1000+ hành trình niềng tuyệt vời
Đặt lịch hẹn

Tiểu đường có trồng răng implant được không? cần lưu ý điều gì

Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu cho người mất răng, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Với những người đang mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, việc cấy ghép Implant cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy người bị tiểu đường có trồng răng Implant được không? Xem ngay bài viết để hiểu rõ điều kiện, quy trình và những lưu ý quan trọng khi cấy Implant cho người tiểu đường

1. Người bị tiểu đường có trồng răng Implant được không?

Người tiểu đường vẫn có thể trồng răng Implant nếu kiểm soát đường huyết tốt và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ uy tín. Tuy nhiên, nếu đường huyết cao, nguy cơ nhiễm trùng, vết thương lâu lành và đào thải trụ Implant tăng cao.

Hiện nay, trồng răng Implant ở người tiểu đường không còn là điều “bất khả thi”. Với sự phát triển của y học và kỹ thuật cấy ghép hiện đại, nhiều người bệnh tiểu đường type 2 vẫn có thể trồng răng Implant thành công với tỷ lệ tích hợp xương gần như người bình thường.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám tổng quát răng miệng, chụp X-quang, CT Conebeam để đánh giá mật độ xương và tình trạng vị trí cần cấy ghép. Đồng thời, xét nghiệm các chỉ số HbA1c giúp xác định mức độ kiểm soát tiểu đường tại thời điểm cấy Implant.

Người tiểu đường vẫn có thể trồng răng Implant nếu kiểm soát đường huyết tốt

Người tiểu đường vẫn có thể trồng răng Implant nếu kiểm soát đường huyết tốt

2. Những rủi ro khi trồng Implant ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường trồng Implant dễ gặp rủi ro về vết thương chậm lành, nguy cơ nhiễm trùng, tiêu xương hàm và đào thải Implant cao.

Một số rủi ro khi trồng Implant ở bệnh nhân tiểu thường:

  • Vết thương chậm lành: Do tuần hoàn máu kém, vết mổ lâu hồi phục hơn bình thường.
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao: Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm tại vùng cấy ghép.
  • Tỷ lệ đào thải Implant tăng: Môi trường viêm và hồi phục kém dễ khiến trụ Implant bị đào thải.
  • Viêm quanh Implant và tiêu xương hàm: Viêm nhiễm kéo dài dẫn đến tiêu xương, làm giảm khả năng giữ trụ và thất bại phục hình.

3. Trường hợp tiểu đường nào có thể cấy Implant?

Người tiểu đường có thể cấy Implant nếu đường huyết được kiểm soát ổn định (lúc đói 5.0–7.2 mmol/l, sau ăn <10 mmol/l), xương hàm đủ mật độ và không có viêm nha chu tại vị trí cấy ghép.

a. Các trường hợp có thể trồng răng Implant:

  • Tiểu đường type 2 ổn định, chỉ số HbA1c < 7.5%.
  • Không có biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch, thận, thần kinh.
  • Hệ miễn dịch và khả năng lành thương tốt.
  • Được theo dõi y khoa thường xuyên và dùng thuốc đúng chỉ định.

b. Các trường hợp cần cân nhắc kỹ:

  • Tiểu đường type 1 hoặc type 2 chưa kiểm soát, HbA1c > 8%.
  • Đang trong giai đoạn nhiễm trùng cấp, biến chứng loét chân, viêm mô mềm,…
  • Có tiền sử cấy ghép thất bại hoặc mất xương hàm nghiêm trọng.

c. Trường hợp không nên cấy Implant cho người tiểu đường

  • Tiểu đường type 1, phụ thuộc insulin.
  • Nguy cơ biến chứng cao, khó đông máu.
Người tiểu đường có thể cấy Implant nếu chỉ số đường huyết HbA1c < 7.5%.

Người tiểu đường có thể cấy Implant nếu chỉ số đường huyết HbA1c < 7.5%.

▷ Gợi ý cho bạn: Khi nào thì trồng răng Implant – Thời điểm thích hợp để đảm bảo tỷ lệ thành công cao

4. Quy trình cấy Implant an toàn cho người tiểu đường tại nha khoa uy tín

Quy trình cấy Implant cho người tiểu đường gồm thăm khám – xét nghiệm HbA1c, chụp CT Cone Beam, lập kế hoạch điều trị cá nhân, tiểu phẫu cấy trụ Implant trong môi trường vô trùng và theo dõi hậu phẫu sau cấy ghép.

Bước 1: Thăm khám tổng quát và làm xét nghiệm

  • Đo chỉ số HbA1c để đánh giá kiểm soát đường huyết, xét nghiệm công thức máu.
  • Chụp X-quang và CT Cone Beam để kiểm tra mật độ xương và cấu trúc vùng cấy ghép.

Bước 2: Lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa

  • Dựa trên mức độ kiểm soát tiểu đường, tình trạng xương hàm và số lượng răng cần phục hồi.
  • Xây dựng phác đồ phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Bước 3: Tiểu phẫu cấy trụ Implant

  • Chọn trụ Implant chất lượng cao (như Straumann, Nobel…) phù hợp với người tiểu đường.
  • Thực hiện trong phòng vô trùng, đảm bảo thao tác chính xác và hạn chế rủi ro.

Bước 4: Theo dõi hậu phẫu sau cấy ghép

  • Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh, chống viêm, kiểm soát chỉ số đường huyết.
  • Tái khám định kỳ sau 1, 3, 7 ngày để kiểm tra tình trạng lành thương và kịp thời xử lý nếu có biến chứng.

Bước 5: Lắp mão sứ sau 2–3 tháng

Tùy thuộc vào tốc độ lành thương của từng người, mão sứ sẽ được gắn lên trụ Implant để hoàn thiện phục hình.

▷ Tham khảo thêm: Quy trình trồng răng Implant – Các bước tiêu chuẩn dành riêng cho bệnh nhân đặc biệt

5. Những lưu ý đặc biệt dành cho người tiểu đường muốn trồng răng Implant

Người tiểu đường muốn trồng răng Implant cần kiểm soát đường huyết ổn định, chọn nha khoa uy tín và tuân thủ sát hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.

a. Trước khi trồng răng

  • Chọn nha khoa uy tín: Ưu tiên cơ sở có bác sĩ giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại và đã từng điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Kiểm soát đường huyết: Kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để duy trì chỉ số HbA1c ở mức ổn định.
  • Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe: Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng trước khi thực hiện.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin y tế: Thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý nền, thuốc đang sử dụng hoặc tiền sử dị ứng.

b. Sau khi trồng răng Implant 

  • Chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng: Đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa, súc miệng sát khuẩn thường xuyên để hạn chế vi khuẩn gây viêm quanh trụ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn thực phẩm mềm, tránh thịt bò, đồ nếp, rau muống trong tuần đầu.
  • Uống thuốc đúng chỉ định: Không tự ý mua thuốc kháng sinh, luôn theo đơn bác sĩ.
  • Chườm lạnh hoặc ấm: Giảm sưng đau sau phẫu thuật nếu cần.
  • Không hút thuốc, hạn chế đồ dầu mỡ, tinh bột: Giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Tái khám định kỳ: Kiểm tra răng miệng 3- 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bất thường.

Trồng răng Implant cho người tiểu đường hoàn toàn khả thi nếu được kiểm soát đường huyết tốt và thực hiện đúng quy trình y khoa.  Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt kết quả phục hình lâu dài, người bệnh nên lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm và nghiêm túc tuân theo hướng dẫn chăm sóc trong từng giai đoạn.

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chủ đề chăm sóc sau khi trồng răng
Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ