Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu như không xử lý sớm, cơn ê buốt sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng và khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống hàng ngày.

1. Tại sao răng bị ê buốt khi uống nước lạnh

1.1. Bệnh lý răng miệng

Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng khay trong, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Hải Phòng, răng bị ê buốt là một triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh lý răng miệng. Điển hình như:

– Viêm tủy răng:

Bệnh viêm tủy răng xảy ra khi phần tủy nằm sâu bên trong răng bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Đây là bộ phận được tạo thành từ các mạch máu và dây thần kinh. Vùng tủy răng bị viêm sẽ kích thích hoạt động của các tế bào và lượng máu lưu thông. Điều đó sẽ làm tăng áp lực bên trong tủy và kéo theo những cơn đau buốt khi uống nước, đặc biệt là nước lạnh.

– Viêm nha chu:

Đây là tình trạng các mô nâng đỡ xung quanh răng bị viêm nhiễm. Nếu như không được chữa trị sớm, các mô nướu sẽ dần bị phá hủy và khiến cho phần chân răng bị lộ ra ngoài. Khi đó, hiện tượng ê buốt răng trong quá trình ăn uống là điều rất khó tránh khỏi.

– Sâu răng:

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Chính những lỗ sâu đã làm lộ ra dây thần kinh bên trong răng và gây ra những cơn ê buốt dai dẳng.

Răng bị ê buốt khi uống nước do bệnh lý sâu răng

Răng bị ê buốt là một triệu chứng điển hình của bệnh lý sâu răng

1.2. Răng bị nứt, vỡ

Khả năng chịu lực của các răng tự nhiên khá tốt. Thậm chí, men răng còn là bộ phận cứng nhất trên cơ thể nhờ hàm lượng khoáng chất cao. Tuy nhiên, khi phải chịu những lực tác động mạnh, răng vẫn có thể bị nứt, vỡ.

Những vết nứt lớn làm lộ ra phần ngà răng, tủy bên trong và khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn. Dưới tác động của những tác nhân bên ngoài như đồ uống hay thức ăn, cơn ê buốt răng sẽ xuất hiện.

1.3. Men răng bị mài quá nhiều

Mài men răng là một thủ thuật được các bác sĩ nha khoa thực hiện trong quá trình bọc răng sứ để che lấp đi những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu như bác sĩ tay nghề kém, mài răng quá nhiều thì sẽ làm tổn thương cấu trúc răng và gây ra những cơn ê buốt trong thời gian dài.

1.4. Tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là phương pháp được nhiều người áp dụng để khắc phục răng ố vàng và xỉn màu. Do thuốc tẩy tác động lên men răng nên bạn bị ê buốt nhẹ trong một vài giờ.

Những cơn ê buốt răng kéo dài dai dẳng thường xảy ra do quy trình tẩy trắng thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc nồng độ thuốc tẩy vượt quá giới hạn cho phép.

1.5. Vệ sinh răng miệng sai cách

Trên thực tế, nhiều người suy nghĩ đánh răng càng mạnh, càng lâu thì răng miệng sẽ càng sạch sẽ. Tuy nhiên, quan điểm trên hoàn toàn không chính xác. Bởi chải răng với lực quá mạnh và quá lâu sẽ khiến men răng nhanh chóng bị mài mòn, đồng thời ngà răng cũng mềm hơn.

Trong khi đó, giữa các tế bào ngà răng có nhiều ống nhỏ chứa dây thần kinh. Khi phần ngà răng tổn thương, các đầu dây thần kinh sẽ lộ ra ngoài và khiến bạn bị ê buốt răng khi uống nước hoặc trong quá trình ăn nhai.

1.6. Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt với nhau và tạo thành những âm thanh gây khó chịu. Khi nghiến răng, lực của răng lớn gấp 10 lần so với lực ăn nhai bình thường. Chính vì vậy, nếu hiện tượng trên thường xuyên diễn ra, các răng sẽ dần bị mài mòn và ê buốt.

Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân khiến men răng bị mài mòn

Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân khiến men răng bị mài mòn và dẫn đến hiện tượng đau, buốt

1.7. Cao răng quá dày

Ngoài những nguyên nhân ở trên, cao răng cũng khiến cho răng bị ê buốt khi uống nước. Khi cao răng tương tác với các loại thực phẩm như đồ ngọt, chiên, rán… chúng sẽ tiết ra một loại axit có thể bào mòn men răng. Nếu tình trạng trên kéo dài, răng của bạn chắc chắn sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn.

2. Làm thế nào để hết ê buốt răng tại nha khoa

Trong trường hợp tình trạng ê buốt răng nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên, rất có thể nguyên nhân là do các bệnh lý răng miệng, cao răng quá dày hoặc cấu trúc răng bị tổn thương. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp xử lý kịp thời.

– Bệnh lý răng miệng: Bác sĩ tiến hành điều trị triệt để bệnh lý để loại bỏ ổ viêm. Riêng với trường hợp viêm tủy răng và sâu răng, các bác sĩ sẽ chỉ định trám hoặc bọc sứ để bảo vệ răng thật.

– Cao răng quá dày. Bác sĩ làm sạch cao răng bằng thiết bị chuyên dụng. Quá trình làm sạch cao răng kéo dài khoảng 10 – 30 phút.

– Cấu trúc răng bị tổn thương: Bác sĩ chỉ định trám răng hoặc bọc sứ. Trong đó, phương pháp bọc sứ được đánh giá cao hơn về tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực.

3. Biện pháp ngăn chặn ê buốt răng khi uống nước hiệu quả

Để phòng tránh hiện tượng ê buốt răng khi uống nước, bạn nên:

– Ưu tiên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa Fluoride để bảo vệ men răng tối ưu.

– Chải răng nhẹ nhàng theo đường tròn hoặc chiều dọc và chỉ nên đánh răng trong khoảng 2 phút.

– Ăn uống khoa học, tránh những thực phẩm cứng, rắn vì chúng có thể khiến cho men răng bị tổn thương.

– Tránh ăn đồ quá nóng/lạnh.

– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Bọc răng sứ tại những địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại.

– Dùng thuốc tẩy trắng răng có nồng độ phù hợp.

– Đeo hàm bảo vệ nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ.

Lấy cao răng 2 lần/năm.

Ăn kem lạnh thường xuyên sẽ khiến cho răng nhạy cảm và bị ê buốt

Ăn kem lạnh thường xuyên sẽ khiến cho răng nhạy cảm và bị ê buốt

Răng bị ê buốt khi uống nước chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể cải thiện hiện tượng trên bằng các nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà. Tuy nhiên, phương án hiệu quả nhất là tới nha khoa để bác sĩ xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời..

Hiển thị nguồn

Dược liệu Ngọc Châu: “Uống nước lạnh bị buốt răng – khi nào nên đi khám?”
Sức Khỏe & Đời Sống: “Lý do ê buốt răng không ngờ đến và cách phòng ngừa”
Perkins Dental Baltimore: “Why Does My Tooth Hurt When I Drink Water?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Răng bị ê buốt khi uống nước
Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân răng ê buốt và cách phòng tránh hiệu quả

Răng ê buốt thường gây ra hiện tượng đau nhức khi ăn hay uống đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí hít thở trong không khí lạnh cũng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc răng bị ê buốt

Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Bị ê răng hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bị ê răng hàm dưới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả

Bị ê răng hàm dưới khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây cản trở trong quá trình vệ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng bị ê buốt do đâu? Phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả

Răng bị ê buốt do đâu? Phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả

Răng bị ê buốt là tình trạng nhiều người thường gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn khi ăn uống mà còn gây nhiều hệ quả

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công