lưỡng (với bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông), hoặc trường hợp bác sĩ làm tổn thương mạch máu thì bệnh nhân có thể mất máu nhiều khi chỉnh hàm hô, móm.
Nhiễm trùng là một trong các hậu quả của phẫu thuật hàm hô, móm dễ gặp nhất. Điều này có thể tới từ quy trình vô trùng dụng cụ hoặc phòng phẫu thuật không đảm bảo của cơ sở nha khoa. Hoặc một yếu tố khác là quá trình quản lý kháng sinh, kinh nghiệm sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng cho khách hàng trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.
Đây là di chứng khi phẫu thuật hàm hô, móm cũng hiếm khi xảy ra nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Tổn thương dây thần kinh sẽ khiến người bệnh trở nên nhạy cảm với các tác động bên ngoài và thường xuyên cảm thấy đau, cơ miệng cứng đờ, không thể vận động.
Phẫu thuật hàm hô, móm có thể gây hậu quả nguy hiểm nếu thực hiện sai cách.
Thông thường những người bị hô, móm có tỷ lệ lớn do yếu tố bẩm sinh, chính vì vậy tái phát xương hàm là một hậu quả của phẫu thuật hàm hô móm có thể xảy ra. Đó là tình trạng mà xương hàm sau khi bị cắt bỏ sẽ vẫn tiếp tục phát triển và đẩy hàm về vị trí ban đầu.
Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ sẽ có những dụng cụ cố định để giúp xương hàm ổn định hơn.
Ngoài ra còn một số di chứng sau phẫu thuật hàm hô, móm khác có thể xảy ra như thoái hóa khớp, gãy xương,…. Nhưng, nhìn chung lại thì bạn hoàn toàn có thể phòng tránh những hậu quả do phẫu thuật hàm hô, móm để lại bằng việc tập trung tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Hàm hô, móm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân phải chịu đựng rất nhiều nỗi đau về tinh thần và sức khỏe khác.
Khi khảo sát với hàng nghìn bệnh nhân có nên phẫu thuật hàm hô, móm không thì đa số họ đều hài lòng về kết quả đạt được và khuyên mọi người nên làm càng sớm càng tốt. Dưới đây là những lợi ích của việc phẫu thuật hàm hô, móm:
Khắc phục hạn chế trong ăn nhai
Khi phẫu thuật hàm xong, hàm răng sẽ được điều chỉnh khớp cắn về đúng chuẩn, việc ăn nhai, cắn xé trở nên dễ dàng hơn. Thức ăn được nghiền nát ngay trong miệng giảm thiểu sự hoạt động của dạ dày, khắc phục các bệnh tiêu hóa rõ rệt.
Giảm thiểu sự mài mòn quá mức của răng
Tất nhiên, khi hàm vẩu hoặc móm quá nhiều, tỉ lệ ma sát của răng cũng tăng lên khiến răng bị mài mòn. Nếu càng để lâu, rất có thể bạn sẽ mắc các bệnh nha chu, hay mất lớp men bảo vệ răng cần thiết khiến răng bị yếu đi và chuyển sang màu ố vàng.
Nói, nuốt tự nhiên hơn
Sau khi phẫu thuật hàm xong, bệnh nhân sẽ thấy việc nói chuyện, hay nuốt nước bọt, thức ăn được cải thiện rõ rệt. Vì thế mà bạn có thể tự tin giao tiếp, thuyết trình mà không phải quan tâm đến những ánh mắt kỳ thị, soi mói của người đối diện.
Thay đổi ngoạn mục sau khi phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm.
Khép miệng thoải mái, tỷ lệ gương mặt cân đối hơn;
Một lợi ích khác của phương pháp này là bạn sẽ đóng được khuôn miệng hoàn toàn, do đó cũng không gặp phải tình trạng khô miệng, khô môi mỗi khi ngủ dậy.
Phương pháp phẫu thuật hàm hô, móm sẽ chỉnh lại khớp cắn theo đúng tỉ lệ đối xứng giữa răng, sống mũi, trán và cằm, đồng thời hàm trên khít với vào hàm dưới, chỉ trùm lên trên khoảng 0,2 mm.
Giảm đau do rối loạn khớp thái dương hàm và các dị tật bẩm sinh khác:
Y học ngày càng hiện đại khiến cho phẫu thuật hàm hô, móm trở thành biện pháp “cứu cánh” đối với những người không may mắn bị rối loạn khớp thái dương và các dị tật liên quan đến xương hàm, xương mặt. Vì vậy, giúp họ lột xác trở nên xinh đẹp hơn, có một cuộc sống thuận lợi hơn rất nhiều.
Qua những lợi ích trên, chắc hẳn bạn đã tự có câu trả lời cho câu hỏi có nên phẫu thuật hàm hô, móm không.
Để có được gương mặt hài hòa, duyên dáng là điều ai cũng mơ ước nhưng quan trọng hết là phải đặt sức khỏe của bản thân lên hàng đầu. Hãy đến với nha khoa Paris – trung thâm thẩm mỹ uy tín hàng đầu để được các chuyên gia tư vấn thay đổi hàm hô, móm miễn phí ngay hôm nay!
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Phương pháp chỉnh hàm hô móm với quy trình 4 bước yêu cầu kỹ thuật hỗ trợ phẫu thuật hàm mặt phức tạp, thực hiện chính xác, tỉ mỉ và bảo toàn tối đa tổ chức xương khung hàm tự nhiên của bệnh nhân.
Quy trình phẫu thuật hàm tại nha khoa Paris.
Bước 1: Thăm khám, chụp phim và tư vấn
Thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng giúp hạn chế những biến chứng, nguy hiểm xảy ra khi phẫu thuật hàm hô, móm. Nếu bệnh nhân đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật thì tiếp tục được chụp phim để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bước 2: Tiến hành gây mê
Bệnh nhân được gây mê với loại thuốc được kiểm định chất lượng của bộ y tế. Kỹ thuật gây mê thông minh sẽ tính toán chính xác thời gian dự kiến và lượng thuốc cần dùng trong quá trình phẫu thuật hàm hô, móm.
Bước 3: Thực hiện chỉnh hàm hô – móm – sai khớp cắn
Bác sỹ tiến hành giải phẫu khung hàm để thực hiện cắt xương tương thích bằng máy cắt xương siêu âm. Tùy từng trường hợp cụ thể, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị chính xác.
– Nếu hô hàm trên, bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng số 4, sau đó cắt dời xương hàm trên để đẩy lùi răng hàm về phía sau sao cho tạo mối tương quan phù hợp với răng hàm dưới.
– Với hàm móm (hô hàm dưới), bệnh nhân sẽ được cắt dời xương hàm dưới để đẩy lùi về phía sau để chuẩn khớp cắn với xương hàm trên. Một số trường hợp có thể thực hiện ghép xương nhân tạo với trường hợp thiếu hụt xương bẩm sinh.
– Nếu hàm trên và hàm dưới đều hô thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng số 4 cả hàm trên, hàm dưới, sau đó cắt dời xương hai hàm để đưa chúng lùi về phía sau, tạo tổng thể gương mặt cân đối hơn.
– Nếu bệnh nhân có răng hô và khấp khểnh, kết hợp cả hô hàm, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng ổn định trước, sau đó mới tiến hành phẫu thuật hàm hô, móm.
>> Xem thêm: Chi phí niềng răng hô bao nhiêu tiền? Có đau không? Mất bao lâu?
Bước 4: Khâu và đóng kín vết mổ
Bệnh nhân được khâu lại vết thương, vệ sinh lần cuối và băng bó lại sau khi phẫu thuật. Quy trình phẫu thuật hàm hô, móm có thể diễn ra từ 2 – 4 giờ đồng hồ tùy độ phức tạp của nó. Cuối cùng, bệnh nhân cần tĩnh dưỡng tại phòng hậu phẫu khoảng 1 ngày sau đó và được cho về nhà. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, hẹn lịch tái khám và dặn dò bệnh nhân cẩn thận giúp liền vết thương nhanh hơn.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×