19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm quanh cuống răng là bệnh lý xảy ra khi phần mô bao quanh cuống răng bị viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, xương khớp,… Để điều trị hiệu quả bệnh lý này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục tình trạng bệnh nhanh chóng nhất.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào phần mô xung quanh cuống răng sẽ giải phóng hàng loạt các chất độc như:
– Nội độc tố và ngoại độc tố từ vi khuẩn.
– Các Enzym gây tình trạng tiêu protein như: Phosphatase Acid, Arylsulfatase và ß – Glucuronidase.
– Những Enzym làm tiêu cấu trúc sợi chun đồng thời tạo sợi keo.
– Các thành phần như Interleukin 6 và Prostaglandin gây tiêu xương.
– Sang chấn cấp tính: Răng bị sang chấn mạnh gây đứt các mạch máu ở vùng cuống răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm quanh cuống cấp tính.
– Sang chấn mạn tính: Các sang chấn nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn do tật nghiến răng, thường xuyên cắn chỉ, cắn đinh,… gây tổn thương viêm quanh cuống mạn tính.
Nguyên nhân này thường gặp khi bạn điều trị nha khoa tại các cơ sở kém chất lượng. Lúc này, bạn sẽ dễ gặp các tình trạng như chất hàn thừa, chụp răng quá cao gây sang chấn khớp cắn, sai sót trong quá trình điều trị tủy,… Tình trạng trên gây rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong đó có bệnh lý viêm quanh cuống răng.
Khi mắc viêm quanh cuống, cơ thể sẽ có những biểu hiện như:
– Sốt cao trên 38 độ C.
– Người mệt mỏi.
– Môi khô, lưỡi bẩn.
– Nổi hạch vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.
– Đau nhức răng dữ dội.
– Cảm giác răng chồi lên.
– Vùng nướu xung quanh răng bị sưng đỏ, ấn vào có cảm giác đau.
– Răng có thể bị đổi màu.
– Răng lung lay rõ.
Nhận biết hình ảnh viêm quanh cuống sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và có phương án chữa trị thích hợp.
Dấu hiệu lâm sàng:
– Mỏi người, sốt cao.
– Môi khô, lưỡi xuất hiện mảng bẩn.
– Nổi hạch vùng dưới hàm hoặc cằm.
– Xuất hiện những cơn đau nhức răng, đau tự nhiên đến nghiêm trọng, đau lan đến vùng nửa đầu.
– Đau đớn nghiêm trọng không thuyên giảm ngay cả khi đã uống thuốc.
– Có cảm giác răng chồi lên.
– Vùng nướu viêm nhiễm bị sưng đỏ, đau khi ấn vào.
– Răng có thể bị đổi màu.
– Khi gõ dọc răng bị đau dữ dội hơn lúc gõ ngang.
– Phần niêm mạc tại ngách lợi tương ứng với cuống răng bị sưng ấn vào thấy đau và mô lỏng lẻo.
– Kết quả khi thử nghiệm tủy cho thấy âm tính với thử điện và nhiệt.
Dấu hiệu cận lâm sàng:
– Khi xét nghiệm X-quang thu được hình ảnh mờ ở vùng cuống răng, ranh giới không rõ ràng, dây chằng vùng quanh cuống có dấu hiệu giãn.
Dấu hiệu lâm sàng:
– Đau đầu, khó chịu.
– Có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ (dưới 38 độ C).
– Răng bị viêm nhiễm gây ra những cơn đau âm ỉ.
– Đau dữ dội hơn khi 2 hàm chạm nhau.
– Có cảm giác răng bị chồi cao lên.
– Ngách lợi ở vùng bị viêm sưng nhẹ, tấy đỏ, ấn vào có cảm giác đau.
– Vùng da tương ứng ở bên ngoài ít khi bị sưng nề.
– Nổi hạch nhỏ.
– Răng có thể đổi thành màu xám hoặc không đổi màu.
– Có thể gặp tình trạng sâu răng, lung lay răng.
– Khi gõ dọc thấy đau nhiều hơn gõ ngang.
Dấu hiệu cận lâm sàng:
– Phim chụp X-quang cho thấy hình ảnh vùng cuống răng mờ, dây chằng xung quanh cuống bị giãn.
Dấu hiệu lâm sàng:
– Răng bị đổi màu, ngà răng chuyển sang màu hơi xám đục.
– Ngách lợi tương ứng xung quanh cuống răng có thể bị sưng nề.
– Xuất hiện lỗ rò hoặc sẹo rò ở vùng cuống.
– Khi gõ răng không có cảm giác đau hoặc chỉ đau nhẹ ở vùng cuống.
– Tiêu xương ổ răng khiến răng trở nên lung lay.
– Thử nghiệm tủy cho kết quả là âm tính.
Dấu hiệu cận lâm sàng:
Thông qua phim chụp X-quang để xem xét các biểu hiện cận lâm sàng, đối với bệnh lý viêm quanh cuống mạn bác sĩ sẽ nhận thấy:
– Áp xe quanh cuống mạn tính: Cho thấy hình ảnh tiêu xương không có ranh giới rõ ràng.
– Khi bác sĩ đưa gutta-percha qua lỗ rò trong miệng, hình ảnh cho thấy nguồn gốc của ổ mủ trên hình chụp phim X-quang.
– U hạt và nang: Cho thấy hình ảnh tiêu xương nhưng khác với tình trạng áp xe quanh cuống mạn tính là có ranh giới rõ ràng.
Riêng với trường hợp nghi ngờ mắc viêm quanh cuống mạn, bạn cần phải thực hiện sinh thiết mới có thể chẩn đoán, phân biệt chính xác được tình trạng bệnh.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm quanh cuống ở trẻ có thể bắt nguồn từ:
– Sâu răng mức độ nặng, kéo dài.
– Chấn thương răng: Vỡ răng, gãy răng, chảy máu chân răng,…
Viêm quanh cuống ở trẻ nếu không được kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng như mất răng, áp xe, viêm xương hàm,… Bạn nên cẩn thận theo dõi nếu trẻ có những dấu hiệu như:
– Trẻ bị đau răng kéo dài trong nhiều ngày.
– Cơn đau có thể xuất hiện khi có kích thích từ thức ăn như quá chua, ngọt, cay hoặc lạnh,…
– Trẻ bị đau nhiều khi về đêm.
– Sốt cao, kéo dài.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc viêm quanh cuống, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để có phương án chữa trị kịp thời. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp điều trị nội nha hoặc can thiệp phẫu thuật cho trẻ
– Loại trừ phần mô nhiễm khuẩn và ổ hoại tử bên trong ống tủy.
– Đảm bảo dẫn lưu tốt mô viêm ở vùng cuống răng.
– Đảm bảo hệ thống ống tủy được hàn kín.
– Mô vùng cuống được hồi phục.
– Nếu các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả, cần phải cắt bỏ cuống răng.
Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ sẽ thực hiện dẫn lưu buồng tủy. Sau đó sử dụng kháng sinh tác dụng được với vi khuẩn yếm khí và Gram (-). Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành giảm đau, nâng cao thể trạng của bạn để thực hiện điều trị nội nha.
Điều trị toàn thân:
Trong trường hợp bạn bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh toàn thân. Các tình trạng cần dùng kháng sinh bao gồm viêm quanh cuống cấp, áp xe quanh cuống cấp, viêm mô tế bào,…
Điều trị nội nha:
– Làm sạch và thực hiện tạo hình hệ thống ống tủy.
– Đặt Ca(OH)2 trong ống tủy để trung hòa vùng mô viêm quanh cuống, sát khuẩn hệ thống ống tủy.
– Hàn kín ống tủy.
– Phục hồi thân răng.
Điều trị bằng phẫu thuật:
Nếu các phương pháp điều trị nội nha không cho hiệu quả thiết thực, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ đi lớp vỏ nang và có thể sẽ phải cắt bỏ phần cuống răng. Trong trường hợp phải cắt cuống răng, bác sĩ sẽ tiến hành hàn ngược cuống răng.
Tình trạng viêm quanh cuống nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của bạn như:
– Áp xe.
– Viêm xương tủy.
– Hoại tử lợi.
– Hoại tử tủy răng.
– Biến chứng toàn thân liên quan đến viêm thận, viêm khớp, bệnh về tim mạch, gây đau nửa mặt,…
– Gây sốt cao kéo dài, rất khó để chẩn đoán.
Để phòng ngừa bệnh viêm quanh cuống nói riêng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác nói chung, bạn cần lưu ý:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Chải răng đúng cách kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày.
– Đến nha khoa thám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
– Điều trị sâu răng cũng như các bệnh về răng miệng sớm nhất có thể.
– Hạn chế bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều đường.
– Không ăn vặt, ngậm kẹo khi đi ngủ.
Theo Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, người bị viêm quanh cuống có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân để làm giảm các triệu chứng của bệnh như:
Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm quanh cuống. Không chỉ giúp giảm sưng, đau hiệu quả, Paracetamol còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng, cách sử dụng phù hợp. Lưu ý, bạn không nên lạm dụng Paracetamol cho trẻ em để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ.
Efferalgan: Đây là một loại thuốc giảm đau được bào chế dưới dạng viên sủi. Efferalgan được chỉ định để làm giảm các triệu chứng đau nhức răng tạm thời ở người bị viêm quanh cuống. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng giảm sốt do bệnh lý viêm quanh cuống gây ra.
Clindamycin: Clindamycin là thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về răng miệng. Tác dụng của thuốc là gây ức chế và ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn nhằm giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định dùng đối với các trường hợp kháng thuốc hoặc dị ứng với Penicillin.
Penicillin/Amoxicillin: Đây là loại thuốc điều trị đau nhức răng phổ biến nhất trên thị trường. Công dụng chính của thuốc là loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm từ đó làm giảm các cơn đau nhức răng. Bạn nên lưu ý, thuốc Penicillin cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Azithromycin: Các thành phần có trong loại thuốc này có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Metronidazole: Đây cũng là một trong những loại thuốc nằm trong nhóm đặc trị viêm quanh cuống được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như suy giảm chức năng gan, thận,…
Nhóm thuốc Macrolid: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau hiệu quả do tình trạng viêm quanh cuống gây ra. Thuốc dùng cho người trưởng thành và trẻ em từ 12 tuổi trở nên.
Tác dụng: Bài thuốc nước sắc cây sao đen có thể điều trị các triệu chứng viêm nhiễm do hầu hết các bệnh về răng miệng gây ra như viêm quanh cuống, viêm tủy răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng,…
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 100g vỏ cây sao đen (cây sao).
– 500ml nước.
– 10ml cồn 70 độ.
Cách làm:
– Bước 1: Cạo sạch vỏ cây sao đen.
– Bước 2: Cho vỏ cây sao vừa cạo đun sôi với 500ml nước sạch đến khi thu được khoảng 100ml nước thuốc.
– Bước 3: Lọc lại dung dịch nước thuốc và cho thêm 10ml cồn 70 độ để bảo quản.
Cách dùng:
– Lấy sạch cao răng.
– Rửa miệng bằng nước Oxy già.
– Lấy miếng gạc nhỏ hoặc bông gòn chấm vào nước thuốc sao đen và đắp lên vùng bị sưng viêm rồi giữa trong 20 – 30 phút.
– Mỗi ngày đắp thuốc 2 – 3 lần, thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày.
Tác dụng: Trong vỏ thông có chứa các hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Nước sắc vỏ thông mang lại công dụng điều trị viêm quanh cuống, chảy máu chân răng, hôi miệng,… cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 100g vỏ thân cây thông.
– 600ml nước.
Cách làm:
– Bước 1: Rửa sạch vỏ cây thông.
– Bước 2: Đun sôi vỏ thông với 600ml nước cho đến khi thu được 200ml nước thuốc.
Cách dùng:
– Ngậm và súc miệng với nước sắc vỏ thông.
– Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần, mỗi lần ngậm trong 10 – 15 phút.
Vỏ cây đại có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Dung dịch cồn vỏ cây đại sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng nhờ đó giúp giảm đau, hạn chế viêm nhiễm.
Tác dụng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 20g vỏ cây đại.
– 100ml cồn 70 độ.
Cách làm:
– Bước 1: Phơi khô vỏ cây đại.
– Bước 2: Ngâm vỏ cây đại khô với 100ml cồn 70 độ trong 7 ngày.
Cách dùng:
– Dùng dung dịch cồn vỏ cây đại để ngậm và súc miệng hàng ngày.
– Ngậm 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần ngậm 10 – 15 phút.
Tác dụng: Các hoạt chất có trong vỏ thông kết hợp với cồn sẽ giúp sát khuẩn khoang miệng vô cùng hiệu quả. Từ đó giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức do viêm quanh cuống nói riêng và các bệnh lý răng miệng khác nói chung.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 50 vỏ cây thông.
– 100ml cồn 70 độ.
Cách làm:
– Bước 1: Cạo sạch vỏ thông và phơi khô.
– Bước 2: Ngâm vỏ thông vào 100ml cồn 70 độ trong 7 ngày.
Cách dùng:
– Rửa miệng với nước oxy già.
– Chấm cồn thông lên vùng bị sưng đau.
– Kết hợp súc miệng và ngậm cồn thông để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về bệnh lý viêm quanh cuống răng. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín sở hữu trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×