Răng xấu là một trong nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi không may sở hữu một hàm răng hô, vẩu xấu xí, răng đen xỉn màu, mọc khấp khểnh… Chính vì lẽ đó mà họ không dám cười tươi trước mặt người đối diện. Vậy răng xấu phải làm sao để khắc phục? Hãy tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây.
Để đánh giá được một hàm răng xấu hay không cần dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng nhìn chung, những trường hợp răng xấu là khi hàm răng bị xỉn màu, ố vàng, răng thưa, răng hô vẩu, móm, mọc khấp khểnh, mọc lệch, mọc thừa hoặc thiếu răng.
Một hàm răng kém sáng bóng chưa được coi là xấu, tuy nhiên răng xỉn màu hoặc ố vàng thì chắc chắn là một hàm răng xấu.
Màu xỉn, ố vàng sẽ khiến răng bạn trở nên tối màu hơn. Từ đó cũng khiến tổng thể khuôn mặt trở nên tối tăm hơn và làm mất thẩm mỹ khi giao tiếp.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: chế độ sinh hoạt thiếu hợp lí, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid, đồ uống có gas, rượu bia, cà phê, trà xanh hoặc hút thuốc,…
Răng thưa luôn được coi là một dạng răng xấu, ngoại trừ những vùng miền, bộ tộc có sở thích đặc biệt thích răng thưa. Tình trạng trên xảy ra khi vị trí mọc của các răng không sát với nhau, tạo nên các kẽ hở lớn.
Nếu bị thưa răng cửa, răng nanh thì chắc chắn sẽ khiến người đối diện bật cười mỗi khi giao tiếp. Còn thưa ở các răng trong như răng hàm, răng tiền hàm thì sẽ không ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tuy nhiên sẽ dễ tạo ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng.
Nếu phát hiện muộn thì răng có thể bị hư hỏng. Khi đó bạn lại phải trám hoặc bọc lại răng và sẽ vô tình làm mất đi độ tự nhiên nguyên thủy của hàm răng. Răng giả dù có đẹp tới đâu thì vẫn được coi là răng xấu so với răng thật.
Răng hô, vẩu là một trong những kiểu răng xấu mà nhiều người gặp phải, khiến phần môi trên bị đẩy ra khá nhiều nên khi nhìn tổng quan thì miệng của bạn sẽ trông nhọn hơn.
Mỗi khi nói chuyện hay cười, do độ nghiêng không chuẩn nên răng sẽ chìa ra ngoài trông rất xấu. Dù rằng vẫn có nhóm người ưa thích kiểu răng này, tuy nhiên tỷ lệ và số lượng nhóm người này rất ít.
Trong nhiều trường hợp, răng móm là kiểu răng xấu hơn rất nhiều so với răng hô, vẩu. Ngược lại với răng vẩu, răng móm sẽ khiến phần hàm dưới bị đưa ra ngoài nhiều hơn hàm trên.
Răng móm khiến cằm trở nên dài hơn, nhô ra nhiều hơn và trông khá giống với con bồ nông. Xét trên tổng thể khuôn mặt, nếu có sự quá phát ở bộ phận nào đó đều khó có thể tạo ra những đường nét đẹp.
Răng mọc sai vị trí, mọc khấp khểnh, mọc lệch cũng luôn được coi là kiểu răng rất xấu. Tương tự như trong cuộc sống, sự lộn xộn chưa bao giờ được coi là tiêu chuẩn của cái đẹp.
Hàm răng cũng như vậy, nếu răng mọc lung tung vừa trông khó coi khi giao tiếp, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
Dù thiếu hay thừa răng đều được coi là hàm răng xấu, bởi cấu trúc hàm răng con người vừa đủ chỗ cho 32 chiếc răng.
Với bất cứ vị trí nào trên cung hàm bị thiếu răng đều khiến người đối diện dễ dàng nhận ra, đặc biệt là các vị trí răng cửa. Khi đó trông bạn sẽ rất kệch cỡm và buồn cười, thậm chí là khiến tổng thể khôn mặt xấu đi rất nhiều.
Hiện tượng mọc thừa răng đôi khi sẽ không ảnh hưởng thẩm mỹ quá lớn. Tuy nhiên thừa răng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh răng miệng nhiều hơn.
Răng xấu là thế nào
Một hàm răng xấu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thì di truyền chiếm tỷ lệ lớn nhất, ngoài ra còn một số nguyên nhân như thói quen răng miệng xấu, thay răng sữa không đúng thời điểm, do chăm sóc răng miệng sai cách.
Là nguyên nhân chính gây răng xấu, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Archives of Oral Biology vào năm 2013 đã chỉ ra rằng, các khiếm khuyết như hô, móm, mọc thừa hoặc mọc thiếu răng đều do cấu trúc khuôn hàm, bộ gen của từng người quyết định
Thường xuyên xỉa răng bằng tăm, đẩy lưỡi, mút tay, cắn ngón tay, hút thuốc, lạm dụng bia rượu,… đều khiến răng bị xấu
2.3. Do thay răng sữa không đúng thời điểm
Nếu răng sữa bị gãy rụng không đúng thời điểm, ví dụ như rụng sớm có thể dẫn đến tình trạng răng khác mọc vào vị trí trống quá sớm, gây lệch răng.
Trong trường hợp ngược lại, nếu răng sữa rụng quá trễ, các răng vĩnh viễn không đủ khoảng trống để mọc, dẫn đến các vấn đề như răng hô, móm, khấp khểnh… khi chúng phải mọc lồi ra phần nướu bao quanh chân răng.
Một số thói quen chăm sóc răng miệng sai cách khiến răng xấu, gây ra nhiều vấn đề răng miệng là:
– Đánh răng quá nhanh, quá mạnh, không đánh đủ 2 lần/ngày
– Sử dụng kem đánh răng có chứa flour quá nhiều
– Không làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa khiến mảng bám tích tụ
– Ăn uống không lành mạnh như ăn uống đồ ngọt, có ga, cà phê, rượu, thuốc lá… khiến mòn men răng và sâu răng
– Không đến nha sĩ định kỳ để kiểm tra răng miệng, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng và bệnh nướu không được phát hiện điều trị kịp thời
Bên cạnh đó, một số ít các dạng răng xấu có thể bị tạo ra bởi các yếu tố ngoại lực hoặc môi trường sống như răng thưa, răng mọc lệch, răng xỉn màu,…
Hàm răng không đều, bị lệch, lồi lõm hoặc đè lên răng khác là những vấn đề cần được giải quyết để có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Bởi răng xấu không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn tạo điều kiện cho thức ăn dễ bám dính và khó vệ sinh, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng và sâu răng.
Mất thẩm mỹ và ảnh hưởng giao tiếp là tác động dễ thấy nhất khi có răng xấu. Những người có răng không đẹp sẽ rất tự ti, e dè và hạn chế mỗi khi giao tiếp, từ đó ảnh hưởng tới các mối quan hệ thường ngày.
Không những vậy, răng xấu khi chụp ảnh cưới hay chụp ảnh với bạn bè, người yêu sẽ khiến bức ảnh không đạt độ thẩm mỹ tốt nhất. Bạn sẽ rất khó chọn được một tấm ảnh như ý.
Răng xấu ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, đặc biệt là tình trạng thiếu răng, răng hô, móm sẽ không thể nghiền nát kỹ thức ăn, gia tăng áp lực cho dạ dày, lâu ngày có thể gây ra đau dạ dày.
Các trường hợp răng xấu làm ảnh hưởng tới khớp cắn, khiến khớp thái dương hoạt động không ổn định sẽ dễ gây ra hiện tượng đau mỏi hàm, đau khớp thái dương.
Các răng trong hàm mọc lộn xộn, sai vị trí còn khiến vấn đề vệ sinh răng miệng của bạn trở nên khó khăn hơn. Mảnh vụn thức ăn sẽ dễ dàng bám vào những khe răng, kẽ răng và rất khó làm sạch hoàn toàn.
Đây chính là điều kiện lí tưởng để vi khuẩn phát triển và tấn công răng, gây ra một loạt bệnh lí về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu răng,…
Răng xấu dễ gây bệnh lý răng miệng
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Hiện nay có nhiều biện pháp khắc phục răng xấu như tẩy trắng răng, bọc răng sứ thẩm mỹ, niềng răng, cấy ghép răng Implant và phẫu thuật hàm. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ răng xấu mà nha sĩ sẽ quyết định phương pháp phù hợp.
Với trường hợp răng xấu do xỉn màu, ố vàng thì phương pháp tẩy trắng răng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Kỹ thuật tẩy trắng răng nha khoa sử dụng các chất oxy hóa kết hợp với năng lượng ánh sáng xanh để tạo ra các phản ứng oxy hóa.
Quá trình này diễn ra làm chia cắt chuỗi phân tử màu có trong răng. Nhờ vậy, hàm răng của bạn sẽ trở nên trắng sáng tức thì.
Phương pháp tẩy trắng răng được đánh giá là an toàn, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có thể cảm nhận được sự ê buốt trong một vài ngày đầu sau khi tẩy.
Bọc răng sứ là cách khắc phục răng xấu phù hợp với các tình trạng răng mẻ, vỡ, ngắn hoặc thưa. Bác sĩ nha khoa sẽ chế tạo mão răng giả bằng sứ, sau đó sẽ trùm chiếc răng này lên thân răng thật.
Sau khi chụp răng sứ, khách hàng sẽ sở hữu một chiếc răng giả mới vô cùng đẹp, đều và chuẩn tỷ lệ với các răng còn lại trên cung hàm
Để chữa răng xấu với các tình trạng hô, móm hoặc thưa nặng thì bác sĩ thường cần dùng tới kỹ thuật niềng răng.
Sau khi thăm khám, nghiên cứu và lên phác đồ điều trị chi tiết thì bác sĩ sẽ lắp đặt hệ thống mắc cài lên răng khách hàng.
Khách hàng sẽ đeo khí cụ niềng răng trong 12 – 24 tháng để nắn chỉnh răng về vị trí tiêu chuẩn. Sau khi chỉnh nha, bác sĩ có thể thực hiện thêm kỹ thuật tẩy trắng răng.
Chữa răng xấu bằng phương pháp niềng răng chỉnh nha
Với những người có hàm răng xấu do thiếu răng, mất răng thì cấy ghép Implant sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất.
Bác sĩ sẽ thay thế chân răng thật bằng 1 trụ chân răng Titanium. Sau đó một mão răng giả bằng sứ sẽ được gắn trên trụ Implant để tạo thành cấu trúc răng hoàn chỉnh.
4.5. Phẫu thuật hàm
Nếu răng xấu do hàm, ví dụ như hàm hô, hàm móm… và các biện pháp khác như bọc sứ, niềng răng không hiệu quả thì nha sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật hàm để giải quyết gốc rễ tình trạng răng xấu.
Bạn cần lưu ý, nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại để đảm bảo việc phẫu thuật hàm đạt kết quả cao nhất, tránh di chứng về sau.
Bạn có thể cười mỉm, cười che miệng để hạn chế việc lộ răng nếu răng xấu.
Cười mỉm là kiểu cười đơn giản, tự nhiên và dễ thực hiện nhất để che đi khuyết điểm hàm răng xấu của bạn.
Chỉ cần nhẹ nhàng nâng khóe miệng lên trên, sao cho không để lộ hàm răng của mình kết hợp với ánh mắt thể hiện cảm xúc vui vẻ và ấm áp nhất.
Để có một nụ cười mỉm đẹp nhất, bạn có thể dùng đũa để luyện tập hàng ngày. Đây là cách tập cười được áp dụng để đào tạo tiếp viên, hướng dẫn viên .
Dùng đũa ngậm vào miệng, đầu giữ thẳng và nhẹ nhàng mỉm cười
Kết hợp với ánh mắt vui vẻ, thân thiện
Tập luyện 2 lần/ ngày trong một thời gian dài để nụ cười đẹp nhất
Trong cuộc sống sẽ khó tránh những lúc bạn không thể nhịn cười, không thể cười mỉm được. Tuy nhiên khi cười to thì sẽ dễ dàng làm lộ hàm răng xấu ra.
Vì vậy, một mẹo nhỏ cho bạn là hãy dùng tay che miệng mỗi khi phải cười to. Điều này sẽ khiến bạn trông duyên dáng, lịch sự và hỗ trợ che đi khuyết điểm của hàm răng.
Hàm răng của Ida Churasri đã từng trở thành thú vui, trêu trọc của người xung quanh và họ coi cô như là “sinh vật lạ”, hàm răng xấu cũng khiến cô trở thành người có nụ cười xấu nhất thế giới.
Ida Churasri sở hữu hàm răng xấu nhất thế giới
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Với vẻ đẹp thiên thần, nụ cười của AngelaBaby là điểm cộng hoàn hảo giúp cô chiếm được sự yêu thích của hầu hết người hâm mộ. Thế nhưng trước đó cô đã từng sở hữu hàm răng xấu nhất với răng thưa, ngắn và xỉn màu và không bao giờ dám chụp hình cười nhe răng như hiện tại.
AngelaBaby thay đổi hàm răng xấu không dám cười
Sau đó đã lựa chọn phương pháp chỉnh nha để sắp xếp lại hàm răng một cách cân đối, răng vào khớp cắn chuẩn giúp thay đổi đường nét khuôn mặt, mũi cao và mặt thon gọn hơn.
Là ca sĩ, diễn viên, người mẫu được nhiều người yêu thích nhưng ít ai biết răng cô đã từng sở hữu hàm răng khấp khểnh, xỉn màu kém duyên.
Ca sĩ Thủy Tiên từng có hàm răng mọc xấu
Nụ cười của anh da đen đã từng “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội, được nhiều người sử dụng với mục đích trêu đùa bạn bè. Đây cũng được xem là một trong những hình ảnh răng vẩu hài hước nhất thế giới.
Hình ảnh răng hô hài hước của anh da đen
Tại Việt Nam, thầy Lộc Fuho – một hiện tượng mạng tại Việt Nam sở hữu hàm răng hô hài hước, tuy nhiên anh chưa bao giờ có ý định sửa lại hàm răng của mình.
Hình ảnh răng hô của thầy Lộc Fuho
Để khắc phục tình trạng răng xấu này cô đã lựa chọn phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ, giúp cô tự tin nở nụ cười trên sân khấu
Cùng tìm hiểu về dáng răng cánh bướm – một trong những đặc điểm răng thiếu thẩm mỹ thường gặp nhất . Người có răng cửa hình cánh
Chụp hình không ăn ảnh là nỗi khổ của không ít người, đặc biệt là những chàng trai, cô gái còn chưa tự tin vào chính mình hay vẫn còn
Có những khiếm khuyết của răng có thể khiến bạn thiếu tự tin với nụ cười của mình. Răng xấu có nhiều kiểu không giống nhau. Mỗi tình
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×