Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tiêu xương có trồng răng được hay không, những lưu ý quan trọng

Tiêu xương hàm là tình trạng xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn. Thông thường, chỉ sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương hàm đã bắt đầu suy giảm. Để ngăn chặn tiêu xương, giải pháp phục hình răng hiệu quả nhất là trồng răng Implant. Vậy tiêu xương có trồng răng được không? Có cần phải thực hiện kỹ thuật gì trước khi tiến hành cấy trụ Implant không?

1. Điều kiện của xương hàm để có thể trồng răng Implant

Để đảm bảo ca trồng răng Implant diễn ra suôn sẻ, xương hàm cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

– Số lượng xương: Phần xương hàm tại vị trí mất răng cần phải có khoảng không gian lớn hơn hoặc bằng với chiều dài và chiều rộng của trụ Implant nhỏ nhất (chiều dài 6mm, chiều rộng 3mm). Số lượng xương không đủ sẽ không thể nâng đỡ trụ, khiến cho ca trồng răng bị thất bại. Chỉ số trên sẽ được các bác sĩ nha khoa xác định chính xác dựa trên hình ảnh từ phim chụp CT Cone Beam.

– Chất lượng xương: Xương hàm phải chắc khỏe, đủ độ cứng. Ngoài ra, xương hàm cần không bị tổn thương hay có tình trạng viêm nhiễm ở vị trí trồng răng. Nếu không, nguy cơ nhiễm trùng sau khi cấy ghép là rất cao, khiến cho trụ Implant bị đào thải sớm.

Tiêu xương hàm có trồng răng được hay không

Xương hàm cần đủ tiêu chuẩn mới có thể cấy ghép Implant

2. Tiêu xương có trồng răng được hay không

Người bị tiêu xương do mất răng lâu năm vẫn có thể phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép răng Implant. Về bản chất, tiêu xương hàm không đủ điều kiện để cấy trụ do cả mật độ và chất lượng xương đều đã bị suy giảm. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của nha khoa, hiện tượng trên hoàn toàn có thể khắc phục bằng phương pháp ghép xương hoặc nâng xoang.

Sau khi thực hiện hai thủ thuật trên, mật độ và chất lượng xương hàm đều sẽ được cải thiện. Bác sĩ có thể tiến hành đặt trụ Implant vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng thật. Đợi đến khi trụ Implant liên kết chặt chẽ với các xương, bác sĩ sẽ gắn Abutment và lắp răng sứ lên trên.

Khi hoàn tất quá trình phục hình răng, tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai sẽ có được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, trồng Implant còn giúp ngăn chặn tiêu xương tiếp diễn do trụ Implant sẽ truyền lực tác động từ quá trình ăn nhai hàng ngày lên xương hàm và kích thích sự phát triển của xương.

3. Biện pháp xử lý đối với trường hợp tiêu xương khi trồng răng

Đối với những người bị tiêu xương, bác sĩ sẽ tiến hành nâng xoang và ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép trụ vào trong xương hàm:

– Nâng xoang:

Nâng xoang được bác sĩ thực hiện với mục đích tăng thể tích xương hàm trên ở vùng răng sau (răng cối nhỏ và răng cối lớn) bằng cách nâng màng xoang. Bác sĩ sẽ đặt xương tự thân, xương nhân tạo hoặc xương hỗn hợp vào giữa màng xoang và bề mặt xương vùng đáy xoang hàm.

Điều đó góp phần giúp ca cấy ghép Implant diễn ra suôn sẻ. Thủ thuật trên được chỉ định trong trường hợp thiếu chiều cao xương để phẫu thuật đặt Implant vùng các răng hàm trên liên quan đến xoang hàm hoặc xoang hàm có cấu trúc đặc biệt.

– Ghép xương:

Cấy ghép xương là kỹ thuật lấy xương tự thân, xương nhân tạo dạng khối (block) hoặc bột và màng để ghép vào vùng xương hàm mất răng. Mục đích của thủ thuật trên là tăng kích thước xương cần thiết, nhằm đảm bảo nâng đỡ được trụ Implant, giúp trụ ổn định trong xương hàm. Ghép xương được áp dụng trong trường hợp xương hàm bị thiếu chiều cao, chiều rộng hoặc khối lượng cần thiết để trồng răng Implant.

Ghép xương hàm

Ghép xương hàm

4. Những điều cần lưu ý khi trồng răng trong trường hợp tiêu xương

Nếu trồng răng Implant trong trường hợp bị tiêu xương hàm, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Trồng răng tại địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo được các tiêu chí như bác sĩ giỏi, ứng dụng công nghệ tiến tiến, sử dụng vật liệu trồng răng chính hãng…

– Không được hút thuốc, sử dụng rượu, bia trong quá trình trồng răng bởi sẽ làm tăng nguy cơ đào thải.

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để xương hàm thêm chắc khỏe.

– Tránh để vật nhọn đâm vào vùng mới cấy ghép vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

– Không được để thức ăn đọng lại ở vị trí mới cấy ghép.

– Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra mức độ tích hợp của xương nhân tạo và trụ Implant.

– Đến nha khoa để xử lý ngay nếu phát hiện những bất thường như chảy mủ, đau nhức dữ dội, chảy máu kéo dài.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đào thải trụ Implant

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đào thải trụ Implant

Qua bài viết trên của Nha Khoa Paris, chắc hẳn các bạn đều đã nắm được rõ tiêu xương có trồng răng được hay không. Tóm lại, việc trồng răng Implant vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, trước khi cấy trụ, bạn cần tiến hành ghép xương hoặc nâng xoang để đảm bảo chất lượng xương hàm. Đây đều là những kỹ thuật phức tạp nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi và có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị tiêu xương hàm
Nhổ răng bao lâu tiêu xương, biện pháp phòng tránh hiệu quả

Nhổ răng bao lâu tiêu xương, biện pháp phòng tránh hiệu quả

Nhổ răng thường được chỉ định trong trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng, gãy vỡ lớn chỉ còn chân răng… Sau khi nhổ răng, nếu không có

Ngày 14/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Giải đáp: Bị tiêu xương hàm có niềng răng được hay không

Tiêu xương hàm xảy ra khi mật độ và chất lượng xương hàm đều bị suy giảm. Tình trạng trên khiến nướu bị teo lại và ảnh hưởng nhiều đến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Tổng hợp các cách chữa tiêu xương răng hiệu quả nhất

Tổng hợp các cách chữa tiêu xương răng hiệu quả nhất

có rất nhiều cách chữa tiêu xương răng do sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực cải thiển sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Mỗi phương

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm răng là gì? nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu xương hàm là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, khiến vùng xương chân răng bị tiêu biến đi và có nguyên nhân chính là từ tình

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm có thật sự cần thiết?

Điều trị bệnh tiêu xương hàm là một trong những việc làm cấp thiết nhằm khắc phục sự suy giảm mật độ tế bào, thể tích xương hàm. Điều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tình trạng tiêu xương hàm có nguy hiểm hay không? Biện pháp khắc phục

Tiêu xương hàm xảy ra khi cả mật độ và chất lượng của xương đều bị suy giảm đi đáng kể. Đây là tình trạng mà hầu hết những người bị mất

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền